Chữa hóc xương cá – Bật mí mẹo cực nhanh, làm cực dễ

Tham vấn bác sĩ

Chữa hóc xương cá bằng cách nào nhanh? – Đó chắc chắn là điều mà nhiều người tìm kiếm khi gặp tình trạng này. Đặc biệt, với khả năng nuốt phải xương cá rất phổ biến hiện nay, thì việc tìm ra những cách có thể giải quyết nhanh khi bị hóc xương là việc hết sức cần thiết. Hãy tham khảo bài viết sau để cập nhật phương pháp phù hợp và xử lý đúng cách khi gặp tình trạng này nhé!

1. Hóc xương cá dễ gặp, nhiều hệ lụy

Rất dễ bắt gặp tình trạng hóc xương cá trong cuộc sống. Đó là khi trong bữa ăn với cá, xương cá trong miệng chưa được xử lý (loại bỏ ra ngoài hoặc nghiền nát đủ nhỏ), đi theo chiều nuốt xuống dạ dày, nhưng bị vướng, mắc lại nơi cổ họng. Nhiều người thường cho rằng, nuốt phải xương cá là do vô tình không để ý nên gây hóc. Thực sự như vậy! Hầu hết các trường hợp mắc hóc xương cá đều do sự cố hoặc nguyên nhân không ngờ gây hóc. Thậm chí, nhiều người còn không biết mình bị hóc cho đến khi đi khám và được bác sĩ chẩn đoán.

1.1 Nhận biết khi bị hóc xương cá

Hóc xương cá không quá khó để nhận biết. Hầu hết các tình huống hóc xương cá đều xảy ra sau ngay khi ăn uống, nuốt phải. Đa phần, người bị hóc xương cá sẽ có những dấu hiệu nhanh như:

– Cảm giác vướng, khó nuốt ở cổ. Nhiều khi là tình trạng nghẹn, dễ mắc nghẹn khi ăn uống về sau.

– Đau nhói. Vị trí đau thường cho biết vị trí khúc xương đang mắc nghẹn.

– Cảm giác buồn nôn khi ăn uống. Tình trạng này là hệ quả từ việc xương cá làm tắc nghẽn đường thức ăn đi xuống dạ dày.

– Ho nhiều. Ho là cơ chế tự nhiên khi bị mắc xương cá, nhằm đưa xương ra khỏi vị trí đang mắc hóc qua lực hơi từ bụng đẩy lên.

– Ho, khạc ra máu. Thường xảy ra khi xương cá đâm vào niêm mạc họng, thực quản, mạch máu,.. làm chảy máu tại chỗ.

Ngoài ra, mỗi trường hợp có thể có những biểu hiện khác nhau, tùy theo biến chứng mà hóc xương cá lâu ngày gây ra.

chua-hoc-xuong-ca

Hóc xương cá có thể gây ra ho, khạc lẫn máu

Bên cạnh đó, có một nhóm đối tượng dễ hóc xương cá mà chúng ta cần hết sức chú ý. Đó là với trẻ nhỏ, đặc biệt là với trẻ chưa đủ hệ thống răng và trẻ đang ăn dặm. Với các bé, ba mẹ thường gỡ xương cá trước khi cho bé ăn. Tuy nhiên, cá nhiều xương dăm, xương mảnh. Nhặt hoặc nghiền cá cũng có thể sai sót, xương vẫn còn, khiến các bé bị hóc khi ăn.

Trong trường hợp này, trẻ thường có biểu hiện đau đớn. Trẻ khóc nhiều, không chịu ăn uống. Các bé cũng thường đưa tay lên ngực, lên miệng như phản xạ tự nhiên để móc vật hóc ra. Nhiều trẻ nôn trớ liên tục. Ba mẹ nên chú ý và đưa con đi khám sớm, tránh việc để con hóc lâu ngày.

