Sụp mí khiến mi mắt trên bị chùng xuống nhiều hơn so với bình thường, làm cản trở thị lực và sinh hoạt của mọi người. Bài viết sau sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về cách chữa sụp mí và chăm sóc mắt khoa học phòng ngừa sụp mí. Tìm hiểu ngay!
Menu xem nhanh:
1. Về bệnh sụp mí mắt
1.1. Sụp mí là gì?
Mắt là cơ quan đặc biệt, phụ trách chức năng thị giác để giúp cho mọi người có thể nhìn thấy được mọi vật. Cấu tạo của mắt bao gồm ba phần chính là nhãn cầu, bộ phận bảo vệ nhãn cầu và hệ thống dây thần kinh thị giác. Mi mắt nằm trong bộ phận nhãn cầu với một mi trên và một mi dưới.
Sụp mi mắt (xệ mí mắt) là sự sa xuống của mi mắt trên, dẫn tới che khuất một phần nhãn cầu. Khi các nếp da của mí mắt bị chùng xuống quá nhiều, có thể cản trở tầm nhìn của đồng tử. Sụp mí không chỉ làm giảm tầm nhìn mà còn có thể khiến cho khuôn mặt mất thẩm mỹ, tạo cảm giác già hơn.
Một số trường hợp có thể tự khôi phục mí mắt về trạng thái ban đầu sau một thời gian. Nhưng cũng có không ít trường hợp mắt không thể tự hồi phục và cần điều trị bằng các phương pháp khoa học.
1.2. Nguyên nhân gây bệnh
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới sụp mí hiện nay, tuy nhiên các chuyên gia phân thành 2 nhóm cơ bản là nguyên nhân bẩm sinh và nguyên nhân mắc phải.
– Nguyên nhân bẩm sinh: Xuất hiện ngay sau khi trẻ được sinh ra, chiếm tỷ lệ lớn trong số những người mắc tình trạng sụp mí. Sụp mí do bẩm sinh có thể dẫn tới tật khúc xạ, nhược thị, hạn chế thị trường và gây tâm lý mặc cảm, ảnh hưởng tới giao tiếp của trẻ…
– Nguyên nhân mắc phải: Có thể do cân cơ mi bị thoái hóa, tổn thương dây thần kinh mi mắt, chấn thương vùng mắt gây sẹo hoặc do u, tuyến lệ phù đại làm cơ mi bị chèn ép…
Tùy thuộc vào nguyên nhân, sụp mí có thể diễn ra ở một hoặc hai mắt. Mức độ sụp mí ở mỗi người cũng khác nhau và cần có sự thăm khám, tư vấn điều trị bởi bác sĩ.
1.3. Dấu hiệu nhận biết
Sụp mí có thể dễ dàng nhận biết thông qua tình trạng mi mắt chùng xuống, chảy xệ. Ngoài ra, một số dấu hiệu sau cũng có thể cảnh báo mí mắt của bạn đang bị sụp và cần được thăm khám kịp thời:
– Tầm nhìn bị hạn chế do mí mắt che khuất 1 phần đồng tử.
– Ngửa đầu ra sau mới nhìn thấy mi mắt dưới.
– Thường xuyên phải nhíu mày, nheo mắt để nhìn cho rõ.
– Nhức mỏi mắt liên tục do mắt phải điều tiết nhiều để nhìn.
– Tăng tiết nước mắt, chảy nước mắt do có cảm giác khô.
– Cơ mắt chùng xuống khiến khuôn mặt trở nên kém sắc, tạo cảm giác già nua, mệt mỏi…
Tùy tình trạng bệnh mà mọi người có thể mắc một hoặc một số dấu hiệu kể trên. Thăm khám kịp thời là việc làm cần thiết bởi sụp mí nếu để lâu ngày có thể dẫn tới suy giảm thị lực nghiêm trọng, khúc xạ hoặc nhược thị, đặc biệt là với trẻ em. Vì vậy, nếu phát hiện các dấu hiệu này, mọi người cần tới ngay cơ sở y tế để khám và được các bác sĩ tư vấn cụ thể.
2. Cách chữa sụp mí mắt
2.1. Chẩn đoán bệnh
Người bệnh đi khám khi có các dấu hiệu kể trên sẽ được kiểm tra mắt với bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng để kiểm tra thị lực trực quan. Người bệnh cần cung cấp cho bác sĩ các thông tin chính xác về tiền sử bệnh lý nhãn khoa để có đánh giá chính xác nhất. Kiểm tra bằng máy đo khúc xạ tự động có thể đánh giá mắt có mắc tật khúc xạ do sụp mí không. Kiểm tra, soi bóng đồng tử bằng đèn khe để xác định nhược cơ…
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định thêm các kiểm tra cần thiết để xác định các bệnh lý khác liên quan.
2.2. Điều trị bệnh
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và các nguyên nhân gây sụp mí để bác sĩ tiến hành điều trị với phương pháp phù hợp. Hiện nay, các cách chữa sụp mí thường được áp dụng tại các cơ sở y tế có thể kể tới là:
– Tập thể dục và massage vùng mắt: Áp dụng cho trường hợp sụp mí do tuổi tác hoặc lão hóa mắt. Những người không mắc bệnh lý thì có thể khắc phục bằng việc tập thể dục cho mắt và massage nhẹ nhàng để hồi phục cơ mí mắt. Đồng thời, người bệnh cũng cần ăn uống và sinh hoạt theo chế độ khoa học để cải thiện sức khỏe thị lực.
– Đeo kính để giữ mắt khi sụp mí làm cản trở tầm nhìn ở mức độ nhẹ, không mắc các bệnh lý nhãn khoa. Tuy vậy, phương pháp này chỉ có thể khắc phục tạm thời tình trạng sụp mí mắt.
– Phẫu thuật nâng cơ mi mắt trên là một trong những cách chữa sụp mí được áp dụng trong trường hợp sụp mí nặng, sụp mí bẩm sinh ảnh hưởng tới khả năng nhìn và thẩm mỹ khuôn mặt của người bệnh. Phẫu thuật sụp mí cần phải được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa có chuyên môn cao và thực hiện bằng hệ thống máy móc hiện đại để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
– Ngoài ra, người bệnh mắc một số bệnh lý như u vùng mí mắt, viêm tắc tuyến lệ,… cũng cần được điều trị dứt điểm để cải thiện tình trạng sụp mí cho người bệnh.
3. Phòng ngừa sụp mí mắt
Các bác sĩ nhãn khoa cho biết, việc xây dựng một chế độ sinh hoạt và chăm sóc mắt khoa học từ sớm có thể ngăn ngừa nguyên nhân gây ra tình trạng sụp mí. Cụ thể:
– Để mắt có thời gian nghỉ ngơi sau khi học tập hoặc làm việc, đặc biệt là khi sử dụng máy tính.
– Đeo kính bảo vệ mắt khỏi tia UV, ánh sáng xanh khi ra ngoài đường hoặc sử dụng thiết bị điện tử.
– Sử dụng nước mắt nhân tạo để khắc phục tình trạng khô mắt và nhỏ thuốc nhỏ mắt khi có chỉ định của bác sĩ.
– Bổ sung cho mắt các dưỡng chất cần thiết như vitamin A, C, E… từ thực phẩm lành mạnh, tươi xanh.
– Massage nhẹ nhàng cho mắt và tập các bài thể dục, yoga phù hợp để cải thiện sức khỏe.
– Khám thị lực thường xuyên hơn giúp kiểm tra tình trạng sức khỏe của mắt từ sớm để điều trị kịp thời.
Như vậy, bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về cách chữa sụp mí hiệu quả thường được áp dụng hiện nay. Nếu phát hiện dấu hiệu lạ, mọi người nên đi khám ngay để được xử trí kịp thời, giúp giảm thiểu nguy cơ biến chứng nguy hiểm tới mắt.