Chữa động kinh không khó, tuy nhiên người bệnh cần được chẩn đoán và điều trị đúng phương pháp, theo chỉ định của bác sĩ.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh động kinh được định nghĩa như thế nào?
Bệnh động kinh là một bệnh lý mãn tính gây ra bởi sự rối loạn trong não bộ liên quan tới sự kích thích của một nhóm các tế bào thần kinh của vỏ não và tạo ra sự phóng điện bất ngờ và không kiểm soát.
Sự phóng điện vỏ não ở những khu vực khác nhau sẽ gây ra các biểu hiện khác nhau. Co giật không phải là biểu hiện duy nhất, những cơn mất trí nhớ đột ngột hoặc tê cứng tay chân cũng là biểu hiện của bệnh động kinh. Chữa động kinh không khó, tuy nhiên người bệnh cần được chẩn đoán và điều trị đúng phương pháp, theo chỉ định của bác sĩ.
2. Những dạng bệnh động kinh hay gặp
Ban đầu, việc chẩn đoán bệnh gặp rất nhiều khó khăn vì chúng ta hay nhầm giữa chứng động kinh với bệnh tâm thần phân liệt hoặc chứng đau nửa đầu. Để biết chính xác tình trạng bệnh thì bạn nên nắm rõ những dạng động kinh hay gặp. Hiện nay có hai dạng phổ biến nhất đó là bệnh cục bộ hoặc là toàn thân.
2.1. Động kinh não
Thông thường, khi bệnh xuất hiện do một phần của não bộ bị rối loạn người ta sẽ xếp vào loại bệnh cục bộ. Trong trường hợp, với tình trạng bệnh nhẹ thì bệnh nhân sẽ không bị mất trí nhớ, họ sẽ có một số triệu chứng như: co giật một vài bộ phận trên cơ thể, buồn nôn, đầu óc quay cuồng…
Đối với tình trạng bệnh nặng hơn nữa, ý thức của người bệnh sẽ bị giảm sút nghiêm trọng. Thông thường, bệnh nhân có thói quen nhìn không chớp mắt về một phía và gần như không có bất kỳ phản ứng nào khi gặp các kích thích từ bên ngoài. Bạn đừng coi thường tình trạng bệnh vì nếu không, sức khoẻ sẽ giảm sút nghiêm trọng.
2.2. Động kinh toàn thân
Nếu như tất cả khu vực não bộ bị tổn thương hoặc rối loạn nghĩa là bạn đang mắc bệnh dạng toàn thể. Thực sự, chúng đe dọa trực tiếp tới tính mạng của bạn và đây là tình trạng đáng báo động.
Khi nghiên cứu về loại bệnh động kinh, các bác sĩ sẽ chia làm 6 loại chính, đó là động kinh mất ý thức và căng cơ hoặc là kiểm soát bàng quang, co giật và giật cơ bắp hoặc là căng cứng – co giật.
Nhìn chung, tình trạng động kinh làm bệnh nhân mất ý thức và thậm chí không điều khiển được hành vi của mình. Họ sẽ té ngã bất ngờ và không điều khiển được thậm chí là tự cắn vào lưỡi của mình.
3. Căn nguyên gây ra chứng động kinh
Không rõ nguyên nhân đối với một nửa số người bị bệnh. Trong một nửa còn lại, bệnh sẽ xảy ra bởi một số nguyên nhân sau:
3.1. Di truyền
Các nhà nghiên cứu đã liên kết một số loại động kinh với các gen nhất định, mặc dù trong phần lớn các trường hợp gen chỉ là một phần của nguyên nhân gây động kinh. Một số gen có thể khiến một người nhạy cảm hơn với những yếu tố có thể gây bệnh động kinh.
3.2. Chấn thương sọ não
Do người bệnh gặp tai nạn giao thông hoặc chấn thương khác tác động đến não có thể dẫn tới động kinh.
3.3. Các bệnh lý về não
Bệnh lý về não có thể gây tổn thương não, như khối u não hoặc đột quỵ, có thể gây ra chứng động kinh. Đột quỵ là nguyên nhân chính gây ra chứng động kinh ở người trên 35 tuổi.
3.4. Bệnh truyền nhiễm
Viêm màng não, viêm não virus, AIDS cũng có thể gây ra bệnh động kinh.
3.5. Chấn thương trước khi sinh
Trước khi được sinh ra, em bé rất nhạy cảm với những tổn thương não do các yếu tố khác nhau. Một số vấn đề có thể xảy ra như như nhiễm trùng ở mẹ, dinh dưỡng kém, thiếu oxy. Tổn thương não có thể gây chứng động kinh hay bại não ở trẻ em.
3.6. Rối loạn phát triển
Chứng tự kỷ có thể dẫn tới bệnh động kinh.
4. Chữa động kinh dứt điểm được không?
Chắc hẳn bạn cũng phần nào hiểu được mức độ nguy hiểm của những biến chứng nói trên. Chính vì vậy, bệnh nhân rất lo lắng không biết liệu bệnh động kinh có thể điều trị dứt điểm hay không?
Nhìn chung, bệnh nhân có cơ hội khỏi hoàn toàn nếu họ được chẩn đoán và kịp thời điều trị theo đúng hướng dẫn của y bác sĩ. Song, khả năng chữa động kinh dứt điểm còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Đối với phụ nữ bị bệnh do chấn thương sản khoa hoặc chấn thương sọ não, nếu bạn điều trị kịp thời thì cơ hội chữa thành công là rất cao. Đó là lý do vì sao việc chăm sóc cơ thể là rất quan trọng.
5. Các phương pháp chữa động kinh
Phần lớn các bệnh nhân động kinh sẽ được dùng thuốc chống động kinh nhằm ngăn chặn các cơn co giật. Bác sĩ sẽ sử dụng 1 hoặc phối hợp nhiều loại thuốc tuỳ theo tình trạng và mức độ động kinh của bệnh nhân.
5.1. Chữa động động kinh bằng phương pháp nội khoa
Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh dùng thuốc chữa động kinh. Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ nghiêm trọng của cơn co giật, bác sĩ sẽ kê đơn một loại thuốc hoặc kết hợp nhiều loại thuốc với nhau.
Trong quá trình sử dụng thuốc này, người bệnh có thể nhận thấy một số tác dụng phụ như mệt mỏi, tăng cân, phát ban, chóng mặt. Tuân thủ điều trị bệnh là rất quan trọng, vì thuốc chống động kinh thường được sử dụng lâu dài và chỉ theo chỉ định của bác sĩ.
Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại thuốc khác trước khi sử dụng. Trong mọi trường hợp, người bệnh không thể bỏ thuốc. Ngoài ra, họ cần được theo dõi và điều trị liên tục bởi bác sĩ thần kinh.
Sự hợp tác giữa người bệnh và bác sĩ rất quan trọng. Thông báo cho bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu bạn cảm thấy chán nản, mệt mỏi hoặc phát triển một tình trạng bệnh lý bất thường trong quá trình điều trị.
Ngoài ra, nếu người bệnh còn uống rượu, bia, thuốc lá, cà phê… thì hệ thần kinh càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây nhiều khó khăn cho việc điều trị và dễ tái phát.
5.2. Phẫu thuật chữa động kinh
Đối với bệnh nhân kháng thuốc hoặc điều trị bằng thuốc không có hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Sau khi hoàn tất quá trình thăm khám, xác nhận bệnh nhân đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn phẫu thuật và xác định được bộ phận bị tổn thương của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành mổ.