1.2. Hóc xương cá có gây nguy hiểm gì không?

Tùy thuộc vào vị trí hóc, cũng như mức độ của việc hóc xương cá mà xét tính nguy hiểm của hiện tượng này. Hóc xương cá có thể dễ dàng được xử lý nhanh, nếu khúc xương nhỏ và không vướng vào các vị trí khó trôi. Trong khi đó, nhiều người phải nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ. Các trường hợp này thường do xương cá mắc lâu ngày trong cổ họng. Hoặc có thể do khúc xương hóc kích thước lớn, mắc ở vị trí yếu điểm, khó lấy.

Có những trường hợp xương đâm xuyên qua thực quản đến tận cơ ức đòn chũm ở cổ, gây nhiều nguy hiểm và biến chứng mệt mỏi, viêm nhiễm lan đến các cơ quan khác. Vì thế, cần phát hiện sớm, xử trí kịp thời, loại bỏ hóc xương cá đúng cách, đúng thời điểm.

2. Chữa hóc xương cá có nhiều phương pháp.

Chữa hóc xương cá có nhiều cách khác nhau như:

2.1. Thủ thuật Heimlich

Heimlich là thủ thuật quen thuộc trong chữa dị vật họng. Nó cũng được áp dụng chữa hóc xương cá bằng cách: Dùng tay gây áp lực mạnh trong đường dẫn khí để đẩy xương cá ra khỏi đường hô hấp. Đây cũng là cách bác sĩ cân nhắc áp dụng cho bệnh nhân dị vật đường thở. Tuy nhiên, khi dùng cách này, cần lưu ý về tính chất hóc xương cá của người bệnh. Vì nếu không cẩn thận, người bệnh có thể bị xương cá đâm nguy hiểm hơn.

chữa hóc xương cá

Hình ảnh minh họa thủ thuật Heimlich

2.2. Tự gắp xương cá

Người hỗ trợ cũng có thể gắp xương cá bị hóc giúp người bị hóc. Với phương pháp này, hãy thực hiện theo các bước sau:

– Người hỗ trợ sử dụng đèn pin để kiểm tra khu vực họng hầu của người nghi mắc xương cá. Đèn pin cần nhỏ và đủ độ sáng để có thể quan sát rõ nhất.

– Nếu nhìn thấy xương cá vướng trong họng, người hỗ trợ hãy dùng kẹp y tế để gắp ra. Chú ý: Tránh việc va chạm hoặc khiến xương cá đâm vào các cơ quan khác.

– Sau khi lấy xương cá ra, người bị hóc hãy chờ một chút thời gian. Sau đó, thử uống nước xem tình trạng hóc xương còn không. Bởi, rất có thể, xương gây hóc không chỉ xảy ra ở một điểm.

Nếu người hỗ trợ không nhìn thấy xương cá, không được tự ý móc họng hay dò tìm. Những cách này không những không chữa được hóc xương cá, mà còn có thể khiến khúc xương mắc kẹt và nguy hiểm hơn.

2.3. Đến bệnh viện thăm khám để được xử trí hóc xương cá an toàn nhất

Những mẹo và cách làm trên có thể áp dụng với những trường hợp mức độ vướng của xương nhẹ. Đồng thời, cần chú ý đến tính thực tiễn khi cố điều trị hóc xương cá với các mẹo trên, tránh để tình trạng hóc nguy hiểm hơn do tự ý chữa. Thêm nữa, không phải tất cả các tình huống mắc nghẹn xương cá đều có thể giải quyết khi áp dụng những cách trên. Nhiều trường hợp, sau khi nội soi, chụp X-quang xác định vị trí, hình dạng xương, bác sĩ buộc phải chỉ định phẫu thuật.

Kiểm tra chữa hóc xương ca

Thăm khám cẩn trọng để gắp xương cá đúng cách, an toàn và hiệu quả

Theo chuyên gia Tai Mũi Họng của TCI, xương cá mắc ở các vị trí hiểm, lâu ngày không được gắp ra, sẽ gây áp xe và nhiều hệ lụy nguy hiểm với đường hô hấp của người bệnh, ảnh hưởng đến sinh hoạt, thậm chí là tính mạng, nếu không được điều trị nhanh. Vì vậy, hãy chú ý các biểu hiện hóc xương cá. Đồng thời, người bị hóc cần thăm khám, chữa hóc xương cá sớm, tránh các biến chứng lâu dài.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital