Hiện tượng đục thủy tinh thể ở trẻ sơ sinh là hiện tượng xảy ra từ khi trẻ chào đời. Vậy bệnh lý này bao gồm các dạng như thế nào, có chữa trị được không,…cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề này qua bài viết bên dưới.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh
1.1. Khái niệm đục thủy tinh thể sơ sinh?
Bệnh lý đục thể thủy tinh bẩm sinh là trường hợp xảy ra với các em bé sơ sinh, khi sinh ra ở trong vùng thấu kính của mắt đã có hiện tượng như đám mây che phủ. Lúc này, mắt không còn trong suốt và là nơi hội tụ ánh sáng như trước.
Đa số các trường hợp đục thủy tinh thể bẩm sinh ở trẻ em đều sẽ xảy ra với một bên mắt. Điều đó có nghĩa là 1 bên mắt còn lại sẽ khỏe mạnh, và có tầm nhìn tốt hơn nhiều. Trường hợp đục thủy tinh thể bẩm sinh cũng thường sẽ xảy ra vào khoảng 6 tháng đầu kể từ khi sinh ra.
1.2. Một số trường hợp đục thủy tinh thể sơ sinh?
1.2.1. Hiện tượng đục thủy tinh thể cực trước
Khi bị mắc bệnh đục thủy tinh thể dạng này, phần bị đục sẽ nằm ở vị trí phần trước của ống kính trong mắt. Dạng đục thủy tinh thể này được xem là có sự liên kết với các dấu hiệu di truyền từ gia đình.
1.2.2. Hiện tượng đục thủy tinh thể ở cực sau
Ngược lại với đục thủy tinh thể ở cực trước, hiện tượng đục thủy tinh thể ở phía cực sau sẽ nằm ở vị trí phía sau của ống kính trong mắt. Dạng đục thể thủy tinh này cũng có sự liên kết với tiền sử di truyền của gia đình.
1.2.3. Đục thủy tinh thể dạng hạt nhân
Đây là một trong những dạng đục thủy tinh thể sơ sinh phổ biến nhất. Khi bị đục thủy tinh thể dạng hạt nhân, các tinh thể hạt nhân sẽ xuất hiện ở khu vực trung tâm của mắt.
1.2.4. Hiện tượng đục thủy tinh thể Cerulean
Hiện tượng này thường được phát hiện trong cả 2 bên mắt của trẻ sơ sinh và thường được phân biệt bởi các dạng chấm nhỏ, chấm xanh ở bên trong mắt. Dạng đục thủy tinh thể này cũng có sự liên quan đến tiền sử di truyền trong gia đình.
2. Những nguyên nhân nào gây ra đục thủy tinh thể bẩm sinh
Bệnh lý đục thủy tinh thể bẩm sinh thường xuất phát từ rất nhiều các nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh lý này đó là:
– Trẻ sơ sinh bị hội chứng loạn sản sụn.
– Trẻ bị rubella từ khi sinh ra.
– Trẻ mắc hội chứng Conradi, bệnh Down.
– Hiện tượng loạn sản ngoại bì.
– Tiền sử trong gia đình có thành viên bị đục thủy tinh thể bẩm sinh.
– Trẻ bị thiếu galactose trong máu.
– Một số hội chứng như: hội chứng Hallerman – Streiff, hội chứng Lowe, hội chứng Pierre – Robin,…
3. Các biểu hiện khi trẻ bị bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh
Khi trẻ sơ sinh bị mắc đục thủy tinh thể từ khi sinh ra, trẻ sẽ xuất hiện một số biểu hiện điển hình như sau:
– Thị lực của trẻ bị suy giảm: điều này cần thực hiện bước đo thị lực mắt để xác định được độ mờ đục. Thị lực lúc này sẽ giảm tỉ lệ thuận so với mức độ thủy tinh thể bị đục.
– Hiện tượng lóa mắt, lác mắt: hiện tượng này sẽ được bác sĩ chẩn đoán qua các bước thăm khám.
– Trẻ không biết nhìn theo sự vật được đưa ra trước mắt.
Lúc này, để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với trẻ, cha mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để tìm hiểu về các nguyên nhân, thực hiện các xét nghiệm cần thiết.
4. Cần điều trị bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh như thế nào?
Đối với bệnh đục thủy tinh thể lúc bẩm sinh thì biện pháp sử dụng phẫu thuật thay thủy tinh thể tự nhiên bằng thủy tinh thể dạng nhân tạo là biện pháp có hiệu quả cao. Nên thực hiện biện pháp phẫu thuật vào thời gian khi trẻ dưới 2 tháng tuổi. Trong trường hợp trẻ bị đục thủy tinh thể dạng đơn phương, phẫu thuật cần thực hiện vào khoảng 6 tuần sau khi sinh. Ngược lại, nếu trẻ bị đục thủy tinh thể ở cả 2 bên mắt, thì cần thực hiện phẫu thuật đục thủy tinh thể càng sớm càng tốt, ở trong vòng tháng đầu kể từ khi trẻ sinh ra.
4.1. Một số lưu ý cần biết trước khi phẫu thuật đục thủy tinh thể cho trẻ sơ sinh
– Nên thực hiện lấy bỏ các đục ở thủy tinh thể muộn nhất trong vòng 1 năm đầu đời, nếu không sẽ làm ảnh hưởng tới thị lực của trẻ và không thể nào hồi phục lại như ban đầu được.
– Khi trẻ bị đục thủy tinh thể thì thường sẽ có xu hướng đi kèm với những bệnh lý khác.
– Việc điều trị đục thủy tinh thể bẩm sinh cho trẻ còn phụ thuộc vào các hình thái và độ nặng nhẹ của tình trạng mờ đục trong mắt. Cần chú ý tới những biến chứng có thể gặp sau khi phẫu thuật đục thủy tinh thể cho trẻ.
4.2. Thực hiện phẫu thuật đục thủy tinh thể sơ sinh như thế nào?
– Loại bỏ đục thủy tinh thể bằng cách hút các thể thủy tinh.
– Thực hiện lấy thể thủy tinh mà không đặt kính nội nhãn bên trong mắt bằng cách sử dụng dụng cụ cắt dịch kính thao tác qua vết mổ nhỏ ở phần rìa mắt.
– Thực hiện lấy thể thủy tinh và đặt thấu kính dạng mềm vào mắt qua vết mổ ở rìa giác mạc.
5. Chăm sóc trẻ sau phẫu thuật điều trị đục thủy tinh thể như thế nào?
Sau khi thực hiện xong phẫu thuật điều trị đục thủy tinh thể sơ sinh, trẻ cần được đi thăm khám và theo dõi định kỳ với bác sĩ nhãn khoa. Nếu có bất cứ các dấu hiệu bất thường nào xảy ra, trẻ cần được điều trị càng sớm càng tốt.
Cha mẹ cũng cần chăm sóc, giữ gìn vệ sinh vùng mắt sau phẫu thuật cho trẻ cẩn thận, có thể sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt để ngăn ngừa việc nhiễm trùng.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên lựa chọn địa chỉ thăm khám và thực hiện phẫu thuật đục thủy tinh thể cho trẻ uy tín, có nhiều bác sĩ chuyên khoa giỏi để đảm bảo an toàn cho cuộc phẫu thuật.
Liên hệ ngay tới Thu Cúc TCI để được tư vấn và đặt lịch thăm khám với bác sĩ nhãn khoa đầu ngành nhé.