Chích ngừa cúm A là một biện pháp quan trọng để ngăn ngừa bệnh cúm, một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và có thể lan rộng nhanh chóng. Để hiểu rõ hơn về tác dụng và quy trình tiêm phòng cúm, hãy tìm hiểu các thông tin sau đây.
Menu xem nhanh:
1. Thông tin về bệnh cúm
1.1. Nguyên nhân mắc cúm A
Virus cúm A là một loại virus có thể lây truyền qua đường hô hấp khi người bị nhiễm ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Những giọt nước bắn kèm theo virus trong không khí có thể tiếp xúc với người khác và gây lây nhiễm bằng cách hít phải hoặc chạm vào đồ vật mang virus.
Ngoài ra, một người có thể nhiễm cúm A khi:
– Sử dụng chung vật dụng sinh hoạt như ly, chén, muỗng, khăn, quần áo,… với người bị bệnh hoặc tiếp xúc vô tình với các đồ dùng trong nhà (nắm cửa, bàn, ghế,…) rồi chạm vào mũi, miệng.
– Có tiếp xúc với những động vật, gia cầm mắc chủng cúm.
– Tập trung ở nơi đông người như trường học, công viên, nơi làm việc,… có sẵn nguồn lây bệnh sẽ khiến virus cúm càng lây lan nhanh chóng.
Để tránh bị nhiễm cúm A, hãy tuân thủ các biện pháp phòng ngừa như thường xuyên rửa tay, tránh tiếp xúc với người bị bệnh, không chia sẻ vật dụng cá nhân và duy trì vệ sinh trong không gian sống. Ngoài ra, việc tiêm phòng cúm cũng là một giải pháp hiệu quả để bảo vệ sức khỏe cá nhân và ngăn ngừa sự lây lan của virus.
1.2. Vai trò của vắc xin trong chích ngừa cúm
Chích ngừa cúm A là một giải pháp hiệu quả để ngăn ngừa bệnh cúm. Sau khi tiêm vắc xin, cơ thể sẽ tạo ra kháng thể sau khoảng 2 tuần để chống lại virus cúm. Hiệu quả của vắc xin phụ thuộc vào độ tuổi và đáp ứng miễn dịch của mỗi người, tuy nhiên, hầu hết các loại vắc xin cúm có thể bảo vệ tới 90%.
Virus cúm thường phát triển biến thể hàng năm, vì vậy vắc xin cúm năm trước không thể bảo vệ chống lại chủng virus mới trong năm nay. Đó là lý do tại sao vắc xin phòng cúm được cung cấp hàng năm để đáp ứng sự biến đổi của virus cúm. Bằng cách tiêm phòng cúm định kỳ mỗi năm, hệ miễn dịch sẽ sản xuất kháng thể để bảo vệ cơ thể khỏi các chủng virus có trong vắc xin.
2. Tiêm vắc xin phòng cúm A
2.1. Ai nên chích ngừa cúm A?
Người nên được ưu tiên tiêm phòng cúm là những đối tượng có nguy cơ cao và dễ gặp biến chứng, bao gồm:
– Trẻ em nằm trong độ tuổi từ 6 – 24 tháng.
– Người trên 65 tuổi.
– Người mắc các bệnh mãn tính, có vấn đề về chuyển hóa hoặc suy giảm hệ miễn dịch.
– Phụ nữ đang có bầu trong mùa cúm hoặc dự định sinh em bé.
– Người có tiếp xúc gần với người bị bệnh cúm.
Những đối tượng trên, các chuyên gia y tế tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI khuyến cáo nên chủ động chích ngừa cúm A để bảo vệ sức khỏe, tránh những biến chứng có thể xảy ra do bệnh.
2.2. Thời điểm nào trong năm nên thực hiện tiêm phòng cúm?
Cúm có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong năm, nhưng đỉnh dịch thường diễn ra vào mùa đông và mùa xuân (thời tiết chuyển mùa). Do đó, để tiêm phòng cúm hiệu quả nhất, nên tiêm từ 2 tuần đến 1 tháng trước khi mùa cao điểm bắt đầu.
