Chụp MRI ngực có thể phát hiện những bệnh lý nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Phạm Hồng Hạnh

Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh

Chụp MRI là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh an toàn, không xâm lấn giúp quan sát hình ảnh và chẩn đoán các bất thường ở lồng ngực. Vậy chụp MRI ngực hay chụp MRI lồng ngực có thể chẩn đoán những bệnh lý nào? Hãy cùng tham khảo bài viết sau để biết thêm chi tiết về kỹ thuật này nhé!

1. Tìm hiểu về kỹ thuật chụp MRI ngực

1.1. Chụp MRI ngực là gì?

Chụp MRI ngực hay còn gọi là chụp MRI lồng ngực là phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp quan sát cấu trúc và phát hiện những dấu hiệu bất thường vùng lông ngực. Kỹ thuật sử dụng từ trường mạnh và sóng vô tuyến để thu lại hình ảnh của cấu trúc lồng ngực, bao gồm các bộ phận như thành ngực, trung thất, tim, màng phổi và mạch máu trong trung thất ở hầu hết mọi góc độ.

Từ hình ảnh thu được từ máy chụp MRI, các bác sĩ có thế:

– Phát hiện các dấu hiệu bất thường hoặc tổn thương ở khu vực lồng ngực.

– Đánh giá các khối u bất thường và xác định kích thước khối u, mức độ lan rộng và mức độ xâm lấn sang các cấu trúc lân cận.

– Đánh giá cấu trúc và chức năng của tim và các cấu trúc khác của tim. Ngoài ra, đánh giá lượng máu đến tim và nguy cơ nhồi máu cơ tim từ các vết sẹo trong cơ tim do tắc nghẽn mạch máu nuôi tim trước đó.

– Đánh giá các rối loạn của hệ thống xương lồng ngực như đốt sống, xương sườn, xương ức,… và các mô mềm thành ngực.

vai trò của chụp MRI ngực

Chụp MRI là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh an toàn, không xâm lấn giúp quan sát hình ảnh và chẩn đoán các bất thường ở vùng lồng ngực

1.2. Ưu điểm của kỹ thuật chụp MRI mang lại

Có thể thấy, chụp cộng hưởng từ MRI là phương pháp hữu dụng và hiệu quả trong việc chẩn đoán các bệnh lý vùng lồng ngực. Cụ thể với những ưu điểm như:

– Cho hình ảnh chất lượng cao, độ phân giải và độ tương phản tốt, giúp cho bác sĩ có thể đánh giá được chi tiết và chẩn đoán bệnh lý chính xác. Đặc biệt đem lại hình ảnh các mô mềm có độ phân giải cao và khảo sát mạch máu mà không cần dùng chất đối quang.

– Là phương pháp an toàn cho người bệnh khi thực hiện do không bị ảnh hưởng bởi tia xạ và hoàn toàn không xâm lấn bên trong cơ thể người bệnh.

– Cho ra hình ảnh với nhiều góc độ mà người bệnh không phải di chuyển trong quá trình quét, thu được hình ảnh chụp đa mặt phẳng: dọc, nghiêng, hay ngang.

1.3. Quy trình thực hiện chụp MRI lồng ngực

Trước khi tiến hành chụp MRI, người bệnh sẽ được chỉ định khám lâm sàng để kiểm tra người bệnh có một số vấn đề như:

– Mắc một số bệnh lý mạn tính như suy thận, gan, hen suyễn

– Cơ thể đã thực hiện những phẫu thuật nào?

– Có tiền sử dị ứng với thực phẩm hay thuốc nào hay không?

– Có đang mang thai hoặc có khả năng mang thai hay không?

Sau khi kiểm tra và thực hiện đủ các yêu cầu chụp của bác sĩ, người bệnh sẽ tiến hành chụp MRI với các bước thực hiện như sau:

– Người bệnh sẽ nằm lên giường của máy MRI, sau đó kĩ thuật viên sẽ cài dây đai cố định cơ thể bệnh nhân trong suốt quá trình chụp.

– Sau đó bệnh nhân sẽ được đeo tai chụp để tránh các tiếng ồn phát ra từ máy.

– Giường bệnh sẽ được đưa vào trong buồng máy và tiến hành chụp MRI.

– Sau khi kết thúc người bệnh sẽ được đưa ra khỏi lồng máy, tháo bỏ dây đai và ra ngoài phòng chờ để chờ đợi kết quả.

Quá trình chụp MRI lồng ngực

Kĩ thuật viên sẽ cài dây đai cố định cơ thể bệnh nhân trong suốt quá trình chụp

2. Chụp MRI ngực có thể phát hiện những bệnh lý gì?

Như đã nói ở trên, MRI ngực cho hình ảnh chi tiết của các cấu trúc bên trong lồng ngực, bao gồm các bộ phận như thành ngực, màng phổi, trung thất, tim và mạch máu. Do vậy, chụp MRI lồng ngực có thể giúp chẩn đoán và phát hiện một số bệnh lý.

2.1. Bệnh lý tim mạch

– Chụp MRI vùng ngực có thể phát hiện được các bệnh lý như tắc hẹp mạch máu, bạch huyết, nhồi máu cơ tim, u trung thất…

– Ngoài ra còn có thể đánh giá bất thường về kết cấu, chức năng hoạt động, luồng thông,… trên bệnh nhân mắc chứng tim bẩm sinh.

– Phát hiện sớm các khối u nguyên phát, thứ phát tại tim từ đó kiểm tra tình trạng, mức độ xâm lấn.

2.2. Bệnh lý ở phổi

– Đánh giá tổn thương nhu mô phổi , màng phổi, trung thất, rốn phổi,…

– Phát hiện các tổn thương dạng nốt, dạng đặc ở phổi với kích thước rất nhỏ (phát hiện sớm các khối u, ung thư phổi…).

hình ảnh chụp MRI

Khối u phổi được phát hiện trên phim chụp MRI

2.3. Các bệnh lý xương khớp vùng lồng ngực

– Đánh giá mức độ tổn thương cạnh cột sống và hệ xương khớp vùng lồng ngực.

3. Các lưu ý quan trọng trước khi thực hiện chụp MRI ngực

Quy trình chụp MRI ngực khá đơn giản và cũng tương đồng với những bộ phận khác. Do vậy, trước khi thực hiện chỉ cần lưu ý những điều sau:

– Có thể uống thuốc trị bệnh không nằm trong danh mục cấm, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi chụp.

– Phải loại bỏ những vật dũng như trang sức, tóc giả, kẹp tóc, máy trợ thính,…

Ngoài ra, trong trường hợp chống chỉ định chụp, bệnh nhân không nên thực hiện chụp MRI và cân nhắc thực hiện các phương pháp khác. Cụ thể các trường hợp chống chỉ định chụp MRI:

– Người có mang trong mình các thiết bị điện tử như van tim nhân tạo, máy tạo nhịp tim, cấy ghép ốc tai điện tử… hoặc các loại đinh vít, kim loại, stent phẫu thuật.

– Người đang trong tình trạng bệnh nặng không thể thiếu bị hồi sức ở bên cạnh

– Người có hội chứng sợ bóng tối, lồng kính.

– Người mắc một số bệnh lý mạn tính như suy gan, suy thận,…

– Chị em phụ nữ mang thai dưới 3 tháng.

Hiện nay, hầu hết các cơ sở y tế đều cung cấp dịch vụ chụp MRI ngực để có thể chẩn đoán và điều trị bệnh lý cho người dân. Trong đó, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là một trong những địa chỉ khám uy tín được nhiều khách hàng lựa chọn khi có mong muốn chụp cộng hưởng từ MRI. Với hệ thống máy chụp MRI hiện đại cập nhật công nghệ mới nhất hiện nay, người bệnh hoàn toàn có thể an tâm khi thực hiện thăm khám tại đây. Ngoài ra, đội ngũ y bác sĩ đầu ngành tại Thu Cúc TCI sẽ trực tiếp thăm khám và chẩn đoán, từ đó cho ra kết quả thăm khám chính xác nhất.

Trên đây là những thông tin về kỹ thuật chụp MRI ngực, mong rằng bạn đọc đã có cho mình những thông tin hữu ích nhất!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital