Bệnh bạch hầu là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, được gây ra bởi tác nhân là vi khuẩn bạch hầu. Do đó, biện pháp tốt nhất để phòng tránh sự lây nhiễm và hạn chế biến chứng nguy hiểm của bệnh lý này là thực hiện tiêm vaccine bạch hầu theo đúng khuyến cáo.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về bệnh bạch hầu
1.1. Đối tượng dễ mắc bệnh bạch hầu
Đa số người mắc bệnh bạch hầu là trẻ nhỏ, tuy nhiên nếu chưa tiêm vắc xin thì bệnh lý này có thể gặp ở mọi đối tượng. Bệnh có thể lây nhiễm qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi từ người bệnh. Ngoài ra, nếu bạn để cho vết thương hở tiếp xúc với vi khuẩn thì nguy cơ bị mắc bệnh cũng rất cao.
Bên cạnh đó, những người bị suy giảm miễn dịch hoặc người sống trong môi trường mất vệ sinh suốt thời gian dài cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.
Bệnh bạch hầu ban đầu sẽ có những biểu hiện giống tình trạng bị cảm lạnh như: Sốt, ho, đau họng, ớn lạnh… Tuy nhiên triệu chứng này sẽ nặng hơn và không có dấu hiệu thuyên giảm khi uống thuốc. Điều này đã gây ra nhầm lẫn cho nhiều người, dẫn tới việc điều trị chậm trễ và bệnh có thời gian tiến triển nặng hơn.
1.2. Biến chứng của bệnh bạch hầu mà bạn cần lưu ý
Những đối tượng mắc bệnh nếu không điều trị kịp thời sẽ phải đối mặt với biến chứng do độc tố vi khuẩn gây ra, có thể kể đến như:
– Biến chứng hô hấp do giả mạc. Nếu không loại bỏ lớp giả mạc này, khi chúng ngày một dày lên có thẻ gây bít tắc và cản trở hô hấp của người bệnh.
– Biến chứng viêm cơ tim. Đây là biến chứng thường gặp khi đọc tố vi khuẩn tạo ra ngấm vào máu và theo dòng máu đi vào khắp cơ thể.
– Biến chứng thần kinh. Nếu độc tố đi qua đường máu có thể tác động lên hệ thần kinh gây biến chứng liệt cơ hoành, khó nuốt… Liệt cơ hoành có thể gây biến chứng viêm phổi, suy hô hấp.
– Ngoài ra, độc tố của vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae có thể gây nhiều biến chứng ở thận như hoại tử ống thận, thoái hóa thận…
2. Tìm hiểu thông tin về vaccine bạch hầu
2.1. Tầm quan trọng của việc tiêm vaccine bạch hầu
Theo thống kê, người bệnh nếu đã tiêm vaccine bạch hầu thì khả năng mắc căn bệnh này sẽ giảm đáng kể. Đặc biệt, tiêm vaccine bạch hầu là hoạt động vô cùng cần thiết nhằm cung cấp lượng đề kháng giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ.
Đồng thời, việc làm này sẽ góp phần nâng cao chất lượng sức khỏe cho cộng đồng, hạn chế được nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó, khi thực hiện tiêm phòng đầy đủ cũng sẽ giúp người dân hạn chế được chi phí điều trị các bệnh lý nếu không may mắc phải.
2.2. Đối tượng cần thực hiện tiêm vaccine bạch hầu
– Tiêm vaccine bạch hầu cho trẻ em: Mọi trẻ em cần tiêm phòng bệnh bạch hầu theo đúng liệu trình tiêm chủng. Liệu trình gồm 3 mũi tiêm cơ bản, các mũi tiêm cách nhau ít nhất một tháng từ khi trẻ được 2 tháng tuổi, mũi thứ 4 được tiêm nhắc lại khi trẻ được 18 tháng tuổi.
– Phụ nữ mang thai: Mỗi lần mang thai, mẹ bầu cần tiêm nhắc lại một liều vắc xin vào thời điểm trước khi mang thai 1 tháng. Việc này giúp bổ sung kháng thể cho người mẹ và truyền miễn dịch cho thai nhi.
– Người trưởng thành: Tác dụng phụ của vắc xin sẽ giảm dần theo thời gian. Vì vậy, với người trưởng thành, việc tiêm nhắc lại là yêu cầu quan trọng và rất cần thiết.
Vaccine bạch hầu được khuyến cáo cần tiêm cho mọi đối tượng. Tuy nhiên, có một số trường hợp cần cân nhắc không thực hiện tiêm loại vắc xin này:
– Trẻ nhỏ đang bị ốm, tình trạng sức khỏe không đảm bảo.
– Trẻ từng có dấu hiệu tổn thương hoặc phản ứng mạnh với những mũi vắc xin trước đó không nên tiêm nhắc lại.
– Trẻ từng có tiền sử sốc phản vệ, dị ứng với các vắc xin trước.
2.3. Một số lưu ý về tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine bạch hầu
Khi tiêm loại vắc xin này cơ thể có thể có những phản ứng nhất định, nên sau khi tiêm cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Sốt nhẹ dưới 38.5 độ C.
– Cảm giác đau và sưng đỏ ở vị trí tiêm.
Đây là những triệu chứng phổ biến nên sẽ tự khỏi sau khoảng 1 – 2 ngày.
Tuy nhiên, nếu có các triệu chứng bất thường của cơ thể như phát ban trên da, sốt cao trên 39 độ C, khó thở, tím tái đối với người lớn hoặc trẻ nhỏ bỏ ti mẹ, quấy khóc liên tục, li bì, hôn mê… cần thông báo ngay với bác sĩ để có cách điều trị kịp thời.
3. Cách phòng ngừa bệnh lý bạch hầu
Để phòng ngừa bệnh lý này hiệu quả, bạn có thể chủ động áp dụng thực hiện một số biện pháp dưới đây:
– Gia đình có trẻ nhỏ nên cho trẻ đi tiêm vắc xin dạng phối hợp, tiêm đủ liều và đúng lịch theo chương trình tiêm chủng.
– Với mỗi cá nhân nên xây dựng thói quen rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh mũi họng bằng nước muối hàng ngày. Nên che mũi miệng khi ho hoặc hắt hơi sổ mũi. Hạn chế tiếp xúc với người đang nghi ngờ nhiễm bạch hầu.
– Đảm bảo môi trường sống xung quanh sạch sẽ, thoáng mát, có đủ ánh sáng.
– Khi nghi ngờ bản thân có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu thì phải thông báo ngay cho người thân trong gia đình và cần cách ly kịp thời.
– Tránh để mọi người tiếp xúc trực tiếp và nên tới bệnh viện để khám, chẩn đoán và can thiệp điều trị kịp thời.
Có thể thấy rằng bệnh bạch hầu là căn bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, chúng ta có thể phòng ngừa bệnh lý này bằng cách chủ động tiêm vaccine bạch hầu.
Bài viết trên là những thông tin về bệnh bạch hầu và hoạt động tiêm vaccine bạch hầu. Mong rằng sau những thông tin được chia sẻ trên đã cung cấp cho bạn cách để có thể bảo vệ cho sức khỏe tốt. Bạn cũng đừng quên lựa chọn cơ sở uy tín để thực hiện tiêm phòng nhằm đảm bảo tính an toàn và hiệu quả. Nếu còn bất kỳ băn khoăn hay thắc nào, hãy liên hệ ngay tới Hệ thống y tế Thu Cúc TCI để được giải đáp một cách nhanh chóng nhé!