Có nên nhổ răng mọc thừa không?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Ngô Việt Anh

Bác sĩ Răng Hàm Mặt

Hàm răng của một người trưởng thành thông thường sẽ mọc đầy đủ với 32 chiếc răng. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp hàm răng mọc thêm một vài cái dư thừa. Vậy ta có nên nhổ răng mọc thừa ấy hay không và khi nào nên thực hiện nhổ?

1. Thế nào là tình trạng răng mọc thừa?

1.1 Tổng quan tình trạng răng mọc thừa

nhổ răng mọc thừa

Tình trạng răng mọc thừa phía ngoài hàm trên

Răng mọc thừa là những răng mọc thêm ngoài 32 răng vĩnh viễn trên cung hàm. Các răng thừa này thường mọc chen lấn vào kẽ hoặc lệch ra phía ngoài, phía trong hàm. Tình trạng răng mọc thừa phổ biến nhất là ở vị trí răng của hàm trên. Một số tình trạng mọc răng thừa điển hình như:

– Răng khểnh, răng mọc chồi: Đây là tình trạng răng mọc ra phía bên ngoài của răng chính và chen chúc nhau. Răng mọc thừa sẽ ở phía trên, có dáng dị dạng, không giống với các răng bình thường. Răng mọc dư này thường có kích thước nhỏ hơn răng vĩnh viễn và không đảm nhận bất kì chức năng nào.

Răng mọc lẫy: Tình trạng này thường xảy ra trong thời gian trẻ đang mọc răng vĩnh viễn. Đây chính là hiện tượng răng cửa ở hàm dưới bị mọc lệch so với tiêu chuẩn vị trí ở trên cung hàm.

nhổ răng mọc thừa

Tình trạng răng mọc dư thừa phía trong hàm trên

– Răng khôn: Đây là những răng mọc thừa nằm ở 4 góc trong cùng của 2 hàm trên, dưới. Răng khôn về bản chất không có nhiệm vụ rõ ràng. Chúng thường mọc lệch, mọc ngầm và mọc chen lấn với răng bên cạnh. Khi đó, những răng này cần được xử lý sớm để tránh gây biến chứng.

1.2 Những đối tượng dễ mọc răng thừa

Theo thống kê cho thấy, có một số trường hợp, con người sẽ có tỉ lệ mọc răng thừa cao hơn bình thường. Điển hình như:

– Nam giới có nguy cơ mọc răng thừa cao gấp đôi so với nữ giới.

– Những bệnh nhân mắc tình trạng: Rối loạn phát triển xương đòn ở sọ, hội chứng Gardner, sứt môi, …

– Môi trường sống bị ô nhiễm. Điều này cũng sẽ tác động nhiều tới tình trạng sức khỏe răng miệng của con người. Không chỉ dễ dẫn tới nguy cơ mọc răng thừa, môi trường sống không đảm bảo cũng có thể gây ra nhiều loại bệnh lý khác.

2. Các triệu chứng khi mọc răng thừa

Tùy vào tình trạng mọc răng thừa và cơ địa mỗi người mà các triệu chứng có thể khác nhau. Hoặc thậm chí có những người không xuất hiện triệu chứng. Sau đây là một số biểu hiện thường thấy để nhận biết tình trạng mọc răng thừa:

– Đau nhức, sốt nhẹ.

– Xuất hiện khe giắt thức ăn, khó vệ sinh sạch sẽ. Điều này dẫn đến tình trạng mảng bám tích tụ nhiều.

– Đối với tình trạng răng thừa mọc ngầm nguy cơ cao dẫn tới hình thành nang ở xương hàm. Chúng chèn ép và khiến chân răng kế cận bị tiêu dần đi. Người bệnh sẽ thấy khó nhai, đau nhức dai dẳng. Sức khỏe toàn khoang miệng sẽ bị giảm sút.

3. Nguyên nhân gây nên mọc răng thừa

Theo nghiên cứu và khả sát, rất nhiều giả thuyết về nguyên nhân gây tình trạng mọc răng thừa được đưa ra. Cụ thể:

– Mầm răng phân đôi dẫn đến tạo ra 2 răng thừa mọc ở phía trên hoặc ở hàm trên. Chúng chen chúc, mọc trên cùng một vị trí.

– Do ngà răng có sự hiếu động thái quá.

– Do yếu tố di truyền từ bố mẹ hoặc người thân khiến trẻ bị ảnh hưởng.

– Do một số trường hợp đặc biệt như sứt môi, loạn xương đòn ở sọ, mắc hội chứng Gardner, … gây mọc thừa răng.

4. Có nên nhổ răng mọc thừa không?

răng mọc thừa

Trong một số trường hợp khi răng mọc thừa tạo thế 3 chân gây ảnh hưởng tới quá trình ăn uống và vệ sinh của người bệnh thì cần được nhổ bỏ

Tình trạng mọc răng thừa dù ở vị trí nào cũng có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường hoặc sau quá trình kiểm tra. Để xử lý tình trạng này, người bệnh cần tới gặp bác sĩ để có phương án điều trị phù hợp nhất.

Có 2 phương án xử lý đối với răng thừa. Một là nhổ bỏ khi răng thừa mọc không cần thiết. Chúng gây ra những cản trở trong quá trình vệ sinh và khi ăn uống dễ bị mắc thức ăn vào. Ngược lại, nếu răng thừa không tạo thế 3 chân gây, không gây ảnh hưởng tới chức năng răng và quá trình ăn nhai thì có thể được bảo tồn.

Đối với phương pháp nhổ răng mọc thừa, nhiều người cho rằng đây là lựa chọn có độ nguy hiểm cao. Chúng có nguy cơ ảnh hưởng tới dây thần kinh và khiến đầu đau nhức, ảnh hưởng tới các chân răng khác. Thế nhưng thực tế, kết cấu tổ chức răng của chúng khá chắc chắn. Đồng thời, các dây thần kinh ở sâu bên dưới của xương hàm. Do đó, quá trình nhổ răng sẽ không gây nguy hiểm tới mạch máu của hệ thần kinh trung ương.

5. Những trường hợp nên nhổ răng mọc thừa

Trong một số trường hợp, răng mọc thừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn khoan miệng. Khi đó những chiếc răng này cần được nhổ bỏ. Sau đây là những trường hợp răng mọc thừa cần được giải quyết bằng phương pháp nhổ bỏ:

– Răng thừa mọc lệch lạc, không đúng vị trí khuôn hàm. Lúc này, răng sẽ mọc lệch hẳn ra ngoài so với những răng khác. Chúng không đảm nhận bất kì chức năng nào lại gây mất thẩm mỹ nên cần được nhổ bỏ.

– Răng thừa gây phát sinh nhiều bệnh lý về răng miệng. Cụ thể, răng thừa mọc lên tạo thé ba chân với 2 răng hàm bình thường và 1 chiếc răng thừa. Tình huống này hình thành nên những rãnh khiến thức ăn dễ mắc vào. Bàn chải thông thường sẽ không thể hỗ trợ làm sạch nên cần nhổ răng mọc thừa.

– Răng thừa mọc gây chèn ép và lấn chiếm vị trí của những răng vĩnh viễn. Chúng khiến cấu trúc khuôn hàm bị thay đổi, hàm răng sai lệch và lâu ngày sẽ dẫn đến nguy cơ lệch hàm, sai khớp cắn.

– Răng thừa mọc ngầm, nằm sâu trong xương ổ răng, sát với ống thần kinh. Trường hợp này, răng có thể gây chèn ép đối với hệ thống dây thần kinh và kéo theo nhiều nguy cơ khác có thể phát sinh.

Có thể thấy, không phải trường hợp nào, răng mọc thừa cũng cần nhổ bỏ. Thế nhưng, trong trường hợp có bất thường nếu không xử lý kịp thời, những chiếc răng này sẽ trở thành nguyên nhân cho nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi phát hiện bất kì dấu hiệu nào, người bệnh cần tới gặp ngay bác sĩ để được kiểm tra cẩn thận.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital