Lẹo ở mắt là tình trạng vùng lông mi bị viêm cấp tính, mí mắt bị sưng to ảnh hưởng đến tầm nhìn và khả năng quan sát của người mắc. Bài viết dưới đây cung cấp những thông tin về căn bệnh lẹo mắt cũng như cách chữa dành cho những ai cần tìm hiểu.
Menu xem nhanh:
1.Tìm hiểu chung về vấn đề lẹo mắt
1.1. Khái niệm về lẹo ở mắt
Lẹo mắt hay còn gọi là mụt lẹo là tình trạng nhiễm khuẩn cục bộ khiến cho xung quanh rìa bờ mi bị sưng đỏ. Lẹo ở mắt thường gây ra cảm giác đau, mắt bị sưng đỏ kèm theo ra nhiều mủ, ghèn xanh.
Những khối lẹo thường nổi lên sát với bờ mi mắt, có những khối lẹo xuất hiện phía mi trên gọi là lẹo mắt trên, xuất hiện ở mí mắt dưới gọi là lẹo mắt dưới. Nhìn bên ngoài nốt lẹo khá giống mụn nhọt thông thường, sau khi phát triển sẽ vỡ ra nhưng chưa chắc người mắc đã khỏi hoàn toàn mà có thể lên lẹo ở vị trí khác trên bờ mi. Thông thường lẹo mắt không ảnh hưởng gì nhiều đến thị lực nhưng ảnh hưởng đến tầm nhìn nếu lẹo sưng to và gây đau nhức.
Có thể chia lẹo mắt thành 3 loại như sau:
– Lẹo ở ngoài mí mắt là lẹo xuất hiện ở phía bên ngoài bờ mi, phần lớn nguyên nhân do nhiễm trùng từ tuyến Zeiss
– Lẹo ở trong mi mắt là lẹo xuất hiện ở trong bờ mi, đa phần là do nhiễm trùng từ tuyến Meibomius
– Đa lẹo tức là mắt xuất hiện cùng lúc nhiều lẹo trên một mi mắt, hai mi mắt hoặc thậm chí là cả hai mắt
Đa phần những trường hợp bị lẹo mắt có thể tự khỏi được, mụt lẹo biến mất sau một vài ngày mà không cần điều trị gì thì không có vấn đề gì cần phải lo lắng. Nhưng trường hợp lẹo tái đi tái lại dai dẳng, không thể điều trị dứt điểm được thì cần phải nghĩ đến những bệnh lý khác và cần đi khám để được chẩn đoán bệnh.
Có nhiều trường hợp bị lẹo sưng nhưng không xẹp hoàn toàn mà bị tắc sẽ có thể biến thành chắp mắt.
Vi khuẩn là nguyên nhân chính có thể gây nên lẹo mắt nên bệnh có thể lây truyền sang cho người khác. Chính vì vậy, để hạn chế lây truyền bệnh này, mọi người cần có ý thức:
– Giữ gìn vệ sinh riêng và chung sạch sẽ
– Luôn rửa tay sạch và bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn, vi khuẩn
– Không dùng chung đồ dùng cá nhân với nhiều người.
Chính vì lẹo mắt có thể tự khỏi được nên người mắc không cần quá lo lắng về bệnh. Trong thời gian lẹo sưng lên có thể gây cảm giác đau nhức khó chịu thì người bệnh có thể giảm đau sưng bằng cách chườm ấm và nhỏ mắt theo chỉ dẫn của bác sĩ.
1.2. Nguyên nhân gây ra lẹo ở mắt và những triệu chứng
Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm nhiễm cấp tính vùng mi mắt xuất phát từ một loại tụ cầu khuẩn hoặc do vi khuẩn staphylocoque tấn công vào mắt gây nên. Qua mắt thường cũng có thể dễ dàng quan sát thấy lẹo mắt mọc lên ở vùng lông mi. Ngoài nguyên nhân do vi khuẩn, tụ khuẩn gây nên, lẹo mắt cũng có thể do những tác nhân bên ngoài gây nên như:
– Dùng các loại mỹ phẩm vùng mắt kém chất lượng hoặc đã quá hạn sử dụng như phấn mắt, chì kẻ mắt, kem dưỡng da mắt,…
– Bị lây lẹo mắt từ người khác do sử dụng chung khăn rửa mặt
– Dùng tay bẩn, nhiều vi khuẩn chạm vào mắt khi thay kính áp tròng hoặc do thói quen hay chạm vào mắt, hay dụi mắt
– Ăn quá nhiều đồ cay và nóng khiến cho cơ thể bị rối loạn chuyển hóa cũng là một trong những nguyên nhân có thể khiến cho mắt bị lên lẹo
– Những người bị viêm mi mắt mạn tính cũng rất dễ bị lên lẹo
Khi đã bị lẹo ở mắt, có thể nhận thấy qua những dấu hiệu, triệu chứng như sau:
– Chảy nhiều nước mắt
– Nhìn vào ánh sáng cảm thấy bị chói và nhạy cảm
– Mí mắt bị sưng tấy, đỏ và cảm thấy tức tức mắt hoặc đau
Một số người lại có thêm những dấu hiệu khác nhau khi bị lên lẹo ngoài những dấu hiệu cơ bản kể trên.
2. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ và cách điều trị
2.1. Những trường hợp bị lên lẹo cần phải đi gặp bác sĩ
Thông thường lẹo mắt có thể tự khỏi được và không gây ảnh hưởng gì đến thị lực, tuy nhiên cũng có trường hợp người bệnh không giữ gìn để mắc phải những yếu tố khiến bệnh tăng nặng hơn như:
– Dùng tay bẩn chạm vào mắt như dụi mắt, gãi mắt, thay kính áp tròng…
– Không tẩy trang lớp trang điểm mắt mà để qua đêm
– Sử dụng mỹ phẩm cho mắt đã quá hạn sử dụng hoặc hàng chất lượng kém
– Dùng chung đồ dùng cá nhân với nhiều người khác
– Sử dụng nguồn nước không sạch hoặc ở trong môi trường bị ô nhiễm
Nếu bị lẹo mắt mà kèm thêm những triệu chứng sau thì cần phải đi khám ngay:
– Người mắc lẹo bị sốt
– Thị lực sau khi bị lẹo gặp vấn đề
– Lẹo không có dấu hiệu giảm dần trong 3 ngày, thậm chí còn có xu hướng tăng nặng hơn
– Cảm giác sưng đau lan ra những vùng lân cận khác
– Lẹo bị vỡ kèm theo máu
Nếu có những biểu hiện trên, có thể người bệnh không chỉ mắc lẹo mắt thông thường mà có thể là những bệnh lý khác, cần đi khám sớm để được làm xét nghiệm chẩn đoán chính xác bệnh lý mình mắc phải để có hướng điều trị.
2.2 Cách điều trị lẹo mắt
Chấn đoán lẹo mắt bằng cách quan sát với mắt thường các nốt nhỏ nổi lên trên mí mắt. Bác sĩ sẽ dùng đèn soi và kính lúp để soi những nốt nhỏ trên mi xem có phải lẹo hay không. Thêm vào đó, bác sĩ có thể hỏi thêm một số triệu chứng mà người bệnh đang mắc phải để chẩn đoạn bệnh này.
Thông thường, lẹo mắt khá lành tính nên người mắc hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà được. Những cách chữa trị lẹo mắt tại nhà có thể áp dụng như:
– Chườm ấm mắt giúp giảm sưng đau
Vì lẹo mắt có thể tự khỏi được nên những gì người bệnh cần làm là giúp cho cơ thể không bị quá khó chịu với cảm giác sưng đau gây ra do lẹo. Việc chườm ấm thường xuyên có thể giúp mắt cảm thấy bớt đau và dễ chịu hơn. Hãy dùng khăn ấm sạch để chườm lên vùng mắt từ 5-10 phút. Nếu khăn nguội cần làm ấm lại rồi tiếp tục chườm cho đủ thời gian. Ngày có thể chườm 3 lần liên tục trong 3-5 ngày sẽ cảm nhận được cơn đau nhức giảm đi dần dần. Việc chườm ấm này có giúp giải phóng tuyến dầu ở mắt, hỗ trợ mắt nhanh khỏi hơn, không bị phát triển thành chắp.
– Dùng thuốc khánh sinh theo kê đơn của bác sĩ
Nếu như bác sĩ nhận định trường hợp lẹo nào cần phải dùng thuốc kháng sinh thì bệnh nhân sẽ được tra thuốc mỡ mắt để giúp tình trạng bệnh nhanh chóng thuyên giảm. Nếu bệnh không đỡ hơn thì có thể phải tiến hành chích lẹo.
Trên đây là những thông tin về vấn đề lẹo ở mắt và cách điều trị tại nhà, hy vọng sẽ cung cấp những thông tinh hữu ích cho bạn đọc.