Cách gỡ hóc xương cá an toàn, hiệu quả tức thì

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Đinh Văn Luân

Bác sĩ Tai Mũi Họng

Liệu có cách gỡ hóc xương cá nào có thể ứng dụng để chữa hóc an toàn, hiệu quả? Có hình thức nào có thể loại bỏ hóc xương cá ngay tại nhà? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn cách thoát khỏi tình trạng hóc xương cá nhanh chóng, phù hợp.

1. Hóc xương cá – Vấn đề nhiều nguy hiểm khi không xử lý kịp thời

Hóc xương cá luôn là một trong những mối lo lắng trong đời sống chúng ta. Đây là tình trạng xương cá theo đường ăn uống trôi xuống họng, nhưng bị mắc kẹt ở cổ họng, gây bất tiện khi ăn uống và cảm giác khó chịu cho người bị hóc. Chúng ta đề cảnh giác với vấn đề hóc xương cá. Nhưng đôi khi, trong một số tình huống lại quên mất sự cảnh giác cần thiết này và dẫn đến tình trạng hóc.

1.1. Những nguyên nhân gây hóc xương cá

Trong bữa ăn có cá, chúng ta có thể bị hóc xương cá do:

– Cười đùa, nói chuyện, không tập trung trong khi ăn. Tình huống này khiến cho ý thức lọc xương cá của chúng ta giảm đi. Đồng thời, việc cười đùa khi ăn cũng khiến hoạt động nhai diễn ra nhanh hơn, nuốt vội hơn. Vì thế, nhiều trường hợp hóc xương cá thường bất ngờ xảy ra khi chúng ta đang trò chuyện vui vẻ trên bàn ăn.

– Cơn ho sặc bất chợt khi đang ăn. Khi đang ăn, chúng ta thường có xu hướng nuốt vội khi ho, sặc. Xương cá sót lại trong miệng vì thế cũng dễ dàng bị nuốt xuống và mắc hóc ở cổ họng.

– Đồ ăn có cá cho trẻ không được lọc sạch xương cá. Không phải vấn đề nấu cá cho trẻ luôn được lọc bỏ hết các mảnh xương. Thêm nữa, một số ba mẹ có thói quen cho con tự do ăn uống. Trẻ ăn cá khi chưa được hỗ trợ loại bỏ xương sẽ rất dễ gây nên tình trạng hóc xương cá.

Cách gỡ hóc xương cá

Tình trạng hóc xương cá dễ dàng xảy ra trong đời sống

– Cấu trúc ống thực quản hẹp nên dễ bị hóc.

– Vừa ăn vừa uống. Tình trạng uống khi đang ăn cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây việc hóc, đặc biệt là hóc xương cá. Thức ăn hầu như không được xử lý thêm sau khi nước được thêm vào khoang miệng. Do đó, nếu không may xương cá còn trong miệng, việc uống và hành động nuốt sau đó sẽ đưa xương cá xuống họng và có thể ở lại cổ họng gây tình trạng hóc.

1.2. Những nguy hiểm khi bị hóc xương cá

Nhiều trường hợp hóc xương cá cần đến sự hỗ trợ cấp cứu với những tình trạng nguy hiểm như: không thể nói, nghẹt thở, thậm chí là tắc thở. Đó là những tình huống xương cá chặn đường thở, đâm vào đường thở và gây ảnh hưởng đến đường thở. Một số trường hợp hóc xương cá khác lại có tiến độ tác động chậm hơn, xuất phát từ vấn đề áp xe và viêm nhiễm. Tuy nhiên, cũng rất may là, có những cách gỡ xương cá. Nhờ đó, người bị hóc có thể loại bỏ được những nguy cơ nguy hiểm do vấn đề hóc xương cá gây nên.

2. Những cách gỡ hóc xương cá khi bị mắc hóc

2.1. Gỡ hóc xương cá tại nhà đúng kỹ thuật

Khi gặp tình trạng hóc xương cá, chúng ta có thể xử lý bằng các thao tác như sau:

– Nhờ một người hỗ trợ giúp sơ cứu gỡ xương cá.

– Sơ cứu gỡ xương cá cho người bị hóc theo 2 cách: Thực hiện sơ cứu đẩy xương cá hoặc gắp xương cá trực tiếp.

– Kiểm tra lại tình trạng hóc xương cá. Điều này bao gồm việc kiểm tra còn hóc không và hậu quả mà hóc xương cá còn lại.

– Đến các cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị phù hợp khi cần.

Cách gỡ hóc xương cá

Thăm khám để chữa hóc xương cá phù hợp

2.1.1. Gắp xương cá loại bỏ hóc

Khi người sơ cứu gắp xương cá cho người bị hóc:

– Người bị hóc ở tư thế ngồi, phù hợp và tiện cho người sơ cứu có thể kiểm tra.

– Chuẩn bị sẵn: đèn pin nhỏ sáng và kẹp y tế.

– Người sơ cứu kiểm tra họng của người bị hóc để xác định vị trí của xương cá.

– Khi nhìn thấy mảnh xương cá đâm trong họng người bị hóc, người sơ cứu dùng kẹp y tế để gỡ xương cá ra nhẹ nhàng, không va chạm vào các bộ phận khác.

Cách làm này được thực hiện nếu xương cá hóc ở vị trí họng trên dễ nhìn thấy. Nếu như không thể thấy mảnh xương trong cổ họng người bị hóc, tuyệt đối không nên dò để gắp xương cá ra. Khi đó, nên thực hiện theo cách dưới đây hoặc để người bị hóc đến nhờ sự hỗ trợ của bác sĩ tai mũi họng để nội soi xác định xương cá và chữa phù hợp.

Cũng cần lưu ý rằng, việc thực hiện hỗ trợ sơ cứu cần đảm bảo tính an toàn cho người bệnh. Nếu có thể, hãy đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để thăm khám và gắp xương cá với thiết bị và dụng cụ chuyên dụng.

2.1.2. Dùng thủ thuật sơ cứu đẩy xương cá hóc ra ngoài

Thủ thuật sơ cứu đẩy xương cá cũng là thủ thuật áp dụng đẩy dị vật họng thường được sử dụng trong cấp cứu. Để thực hiện cách này, hãy chú ý:

– Người hỗ trợ ở phía sau, tư thế đứng và ôm bụng người bị hóc.

– Một tay của người hỗ trợ nắm chặt thành nắm đấm, đặt ở vùng thượng vị của người bị hóc. Tay còn lại ôm và giữ chặt tay này.

– Kéo thật mạnh tay để tác động lực vào vùng thượng vị người bị hóc. Lực kéo theo hướng từ ngoài vào trong và từ dưới lên trên.

– Thực hiện thao tác này khoảng 5-10 lần để xương cá được đẩy lên theo đường miệng của bệnh nhân.

Chú ý khi thực hiện thao tác: Những trường hợp xương cá đâm ngang khi thực hiện thao tác này có thể bị đau và người bị hóc không chịu nổi. Khi đó, hãy nhờ các cơ sở y tế để được hỗ trợ phù hợp và an toàn cho bản thân.

Cách gỡ hóc xương cá

Hình ảnh minh họa thủ thuật chữa hóc xương cá

Trong trường hợp khẩn cấp, người bệnh ngạt thở, ngất xỉu, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. Đồng thời, cần thực hiện thao tác tương tự. Tuy nhiên, hãy để người bị hóc ở tư thế nằm và người hỗ trợ ngồi thẳng để đẩy dị vật với lực từ vùng dưới xương ức cho bệnh nhân.

Bên cạnh đó, với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi cần chú ý hơn. Có thể thay thế bằng phương pháp vỗ lưng – ấn ngực cho phù hợp với thể trạng của bé.

2.2. Gỡ hóc xương cá tại các cơ sở y tế – An toàn, triệt để cho người bị hóc.

Các trường hợp xương cá không được gỡ khi thực hiện thủ thuật tại nhà cần sớm đến các cơ sở y tế để được thăm khám và gắp xương cá phù hợp. Tùy từng trường hợp, các bác sĩ cũng có thể áp dụng các cách tương tự trên đây để đẩy xương cá cho người bị hóc.

Khi soi họng không xác định thấy vị trí xương cá, các bác sĩ sẽ dùng ống nội soi. Nội soi ống mềm có thể thâm nhập được các vị trí ngóc ngách mà nội soi ống cứng không làm được. Bác sĩ có thể chụp X-quang kiểm tra xương cá khi cần thiết.

Trong trường hợp nội soi phát hiện ra xương cá, các bác sĩ có thể gắp xương cá kết hợp phương pháp nội soi. Còn nếu vị trí xương cá hóc sâu và hiểm hóc, bác sĩ có thể phải phẫu thuật mở một đường từ cổ để gắp dị vật. Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng, đây là phương pháp cuối cùng bác sĩ áp dụng khi chữa hóc xương cá cho người bệnh.

Như vậy, gỡ xương cá có thể được thực hiện ngay tại nhà để hỗ trợ người bị hóc. Đừng quên nhờ hỗ trợ y tế để gỡ xương cá nếu không thể tự thực hiện tại nhà. Bên cạnh đó, sau khi gỡ xương cá, việc kiểm tra lại và chống viêm phù hợp từ các bác sĩ là điều rất cần thiết để tránh biến chứng mà hóc xương cá mang đến. Chúc bạn sẽ áp dụng những cách gỡ hóc xương cá thành công.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital