Đau nhức xương, coi chừng thiếu vi chất tạo xương

(Dân trí) – Vi chất tạo xương có vai trò quan trọng trong việc hình thành và củng cố xương. Thiếu hụt chất tạo xương có thể gây nên tình trạng xương bị đau nhức kéo dài.

Đau nhức xương kéo dài không rõ nguyên nhân liệu có nguy hiểm?

Chị L.T.T (20 tuổi) gặp tình trạng đau xương cẳng tay hơn 1 tháng nay. Không chỉ vậy, thỉnh thoảng chị còn gặp hiện tượng chuột rút, tê mỏi vùng lưng, vai gáy mỗi khi phải giữ nguyên một tư thế quá lâu.

đau nhức xương

Chị L.T.T bị cơn đau nhức xương hành hạ đã hơn 1 tháng nay (Ảnh: TCI).

Những cơn đau xương khiến chị cảm thấy mệt mỏi, không thể tập trung làm việc. Ngoài ra, cơn đau còn khiến chị cảm thấy hoang mang, lo lắng cho sức khỏe của mình. Có rất nhiều giả thuyết được chính người bệnh đặt ra trước khi đi khám như: loãng xương, u xương, ung thư xương,…

Khi đến thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI, chị T. được khám lâm sàng với bác sĩ chuyên khoa và làm các xét nghiệm cơ bản như chụp Xquang, siêu âm, xét nghiệm máu. Sau khi có kết quả, bác sĩ kết luận chị bị thiếu vi chất dinh dưỡng tạo xương.

Một trường hợp khác khi đến khám tại Thu Cúc TCI cũng có dấu hiệu đau nhức xương cẳng chân là bé P.T.M (10 tuổi). Ở nhà, bố mẹ bé phát hiện con bị rụng tóc nhiều, giấc ngủ chập chờn, hay kêu đau nhức chân, nhất là sau khi đi học về. Sau thăm khám, bác sĩ cũng chẩn đoán bé bị thiếu vi chất tạo xương, điển hình là thiếu vitamin D.

đau nhức xương

Dấu hiệu thiếu chất tạo xương ở trẻ có thể là đau nhức xương và rụng tóc (Ảnh: TCI).

Hậu quả của việc thiếu vi chất tạo xương

Sự thiếu hụt các vi chất tạo xương sẽ làm giảm khoáng hóa xương, gây bệnh còi xương ở trẻ em và chứng nhuyễn xương ở người lớn, có thể góp phần gây loãng xương.

Ở trẻ nhỏ, bệnh còi xương làm mềm toàn bộ sọ (bệnh nhũn sọ). Khi sờ nắn, xương chẩm và xương đỉnh sau có thể thụt vào dễ dàng.

Ở trẻ em từ 1 đến 4 tuổi, sụn khớp ở các đầu dưới của xương quay, xương trụ, xương chày và xương mác phồng to; gây gù vẹo cột sống, và chậm biết đi.

Bệnh nhuyễn xương ở người lớn có khuynh hướng gây gãy xương, đặc biệt là ở người cao tuổi.

Lời khuyên của chuyên gia khi phát hiện bất thường trong xương khớp

Theo bác sĩ Trần Thị Huân, Trưởng khoa Dinh dưỡng – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, một chế độ dinh dưỡng hợp lý và lành mạnh sẽ giúp cho xương khớp phát triển khỏe mạnh, giảm viêm và ngăn ngừa tổn thương, giảm áp lực cho xương, cải thiện triệu chứng của các bệnh viêm khớp.

đau nhức xương

Cần bổ sung sớm các vi chất tạo xương để bảo vệ xương khớp của bạn (Ảnh: TCI).

Những chất dinh dưỡng cần thiết để xương phát triển khỏe mạnh bao gồm:

Canxi là thành phần được tìm thấy trong xương. Sự có mặt của canxi giúp cho việc tạo xương diễn ra thuận lợi hơn và làm chậm tốc độ mất xương. Đây là hai cơ chế diễn ra trong suốt cuộc đời của mỗi người. Vì vậy, một chế độ ăn giàu canxi là cần thiết để bảo vệ cấu trúc và duy trì sức mạnh cho xương.

Vitamin D là thành phần có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hấp thụ canxi của cơ thể. Nhiều nghiên cứu cho thấy, thiếu hụt vitamin D trong thời gian dài có liên quan trực tiếp đến quá trình khử khoáng trong xương, làm xương mất nhiều khoáng chất quan trọng và yếu đi. Do đó, việc bổ sung đầy đủ vitamin D là rất cần thiết.

Vitamin K có khả năng làm tăng mật độ khoáng chất trong xương, giúp giảm đáng kể nguy cơ loãng xương và gãy xương. Chất dinh dưỡng này thường được tìm thấy trong cải bó xôi, măng tây, cần tây, dầu oliu, bơ, cà rốt…

Kẽm là khoáng chất vi lượng cần thiết cho sự hình thành và phát triển của xương, ngăn ngừa sự phân hủy quá mức để bảo vệ xương chắc khỏe. Thành phần dinh dưỡng này thường được tìm thấy trong thịt bò, tôm, rau chân vịt, hàu, hạt bí ngô…

Phốt pho là một phần khoáng chất của xương, giữ vai trò quan trọng trong quá trình hủy xương và sự tăng trưởng xương. Do đó, các loại thực phẩm giàu phốt pho bao gồm: đậu nành, cá, thịt, trứng, sữa, các loại đậu, ngũ cốc… cũng cần được chú ý bổ sung đầy đủ.

đau nhức xương

Mỗi người nên đi khám định kỳ để sớm phát hiện tình trạng thừa, thiếu vi chất (Ảnh: TCI).

Tại Thu Cúc TCI, các trường hợp người bệnh được xác định thiếu hụt chất tạo xương sẽ được cho bổ sung bằng đường uống. Liều lượng và thời gian uống tùy thuộc vào tình trạng thiếu hụt cũng như độ tuổi của từng người bệnh.

Theo bác sĩ Huân, Thu Cúc TCI, ngoài chế độ dinh dưỡng, để xương chắc khỏe, bạn cũng nên thực hiện một lối sống lành mạnh như thường xuyên vận động, hạn chế rượu bia và không hút thuốc.

“Quan trọng nhất, mọi người nên chú trọng đi khám định kỳ ít nhất 6 tháng/lần. Việc khám sức khỏe định kỳ ở cả người lớn và trẻ em là cách tầm soát và bảo vệ sức khỏe hiệu quả trước các bệnh lý tiềm ẩn. Đặc biệt, đối với trẻ em ở những lứa tuổi tiền dậy thì, dậy thì, việc khám sức khỏe tổng quát có thể giúp sớm phát hiện những thiếu hụt về vi chất dinh dưỡng. Từ đó, bác sĩ có thể chỉ định bổ sung kịp thời, giúp trẻ tăng trưởng tối ưu”, bác sĩ Huân chia sẻ thêm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital