Dị ứng paracetamol vẫn có thể tiêm vacxin được!

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Minh Vỹ

Trưởng phòng Khám sức khỏe

Paracetamol lại là một thành phần quan trọng được khuyến nghị sử dụng sau khi tiêm vacxin để giúp giảm nhẹ tác dụng phụ sau tiêm chủng. Vì vậy, khi đứng trước quyết định tiêm phòng, dị ứng Paracetamol có tiêm vacxin được không là câu hỏi nhiều người quan tâm.

Menu xem nhanh:

1. Tìm hiểu về dị ứng Paracetamol

1.1 Paracetamol là gì?

Paracetamol (hay còn có tên gọi khác là acetaminophen) là một loại thuốc giảm đau, hạ sốt không kê đơn. Thuốc được sử dụng để điều trị các cơn đau từ nhẹ đến trung bình, bao gồm đau đầu, đau lưng, đau bụng kinh, đau cơ, hạ sốt.

Paracetamol là một loại thuốc giảm đau, hạ sốt không kê đơn

Paracetamol là một loại thuốc giảm đau, hạ sốt không kê đơn

Paracetamol hoạt động bằng cách ức chế hoạt động của cyclooxygenase (COX), một loại enzyme chịu trách nhiệm sản xuất prostaglandin (những chất hóa học gây đau, sốt và viêm).

1.2 Triệu chứng dị ứng Paracetamol

Paracetamol là một thành phần được coi là an toàn khi sử dụng theo liều lượng khuyến nghị, tuy nhiên một số người vẫn có thể có phản ứng dị ứng khi tiếp xúc với nó. Các triệu chứng của dị ứng Paracetamol có thể bao gồm:

– Phát ban trên da

– Ngứa

– Sưng mặt

– Sưng môi, lưỡi hoặc cổ họng

– Khó thở

– Tức ngực

– Chóng mặt

– Nhịp tim nhanh

– Đột ngột tăng huyết áp

– Đột ngột hạ thân nhiệt

Trong trường hợp xuất hiện các phản ứng bất thường sau khi sử dụng Paracetamol, người dùng nên ngưng dùng thuốc, uống nhiều nước và theo dõi biểu hiện của cơ thể. Nếu triệu chứng không giảm hoặc ngày càng trở nên nặng nề, hãy ngay lập tức đến bệnh viện để nhận sự hỗ trợ từ các bác sĩ chuyên khoa.

2. Dị ứng Paracetamol có tiêm vacxin được không?

2.1. Vai trò của Paracetamol trong tiêm vacxin

Trong tiêm vacxin, Paracetamol thường được sử dụng để giúp giảm đau, hạ sốt. Đau tại vị trí tiêm và sốt là hai phản ứng bình thường của hệ thống miễn dịch khi vacxin được đưa vào cơ thể.

Ngoài ra, Paracetamol cũng có vai trò làm giảm viêm, giúp cho quá trình hồi phục sau khi tiêm vacxin diễn ra thuận lợi hơn. Điều này rất quan trọng vì sẽ giúp người tiêm cảm thấy dễ chịu hơn trong quá trình hồi phục sau khi tiêm vacxin.

2.2. Giải đáp dị ứng Paracetamol có tiêm vacxin được không?

Paracetamol đóng vai trò quan trọng trong việc giảm đau và giảm sốt sau khi tiêm vacxin. Bởi vậy, dị ứng Paracetamol có tiêm vacxin được không là câu hỏi rất nhiều người quan tâm

Dị ứng Paracetamol có tiêm vacxin được không là câu hỏi rất nhiều người quan tâm

Dị ứng Paracetamol có tiêm vacxin được không là câu hỏi rất nhiều người quan tâm

Nếu không thể sử dụng Paracetamol, vẫn có nhiều lựa chọn khác để giảm đau và hạ sốt sau tiêm vacxin. Vì thế, nếu bị dị ứng Paracetamol, bạn không cần quá lo lắng mà vẫn có thể thực hiện tiêm chủng như bình thường.

Để bảm bảo an toàn hơn, trong quá trình tiêm chủng hãy thông báo với bác sĩ về tình trạng dị ứng của bạn để bác sĩ nắm được thông tin quan trọng và hướng dẫn bạn cách giảm đau, giảm sốt không dùng Paracetamol phù hợp.

