Theo thống kê, có đến 40% bệnh nhân tìm kiếm sự giúp đỡ của chuyên gia nhãn khoa vì viêm bờ mi. Được biết, đây là một bệnh lý mạn tính, tồn tại kèm nhiều biểu hiện khó chịu. Vậy, theo đánh giá của chuyên gia, viêm bờ mi có nguy hiểm không? Và làm thế nào để điều trị viêm bờ mi hiệu quả? Cùng khám phá câu trả lời của chuyên gia nhãn khoa Thu Cúc TCI trong bài viết sau, bạn nhé!
Menu xem nhanh:
1. Tổng quan về viêm bờ mi
Đúng như tên gọi, viêm bờ mi là bệnh lý mà trong đó, mi mắt bị viêm. Hiện nay, viêm bờ mi được phân loại thành hai loại: Viêm bờ mi sau và viêm bờ mi trước. Phân loại này được thực hiện dựa trên nguyên nhân và vị trí mi viêm.
1.1. Về viêm bờ mi mắt sau
Trong 2 loại viêm bờ mi, tỷ lệ xuất hiện của viêm bờ mi mắt sau là lớn hơn. Dạng viêm bờ mi này được đặc trưng bởi sự viêm các tuyến bã nhờn Meibomian (MGD) nằm tại tấm sụn phía trong mi mắt. Các tuyến này viêm là do chúng không hoạt động thuận lợi như bình thường vì hệ quả của mụn trứng cá hoặc gàu da đầu.
Viêm bờ mi mắt sau có dấu hiệu nhận biết là: Mi đỏ, mắt nóng rát và khô, thị lực suy giảm (do tình trạng khô của mắt).
1.2. Về viêm bờ mi mắt trước
Viêm bờ mi mắt trước phát sinh tại mặt ngoài mi mắt, nơi có lông mi, khởi phát do tăng tiết bã nhờn hoặc vi khuẩn, virus:
– Tăng tiết bã nhờn: Viêm bờ mi mắt trước do tăng tiết bã nhờn có dấu hiệu nhận biết là: Mi mắt đỏ, lông mi bị bao phủ bởi một lớp vảy, mắt ngứa, khô, cộm, mỏi, mờ. Tình trạng tăng tiết bã nhờn dẫn đến viêm bờ mi có thể bắt đầu từ bệnh lý viêm da tiếp xúc (dị ứng), bệnh chàm và bệnh vẩy nến,…
– Vi khuẩn, virus: Viêm bờ mi mắt trước do vi khuẩn, virus có dấu hiệu nhận biết là: Mi mắt ngứa, bỏng rát, nhạy cảm với ánh sáng, nước mắt chảy nhiều, xung quanh nang lông mi xuất hiện nhiều mụn nhỏ chứa dịch mủ, khi vỡ ra tạo thành các vết loét nông có bờ rõ ràng, giữa bờ mi và lông mi xuất hiện màng tiết tố, bóc màng này bệnh nhân sẽ chảy máu. Vi khuẩn, virus chủ yếu gây ra tình trạng này là Staphylococcus, Herpes hoặc Varicella Zoster.
2. Viêm bờ mi có nguy hiểm không?
Viêm bờ mi có nguy hiểm không? Theo chuyên gia nhãn khoa, viêm bờ mi không phải là một bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh vẫn cần được điều trị nghiêm túc. Bởi:
– Thứ nhất: Sự phát triển của bệnh đi kèm những triệu chứng khó chịu đã được liệt kê phía trên, khiến chất lượng cuộc sống bệnh nhân suy giảm.
– Thứ hai: Nếu không kiểm soát tích cực, vẫn có nguy cơ viêm bờ mi biến chứng sang viêm kết mạc, thậm chí là viêm giác mạc.
2.1. Điều trị viêm bờ mi với chuyên gia nhãn khoa
Thăm khám với chuyên gia ngay khi các dấu hiệu viêm bờ mi đầu tiên xuất hiện được khuyến khích với mọi bệnh nhân. Sau thăm khám, khi bệnh nhân được chẩn đoán xác định mắc viêm bờ mi, chuyên gia nhãn khoa có thể sẽ chỉ định bệnh nhân điều trị bằng các thuốc sau:
– Thuốc kháng sinh dạng bôi: Được kê để chống viêm, chống nhiễm trùng; sử dụng bằng cách thoa một lớp mỏng lên viền mi trước khi ngủ. Những kháng sinh đường bôi điều trị viêm bờ mi phổ biến nhất là Azasite, Erythromycin hoặc Bacitracin. Trong đó, Azasite được ưu tiên hơn cả.
– Thuốc kháng sinh dạng nhỏ: Kháng sinh dạng nhỏ tại chỗ được chỉ định nhiều hơn cả là Corticosteroid, bởi hiệu quả điều trị viêm bờ mi mà chúng mang lại cao hơn các dạng kháng sinh khác. Tuy nhiên, Corticosteroid thường đi kèm một vài tác dụng phụ không mong muốn. Mặc dù vậy, nếu được chuyên gia nhãn khoa chỉ định, bạn hãy cứ yên tâm sử dụng Corticosteroid, bởi chắc chắn đó là kết luận chuyên gia đưa ra khi đã cân nhắc kỹ lưỡng.
– Thuốc kháng sinh dạng uống: Trường hợp đặc biệt, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng một số kháng sinh đường uống như Tetracycline, Minocycline hoặc Doxycycline
2.2. Điều trị viêm bờ mi tại nhà
Ngoài điều trị với chuyên gia, bệnh nhân cũng có thể áp dụng 3 phương pháp sau để hỗ trợ xử lý viêm bờ mi.
2.2.1. Chườm nóng và tẩy tế bào chết mi mắt thường xuyên
Phương pháp này được thực hiện như sau: Nhúng bông hoặc khăn mềm vào nước ấm rồi vắt khô. Sau đó, áp bông/khăn mềm ẩm ấm đó vào mi mắt. Tiếp theo, sử dụng các sản phẩm tẩy da chết chuyên dụng cho da mắt hoặc các sản phẩm tẩy da chết cho trẻ nhỏ để tẩy da chết mi mắt.
2.2.2. Bổ sung Omega – 3
Omega-3 vừa có tác dụng ổn định hoạt động các tuyến bã nhờn Meibomian vừa có khả năng kháng viêm, hạn chế nhiễm trùng. Đây là sự thật đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu y khoa. Chính vì vậy mà bổ sung Omega-3 là một trong 3 phương pháp hỗ trợ xử lý viêm bờ mi tại nhà không chỉ an toàn và còn hiệu quả. Tuy nhiên, chỉ có thể nhận thấy hiệu quả của việc tăng cường dung nạp Omega-3 sau 3-6 tháng.
2.2.3. Tăng cường vận động mi mắt
Tăng cường vận động mi mắt hay nói một cách dễ hiểu hơn thì là thường xuyên chớp mắt. Chớp mắt liên tục giúp tuyến bã nhờn Meibomian hoạt động trơn tru hơn, từ đó giúp giải quyết nhanh chóng hơn tình trạng viêm bờ mi, cụ thể ở đâu là viêm bờ mi sau. Chính vì vậy, dù nghe không được uy tín lắm, bệnh nhân hãy cứ tập cho mình thói quen chủ động chớp mắt 4 đợt mỗi ngày, 20 – 30 cái mỗi đợt.
Viêm bờ mi có nguy hiểm không? Viêm bờ mi không nguy hiểm nhưng vẫn cần điều trị tích cực, bởi chỉ khi đó, bệnh nhân mới nhanh thoát khỏi những khó chịu mà nó gây ra. Theo đó, viêm bờ mi có thể được điều trị với chuyên gia và điều trị tại nhà. Thông tin chi tiết các phương pháp điều trị viêm bờ mi đã được Thu Cúc TCI chia sẻ phía trên. Nếu còn thắc mắc, liên hệ ngay Thu Cúc TCI để được giải đáp chi tiết thắc mắc, bạn nhé!