Việc tiêm phòng quá sớm có thể làm giảm hiệu quả phòng bệnh, đặc biệt đối với người cao tuổi, người có hệ miễn dịch yếu sẵn. Dựa trên thực tế này, thì thời điểm tốt nhất để tiêm phòng cúm là từ giữa tháng 9 trở đi.
2.3. Thời gian tác dụng của vắc xin ngừa cúm kéo dài bao lâu?
Hiệu quả bảo vệ của hầu hết các loại vắc xin phòng cúm chỉ kéo dài từ 6 đến 12 tháng vì virus cúm thay đổi và biến đổi cấu trúc kháng nguyên hàng năm. Điều này có nghĩa là các loại vắc xin cúm được tiêm trong năm này sẽ không còn hiệu quả trong năm sau.
Sau khi chích ngừa cúm A, cần mất khoảng 2-3 tuần để vắc xin phát huy tác dụng tăng các kháng thể. Đồng nghĩa với việc ngay tại thời điểm tiêm vắc xin sẽ không có hiệu quả luôn. Vì thời gian này trễ hơn, việc xác định thời điểm tiêm phòng phù hợp như đã đề cập trước đó rất quan trọng.
3. Phác đồ chích ngừa cúm cơ bản
Đối với trẻ từ 6 tháng đến 9 tuổi chưa từng tiêm vắc xin cúm, quy trình tiêm phòng được thực hiện như sau:
– Tiêm 2 mũi vắc xin với khoảng cách tối thiểu là 1 tháng giữa mỗi mũi.
– Mũi tiêm cúm được thực hiện liên tục hàng năm để phòng chống các chủng virus cúm mới.
Còn đối với người lớn và trẻ em trên 9 tuổi, thì quy trình tiêm phòng như sau:
– Tiêm mũi đầu tiên với liều 0.5ml.
– Tiêm nhắc lại vào mỗi năm.
Điều này giúp đảm bảo sự bảo vệ hiệu quả chống lại cúm cho cả trẻ em và người lớn.
4. Tiêm cúm cần ghi nhớ những lưu ý gì?
Việc tiêm vắc xin phòng cúm không đảm bảo hoàn toàn không mắc cúm. Vắc xin cúm chỉ chứa một phiên bản không hoạt động của virus cúm, giúp kích thích hệ miễn dịch phản ứng với virus. Nếu sau khi tiêm vắc xin mà vẫn mắc cúm, có thể do vắc xin chưa có hiệu lực hoặc mắc phải chủng cúm không có trong vắc xin.
Sau tiêm vắc xin cúm, có thể xảy ra một số phản ứng phụ như mẩn đỏ, nhức đầu, sưng tấy vết tiêm, đau cơ, sốt nhẹ, buồn nôn và mệt mỏi.
Tuy nhiên, có những trường hợp không được tiêm vắc xin phòng cúm như trẻ dưới 6 tháng tuổi, người có tiền sử dị ứng nghiêm trọng có thể nguy hiểm khi tiêm vắc xin và người đã từng bị Hội chứng Guillain-Barré.
Nếu sau tiêm vắc xin cúm, xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo sốc phản vệ như sốt cao kèm co giật, đau bụng và nôn, tụt huyết áp nhanh gây ngất, khó thở, thở rít, cần đến bệnh viện cấp cứu ngay.
Chích ngừa cúm A vẫn là biện pháp phòng ngừa hiệu quả trước sự biến chủng của virus cúm và nguy cơ lây nhiễm. Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI tuân thủ đầy đủ quy định của Bộ Y tế về vắc xin và đảm bảo chất lượng dịch vụ tiêm chủng bằng cách sử dụng nguồn gốc vắc xin đáng tin cậy và cung cấp sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế. Thu Cúc TCI sẽ là địa chỉ tiêm chủng chủ động uy tín, an toàn cho mọi khách hàng có nhu cầu.
Để được tư vấn chi tiết về những gói tiêm chủng phù hợp với bạn và gia đình, hãy để lại thông tin, Thu Cúc TCI sẽ hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.