2.3. Dị ứng với Paracetamol, bị phản ứng phụ sau tiêm nên dùng thuốc gì?

Khi gặp phản ứng phụ là sốt sau tiêm chủng, ban đầu nếu sốt nhẹ bạn có thể giảm sốt bằng cách chườm ấm, mặc quần áo thoáng, thấm hút mồ hôi, nghỉ ngơi nhiều hơn. Nếu tình trạng sốt không thuyên giảm, cần sử dụng thuốc để điều trị, hãy sử dụng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bạn cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn hiệu quả

Bạn cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn hiệu quả

Khi không thể sử dụng Paracetamol để giảm đau, hạ sốt, bác sĩ có thể hướng dẫn cho bạn sử dụng các loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs). Dưới đây là một số thông tin chi tiết về các loại thuốc kháng viêm không steroid phổ biến.

– Ibuprofen:

Hoạt động bằng cách ngăn chặn sự sản xuất của các chất tự nhiên gây viêm trong cơ thể, giúp giảm sưng, đau và sốt. Việc sử dụng Ibuprofen cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ hoặc hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo an toàn, tránh tác dụng phụ.

Lưu ý, Ibuprofen không sử dụng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi mà không có chỉ định của bác sĩ. Trẻ em thường dùng Ibuprofen ở dạng hỗn dịch, vì thế, cần lắc kỹ lọ thuốc trước khi sử dụng, sử dụng dụng cụ đong thuốc chính xác để tránh quá liều hoặc thiếu liều. Đồng thời, tránh uống Ibuprofen khi đang sử dụng các loại thuốc khác cũng chứa Ibuprofen.

– Aspirin:

Aspirin, hay còn gọi là acid acetylsalicylic, hoạt động bằng cách ức chế enzym COX để giảm đau, hạ sốt. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Aspirin có khá nhiều tác dụng phụ, đặc biệt ở trẻ em, bao gồm giảm thính lực thoáng qua, hội chứng Reye (bệnh lý não-gan rất nguy hiểm), viêm gan có tăng transaminase, thiếu máu tán huyết liên quan đến thuốc,… Khi sử dụng Aspirin, nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời, uống khi đã ăn no hoặc kèm thuốc giảm tiết acid dạ dày để hạn chế tác dụng phụ trên dạ dày.

– Giảm đau, hạ sốt bằng thuốc kháng viêm không steroid khác:

Các NSAIDs khác như meloxicam, piroxicam cũng có tác dụng giảm đau, hạ sốt trong nhiều tình trạng khác nhau. Tuy nhiên, chúng chỉ nên được sử dụng trong thời gian ngắn, khi không còn lựa chọn nào khác và theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế tác dụng phụ gây tổn thương cho gan, dạ dày và hệ tim mạch.

Trên đây là những thông tin quan trọng giúp bạn giải đáp dị ứng Paracetamol có tiêm vacxin được không và nên làm gì trong trường hợp này. Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn giải đáp được những thắc liên quan đến dị ứng Paracetamol và tiêm vacxin.

Trong trường hợp dị ứng với Paracetamol, trước khi quyết định sử dụng thuốc thay thế, hãy thảo luận với bác sĩ của bạn để nhận được chỉ định phù hợp dựa trên tình tạng sức khỏe cá nhân, đồng thời đảm bảo rằng việc sử dụng thuốc không gây ra các vấn đề y tế khác.

Với khách hàng thực hiện tiêm chủng tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI, trước khi tiêm chủng, bạn sẽ được khám sàng lọc với bác sĩ tiêm chủng. Điều này giúp bác sĩ có thể nắm rõ thông tin về tình trạng sức khỏe của bạn, từ đó đưa ra chỉ định tiêm vacxin phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ được bác sĩ tư vấn và hướng dẫn chi tiết về cách đối phó với tác dụng phụ sau khi tiêm vacxin tương ứng với tình trạng của bạn, giúp bạn được an toàn khi tiêm chủng.

Để đăng ký tiêm chủng vacxin uy tín và an toàn, bạn đọc vui lòng liên hệ tới Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được hỗ trợ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital