Cảm cúm là bệnh thường gặp vào thời điểm giao mùa và ở những đối tượng có sức đề kháng và thể trạng kém. Nhiều người băn khoăn cảm cúm nên uống thuốc gì để nhanh khỏi và an toàn, sau đây là một số lưu ý từ chuyên gia.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng cảm cúm
Nguyên nhân cảm cúm thường do virus Influenza. Bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp khi người bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi, … Lúc này, virus cúm sẽ theo dịch ra ngoài và bám vào các đồ vật cạnh đó. Nếu nói chuyện gần với người bệnh hoặc chạm vào các đồ vật đã nhiễm virus, nguy cơ bị cảm cúm rất cao.
Khi bị bệnh cúm, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng như:
– Sốt cao
– Thân nhiệt không ổn định
– Có cảm giác ớn lạnh
– Rét run
– Nhức đầu
– Ù tai
– Chóng mặt
– Hoa mắt
– Hắt hơi
– Sổ mũi
– Ho
– Khàn tiếng
Ngay khi có các triệu chứng trên đây, người bệnh nên thăm khám và được tư vấn cách điều trị an toàn để cải thiện triệu chứng.
2. Chuyên gia gợi ý: Bị cảm cúm nên uống thuốc gì?
2.1. Bị cảm cúm nên uống thuốc gì? – Nhóm thuốc điều trị triệu chứng sốt, đau họng, đau đầu
Thuốc trị cúm dùng để giảm sốt, đau họng, đau đầu thường được bác sĩ chỉ định là Paracetamol. Đây là thuốc có công dụng giảm đau, giảm sốt được sử dụng phổ biến mà không cần kê đơn, chỉ cần hướng dẫn liều dùng.
Thuốc được chia liều uống dựa trên cân nặng của người bệnh. Thông thường thời gian an toàn để dùng thuốc là cách 4-6 giờ. Người bệnh cần đảm bảo uống đúng liều và khoảng cách giữa các cần phù hợp.
2.2. Thuốc giảm triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi
Thuốc điều trị các triệu chứng trên thường là thuốc co mạch dưới dạng nhỏ mũi. Thuốc có một số công dụng như:
– Co động mạch nhỏ
– Co tĩnh mạch hang và mao mạch
– Đưa máu đi nơi khác
– Giúp thông thoáng hốc mũi
– Giúp người bệnh dễ thở
Thuốc nhỏ thường được chỉ định trong 3-5 ngày sau khi mắc bệnh cảm cúm. Bệnh nhân cần sử dụng đúng phác đồ bác sĩ chỉ định, tránh dùng lâu dẫn đến nhiều tác dụng phụ như viêm mũi, phù nề, đau đầu, …
2.3. Thuốc giảm ho
Tùy vào tình trạng ho ở mỗi người bệnh mà bác sĩ quyết định loại thuốc phù hợp. Nếu ho ít, ho nhẹ thì không cần thiết sử dụng thuốc giảm ho. Ngược lại, nếu tình trạng ho nhiều, ho thường xuyên, đau rát cổ họng thì cần uống thuốc giảm ho.
– Thuốc chứa thành phần codein hay dextromethorphan, hiệu quả các trường hợp ho khan.
– Thuốc chứa decolgen, atussin, rhumenol,… điều trị triệu chứng ho khan kèm theo sổ mũi, ngạt mũi.
2.4. Thuốc long đờm
Thuốc long đờm cũng thuộc danh sách cảm cúm nên uống thuốc gì với một số công dụng như:
– Long tiết dịch từ niêm mạc phế quản cũng như khí quản
– Thay đổi cấu trúc, giảm độ quánh nhớt của đờm
– Hỗ trợ tống đờm ra ngoài đường hô hấp
Lưu ý rằng, thuốc long đờm có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
– Chất nhầy bảo vệ dạ dày loãng ra làm viêm loét dạ dày
– Khởi phát cơn co thắt phế quản
– Gây hoa mắt
– Khiến người bệnh chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa
– Tăng men gan
– Buồn ngủ
Vì vậy, người bệnh nên uống thuốc long đờm theo sự hướng dẫn và kê toa bởi bác sĩ chuyên khoa.
2.5. Người bệnh cảm cúm nên uống thuốc gì? – Nhóm thuốc kháng histamin
Thuốc kháng histamin là nhóm thuốc giúp người bệnh giảm triệu chứng khó chịu do bệnh cảm cúm gay ra. Thuốc thường có dạng viên hoặc dạng lỏng, dạng xịt hoặc dùng qua đường trực tràng.
Hiện nay, có 3 nhóm thuốc Histamin được sử dụng bao gồm:
– Thuốc kháng histamin H1: mục đích điều trị bệnh dị ứng như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, nổi mề đay,…
– Thuốc kháng histamin H2: được chỉ định sử dụng trong điều trị bệnh dạ dày, giúp giảm tiết acid dạ dày.
– Thuốc kháng histamin H3: được sử dụng trong điều trị nhóm bệnh thần kinh.
Thuốc histamin hiện khá phổ biến và nhiều người đang lạm dụng mà chưa hiểu hết công dụng của thuốc. Chuyên gia tại Thu Cúc TCI khuyến cáo, khi bị cảm cúm, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị. Đặc biệt, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, người mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường không nên tự ý sử dụng thuốc histamin.
2.6. Các loại thuốc điều trị đặc hiệu: thuốc kháng virus
Thuốc kháng virus dùng cho các trường hợp nhiễm cúm có biến chứng hoặc có các yếu tố nguy cơ, cụ thể:
– Những trường hợp nhiễm cúm nặng, cúm ác tính
– Cúm ở người có nguy cơ diễn biến nặng
– Cúm ở người dễ gặp biến chứng như người cao tuổi, trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai
– Cúm ở người mắc bệnh mạn tính như đái tháo đường, tim mạch, suy thận, béo phì, …
3. Thuốc trị cúm thường uống trong bao nhiêu ngày?
Thông thường, người bệnh cúm cần được chăm sóc và uống thuốc đầy đủ, đúng liều và đúng hướng dẫn của bác sĩ thì sẽ khỏi bệnh sau 5-7 ngày. Nếu sau 7 ngày, triệu chứng bệnh không thuyên giảm và tái sốt thì cần đến cơ sở y tế vì có thể người bệnh đã bị bội nhiễm vi khuẩn hoặc đối mặt với nhiều biến chứng khác.
4. Một số lưu ý cho người bị cảm cúm
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh cảm cúm cần lưu ý một số vấn đề sau để nhanh khỏi bệnh, cụ thể:
– Tăng cường bổ sung rau xanh, hoa quả vào chế độ ăn uống để tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch.
– Ăn đủ chất, đa dạng món, ưu tiên các món giàu vitamin, khoáng chất và protein.
– Duy trì thói quen làm việc, sinh hoạt khoa học, nghỉ ngơi đầy đủ khi điều trị bệnh cảm cúm.
– Uống đủ nước, uống thêm nước ép trái cây để bổ sung vitamin.
– Giữ môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ, vệ sinh phòng ốc thường xuyên trong quá trình điều trị.
– Rửa tay, sát khuẩn thường xuyên để tránh lây bệnh cho những người xung quanh.
– Vận động nhẹ nhàng, vừa sức để cải thiện thể chất.
Cúm là căn bệnh phổ biến nhưng gây nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, cuộc sống của người bệnh. Đối với những trường hợp nhẹ, người bệnh có thể điều trị tại nhà theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, với trường hợp nặng, chuyển biến xấu, cần được theo dõi và điều trị tích cực tại các cơ sở y tế.