Cao răng hay vôi răng là tình trạng thường gặp ở mỗi người. Ta cần thực hiện xử lý định kỳ để tránh những ảnh hưởng xấu từ chúng. Tuy nhiên, tình trạng cao răng tự vỡ lại là điều không phải ai cũng gặp phải. Nguyên do xảy ra tình trạng này là gì? Đây là phải một sự cảnh báo cho tình trạng sức khỏe răng miệng không?
Menu xem nhanh:
1. Tổng quan về hiện tượng cao răng tự bị vỡ
1.1 Cao răng và những ảnh hưởng tới răng miệng
Cao răng được hình thành từ lượng thức ăn sót lại và chưa được vệ sinh hết. Ban đầu, những mảng cao răng này khá mềm và khó nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên, theo thời gian, chúng sẽ tích tụ và trong môi trường khoang miệng có chứa muối vô cơ, chúng sẽ vôi hóa và cứng, bám chắc hơn. Lúc này, cao răng khó loại bỏ hơn và cũng trở thành một mối nguy hại cho sức khỏe răng miệng với nguy cơ:
– Cao răng bám lâu ngày trên răng sẽ dẫn tới cản trở việc thực hiện vệ sinh. Đồng thời, những mảng cao răng cũng chính là nơi vi khuẩn gây mùi hôi miệng trú ngụ, khiến hơi thở bốc mùi khó chịu.
– Cao răng còn là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh. Những vi khuẩn này lên men đường có trong thức ăn tạo nên axit cùng những hợp chất có tính axit. Chúng sẽ làm hỏng men răng và dần gây tình trạng sâu răng.
– Bên cạnh những bệnh răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, … vi khuẩn trong cao răng còn có thể gây nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Điển hình như tình trạng bị viêm tủy ngược dòng, viêm amidan, …
1.2 Thế nào là cao răng tự vỡ?
Cao răng tự vỡ là trường hợp không quá hiếm người gặp phải. Đây là hiện tượng khi lớp cao răng tích thụ thành bờ và bị tróc ra tự nhiên. Trường hợp này sẽ thường xảy ra ở những người cao tuổi khi răng không còn khỏe.
2. Nguyên nhân khiến cao răng tự vỡ
Thành phần của cao răng bao gồm Canxi Carbonat và Phosphate tạo nên kết cấu cứng, khả năng bám chặt vào răng. Chúng khó có thể tách hay bị vỡ, bong ra. Thế nhưng trên thực tế, cao răng vẫn có thể tự vỡ vì một số nguyên do như sau:
– Ăn hoặc cắn trúng loại thức ăn quá cứng như hạt, xương, kẹo cứng, … Từ đó, răng phải chịu áp lực lớn và cao răng cũng bị ảnh hưởng, nứt ra.
– Sử dụng những vật dụng khác và tác động trực tiếp tới răng, chân răng. Điển hình như những thói quen xỉa răng, đánh răng bằng bàn chải cứng, chải răng quá mạnh, … sẽ khiến một phần cao răng có thể bị bong tróc.
3. Cao răng tự bị vỡ có nguy hiểm không?
Thực tế thì những mảng cao răng bị vỡ sẽ không gây nguy hại. Ngược lại, nhiều lợi ích sẽ đến với sức khỏe răng miệng hơn. Cụ thể, những mảng cặn cứng bám chắc ở trên răng này sẽ được loại bỏ bớt. Như vậy, vi khuẩn trong khoang miệng sẽ được giảm thiểu. Những nguy cơ gây bệnh cũng sẽ giảm bớt. Răng miệng của ta sẽ được:
– Tăng tính thẩm mỹ và hạn chế vấn đề men răng ố vàng vì tích tụ vôi răng quá nhiều.
– Hạn chế được tình trạng mùi hôi răng miệng vì vi khuẩn tích tụ nhiều ngày ở những mảng bám.
– Phòng tránh tốt hơn nhiều bệnh lý răng miệng có thể gặp phải như tụt lợi, chảy máu chân răng, …
Thế nhưng, ta vẫn cần thận trọng trước hiện tượng này vì những mảnh vỡ của cao răng có thể còn đọng trong khoang miệng. Nếu như những mảnh vỡ không sớm được loại bỏ sẽ có nguy cơ chọc vào răng, nướu. Từ đó, ta sẽ thấy khó chịu hoặc thậm chí bị sưng nướu. Vì vậy, giải pháp tốt để nhận thấy hiện tượng này là thực hiện vệ sinh khoang miệng sạch sẽ. Cao răng bám rất chắc nên dù có tự rơi cũng sẽ chỉ là một phần nhỏ chứ không thể hết hoàn toàn. Khi nhận thấy những mảnh cao răng bị rơi ra, ta nên tới nha khoa để được xử lý sạch nốt phần cao răng còn lại.
4. Những điều cần lưu ý sau khi loại bỏ cao răng bị vỡ
Hiện nay, rất nhiều phương pháp thực hiện lấy cao răng với nguyên liệu từ thiên nhiên tại nhà được biết đến. Tuy nhiên, những phương pháp này chưa thực sự được kiểm chứng về độ hiệu quả cũng như an toàn. Do đó, nếu ta áp dụng những phương pháp này, nhiều nguy cơ có thể xảy ra, tổn hại tới sức khỏe răng miệng. Do đó, việc tới nha khoa và loại bỏ cao răng chính là phương pháp được các chuyên gia khuyên chọn hiện nay.
Sau khi đã thực hiện loại bỏ sạch vôi răng, ta cũng cần chú ý hơn tới các vấn đề:
– Không ăn những món ăn quá nóng hay quá lạnh sau khi vừa thực hiện lấy cao răng.
– Không hút thuốc lá, sử dụng các loại đồ uống như trà, cà phê sau khi vừa thực hiện lấy vôi răng.
– Hạn chế tối đa việc ăn đồ ăn có chứa nhiều đường. Đây chính là nguyên nhân làm những mảng bám cao răng hình thành nhanh chóng hơn.
– Hình thành thói quen thực hiện vệ sinh răng miệng đều đặn, thường xuyên. Bên cạnh đó, ta có thể kết hợp sử dụng máy tăm nước, chỉ nha khoa, … để tăng hiệu quả làm sạch hơn.
– Kiểm tra sức khỏe răng miệng với bác sĩ định kì mỗi năm khoảng 2 lần.
5. Có nên thực hiện lấy cao răng nhiều không?
Việc thực hiện lấy cao răng không chỉ giúp cải thiện tính thẩm mỹ mà còn loại bỏ được nhiều những tác nhân gây bệnh lý răng miệng khác. Điển hình như các bệnh viêm nướu, bệnh nha chu, viêm tủy răng ngược dòng, … Tuy nhiên, ta không nên lạm dụng việc lấy vôi răng. Trường hợp lấy vôi răng quá nhiều, không đúng với chỉ định của bác sĩ có thể dẫn đến bị chảy máu chân răng. Đồng thời, răng còn có thể trở nên nhạy cảm, dễ tổn thương.
Qua bài viết, ta đã thấy được rõ hơn những thông tin xoay quanh vấn đề cao răng tự vỡ. Hy vọng qua đây, mọi người đã biết được thêm các lưu ý cần thiết. Từ đó, ta có thể thực hiện chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bản thân tốt hơn.