Chích uốn ván bị sưng là phản ứng rất phổ biến, nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này là do hệ thống miễn dịch phản ứng với vắc xin và tạo đáp ứng miễn dịch. Thông thường vết sưng sau tiêm uốn ván sẽ không quá nghiêm trọng, tự giảm bớt trong thời gian ngắn và không đáng lo ngại.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về vắc xin uốn ván
1.1. Vắc xin uốn ván là gì?
Uốn ván gây ra bởi chất độc Neurotoxin do vi khuẩn uốn ván Clostridium Tetani tiết ra trong quá trình vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương hở. Bệnh được đưa vào danh sách những bệnh lý có diễn biến phức tạp và tỉ lệ tử vong cao, chiếm khoảng 25-90% ở phụ nữ có thai và 95% ở trẻ sơ sinh. Chỉ sau 4-21 ngày xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn uốn ván có thể gây ra uốn ván tử cung ở phụ nữ có thai và uốn ván rốn ở trẻ nhỏ. Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách kịp thời, người bệnh sẽ bị suy hô hấp, rối loạn thần kinh và tử vong do ngừng tim.
Tiêm phòng uốn ván là biện pháp phòng bệnh an toàn và hiệu quả nhất hiện nay. Theo đó, những lợi ích của tiêm chủng vắc xin uốn ván cho mọi đối tượng gồm:
– Bảo vệ sức khỏe cá nhân hiệu quả, giúp cơ thể tự sản sinh kháng thể để chống lại vi khuẩn xâm nhập, ngăn ngừa nỗi lo bệnh biến chứng nguy hiểm.
– Nâng cao sức khỏe cộng đồng, hạn chế khả năng lây nhiễm trong các cộng đồng.
– Tiết kiệm thời gian và chi phí chữa trị.
Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi thực hiện tiêm vắc xin uốn ván bởi trước khi đưa vào sử dụng vắc xin đã trải qua nghiên cứu lâm sàng nghiêm ngặt ở người cũng như sau khi được đưa vào sử dụng, vắc xin được tiếp tục giám sát và đánh giá tính an toàn, hiệu quả, thu thập dữ liệu về những phản ứng phụ hậu tiêm.
1.2. Những phản ứng thường gặp hậu tiêm phòng uốn ván
Tương tự những loại vắc xin khác, tùy vào thể trạng của đối tượng tiêm phòng mà phản ứng sau tiêm sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên, một số phản ứng phổ biến nhất được báo cáo gồm:
– Sưng và ngứa tại nốt tiêm
Đây là triệu chứng phổ biến nhất, thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai hoặc trẻ nhỏ. Thông thường, nốt tiêm sẽ sưng đau và đỏ tấy, nổi cục cứng và gây ngứa. Phản ứng này nhanh chóng biến mất sau khoảng 4-8 giờ đồng hồ mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
– Đau nhức cơ
Một số người có thể cảm thấy khó chịu và đau nhức các cơ hậu tiêm uốn ván. Bạn sẽ trở nên mệt mỏi và kiệt sức thường xuyên hơn do hệ miễn dịch đang phải tập trung chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn từ vắc xin.
– Sốt nhẹ
Nhiều người có phản ứng sốt nhẹ trong vài giờ sau tiêm. Lúc này, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi và uống nhiều nước để tránh mất nước. Trong trường hợp muốn dùng thuốc hạ sốt, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ.
– Buồn nôn, tiêu chảy
Đây là những triệu chứng bình thường sau tiêm vắc xin uốn ván và thường tự biến mất sau 4 – 8 giờ đồng hồ.
Bên cạnh những phản ứng lành tính kể trên, dù chỉ với phần trăm rất nhỏ, bạn cũng có thể gặp phải những phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Lúc này, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn, chăm sóc và điều trị kịp thời. Cụ thể:
– Phản ứng anaphylaxis: Một dạng trạng thái cần được cấp cứu ngay lập tức với các triệu chứng như khó thở, sưng môi mặt họng miệng, ho, đau ngực và ngất xỉu.
– Phản ứng không phải anaphylaxis: Một dạng dị ứng đặc biệt với các triệu chứng có thể gồm sốt cao, mệt mỏi nặng, viêm nề, đau khớp và cơ các chi.
– Phản ứng dị ứng trên cơ sở miễn dịch: Một dạng dị ứng khi hệ thống miễn dịch phản ứng thái quá với vi khuẩn, từ đó gây ra các triệu chứng như phát ban, ngứa, sưng môi mắt và khó thở.
2. Chích uốn ván bị sưng có nguy hiểm không? Phải xử trí như thế nào?
2.1. Chích uốn ván bị sưng có đáng lo không?
Như đã nhắc ở trên, sưng và ngứa sau khi tiêm phòng uốn ván là phản ứng rất phổ biến. Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này là do hệ thống miễn dịch phản ứng với vắc xin và tạo đáp ứng miễn dịch.
Bên cạnh đó một số đối tượng có thể bị dị ứng với thành phần trong vắc xin như các chất bảo quản khiến vị trí tiêm sưng đỏ và đau. Do đó trước khi tiêm phòng, bên cạnh việc khám sàng lọc, bạn cần thông báo cho bác sĩ về lịch sử tiêm phòng, dị ứng và bệnh lý của bản thân để giúp bác sĩ đánh giá, cân nhắc và đưa ra quyết định tiêm phòng phù hợp.
Một lý do hiếm gặp gây ra tình trạng sưng tại vị trí tiêm là sai sót trong cách bảo quản, pha vắc xin hoặc kĩ thuật, quá trình tiêm phòng. Tuy nhiên những sai sót này đều có thể chủ động phòng tránh bằng cách thực hiện tiêm phòng tại các phòng tiêm uy tín.
Thông thường vết sưng sau tiêm uốn ván sẽ không quá nghiêm trọng, tự giảm bớt trong thời gian ngắn và không đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu bạn nhận thấy vết sưng to và kéo dài hoặc xuất hiện các dấu hiệu bất thường như mưng mủ, hãy liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn.
2.2. Phương pháp xử lý khi chích uốn ván bị sưng
Hãy tham khảo một số phương pháp giảm sưng đau đơn giản sau để giảm bớt cảm giác khó chịu sau tiêm vắc xin uốn ván:
– Chườm lạnh
Bạn có thể sử dụng đá hoặc gel chườm lạnh để giảm đau và sưng tấy, tuy nhiên hãy bọc viên đá trong khăn mỏng để tránh bỏng lạnh. Chườm lạnh trong 15 – 20 phút/lần, khoảng 2 – 3 lần/ngày để đạt hiệu quả nhanh.
– Dùng thuốc
Nếu sưng tấy và đau nhức quá khả năng chịu đựng hoặc bạn có dấu hiệu sốt cao, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng thuốc giảm đau. Lưu ý tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc hay sức khỏe.
– Không gãi, chà xát vị trí tiêm
Hạn chế gãi hay chạm vào vị trí tiêm vì có thể gây tổn thương da. Đặc biệt không đắp lá, lát khoai tây hay các bài thuốc dân gian để giảm sưng vì có nguy cơ tăng khả năng nhiễm trùng.
Ngoài việc xảy ra hiện tượng sưng, sau tiêm phòng uốn ván cơ thể sẽ xuất hiện thêm các phản ứng phụ khác. Những phản ứng này có thể khiến bạn thay đổi giờ giấc sinh hoạt, thể trạng và thói quen thường ngày. Hãy lưu ý theo dõi sát sao những phản ứng phụ này trong 3-4 ngày sau tiêm và nếu nhận thấy chúng trở nên nặng hơn hoặc kéo dài, hãy liên hệ bác sĩ để được hỗ trợ.
Nhìn chung, các phản ứng sau tiêm uốn ván như sưng, ngứa,… thường nhẹ, hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà và không cần quá lo lắng. Trong trường hợp phản ứng kéo dài và trở nặng hay xuất hiện dấu hiệu bất thường khiến bạn đắn đo, hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và xử lý, ngăn chặn rủi ro.