Các mức độ hẹp van động mạch phổi và cách điều trị

Tham vấn bác sĩ
Đại tá, PGS.TS, BSCK II, Thầy thuốc nhân dân

Nguyễn Văn Quýnh

Bác sĩ Nội Khoa

Hẹp van động mạch phổi là bệnh lý thường phát hiện ở trẻ em, chiếm 9-10% các trường hợp tim bẩm sinh. Bệnh này có nguy hiểm không, nguyên nhân gây bệnh là gì, cách chẩn đoán và điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây.

1.1 Hẹp van động mạch phổi và các mức độ của bệnh

Van động mạch phổi là van tim có nhiệm vụ từ kiểm soát việc bơm máu từ buồng thất phải sang động mạch phổi theo 1 chiếu  Nhưng khi van này bị biến dạng hoặc chít hẹp sẽ gây ra tình trạng dòng máu chảy từ tim đến phổi gặp khó khăn, lượng máu có thể lên phổi để trao đổi oxy giảm. Tình trạng này gọi là hẹp van động mạch phổi.

Phân loại mức độ của bệnh dựa trên các mức độ hẹp của van này gồm:

– Hẹp nhẹ 

Khi chênh lệch áp lực thất phải/động mạch phổi ≤ 40 mmHg, áp lực thất phải ≤ 1/2 áp lực thất trái. Độ chênh lệch áp tối đa qua van < 30 mmHg. 

– Hẹp vừa

Là khi sự chênh lệch áp lực 40 mmHg < thất phải/động mạch phổi ≤ 80 mmHg, áp lực thất phải > ½ áp lực thất trái. Độ chênh lệch áp tối đa qua van từ 30 – 50 mmHg. 

– Hẹp nặng

Trường hợp hẹp nặng khi chênh lệch áp thất phải/động mạch phổi > 80mmHg, áp lực thất phải ≥ áp lực thất trái. Độ chênh lệch áp tối đa qua van > 50 mmHg. 

Hẹp van động mạch phổi là gì?

Van động mạch phổi không mở hết được khiến lượng máu từ tim lên phổi giảm.

2. Các triệu chứng thường gặp khi van động mạch phổi hẹp

Triệu chứng van động mạch phổi hẹp ở một số người là khác nhau, tùy thuộc vào mức độ hẹp của van từ nhẹ đến nặng. Những trường hợp van động mạch phổi hẹp nhẹ thường chỉ có triệu chứng khi gắng sức. 

Một số triệu chứng điển hình của bệnh nhân van động mạch phổi hẹp: 

– Khó thở, đặc biệt là trường hợp gắng sức

– Đau ngực 

– Mất ý thức, ngất xỉu 

– Mệt mỏi thường xuyên 

Khi có các triệu chứng khó thở, đau ngực hoặc bất tỉnh, bạn cần phải đến bác sĩ chuyên khoa khám ngay, để đánh giá kịp thời tình trạng hạn chế biến chứng có thể xảy ra. 

3. Nguyên nhân dẫn đến hẹp van động mạch phổi là gì?

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này thường là do sự phát triển bất thường trong quá trình phát triển thai nhi. Bất thường về tim bẩm sinh cũng gặp đồng thời ở trẻ hẹp động mạch phổi chiếm đến 9 – 10 %. Trường hợp này có thể chẩn đoán trước sinh ở thể nặng. 

Ngoài ra, các nguyên nhân khác gây hẹp van tim này gồm:

– Di chứng thấp tim, dính mép van tim gây hẹp van. 

– Trường hợp hẹp thứ phát do hội chứng U Carcinoid gây thâm nhiễm lá van động mạch phổi. 

– Giả hẹp van trong trường hợp tắc nghẽn đường tống máu thất phải, nguyên nhân do u trong tim hoặc túi phình xoang Valsalva. 

– Mắc hội chứng Noonan – Leopard – Williams Beurens-Rubella bẩm sinh, hội chứng sốt thấp khớp (gây nhiễm trùng do vi khuẩn liên cầu như viêm họng, ban đỏ gây tổn thương van tim) … 

– Nguyên nhân từ bên ngoài gây ép vòng van động mạch phổi do VMT-U Carcinoide

Một số trường hợp hẹp động mạch phổi ở người già do có van nhân tạo khác, gây hẹp van. 

Van động mạch phổi thường bị hẹp ở trẻ em.

Van động mạch phổi thường bị hẹp ở trẻ em.

4. Phát hiện bệnh như thế nào?

Trường hợp hẹp động mạch phổi thường được phát hiện ở giai đoạn nhỏ tuổi. Tuy nhiên, một số trường hợp bỏ sót, phát hiện muộn ở giai đoạn trẻ lớn. Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và dựa vào một số cận lâm sàng để phát hiện ra tình trạng hẹp van. 

4.1 Chẩn đoán lâm sàng

– Nghe tim phổi 

Nghi ngờ hẹp động mạch phổi khi đi khám định kỳ ở chuyên khoa, bác sĩ nghe thấy tiếng thổi tim ở phía trên bên trái lồng ngực. 

4.2 Chẩn đoán cận lâm sàng

– Điện tim 

Trên hình ảnh sóng điện tim, có thể xác định được dày thành cơ thất phải trong trường hợp phì đại tâm thất. 

Siêu âm tim 

Siêu âm tim giúp kiểm tra cấu trúc van động mạch phổi, vị trí, mức độ bệnh, chức năng tâm thất phải của tim. 

CT, MRI

Nhằm xác định và mức độ khi hẹp van ĐMP.  

5. Bệnh có nguy hiểm không? 

Trong trường hợp hẹp động mạch phổi nhẹ, trung bình thì thường ít khi xảy ra biến chứng. Tuy nhiên trường hợp hẹp nặng thì có thể xảy ra một số biến chứng nguy hiểm. 

5.1 Nhiễm trùng 

Những người bị hẹp van này có nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn ở trong lớp lót bên trong tim, gây viêm nội tâm mạc nhiễm trùng. 

5.2 Phì đại tâm thất phải, suy tim 

Trường hợp hẹp nặng, tâm thất phải phải bơm máu mạnh hơn, nhằm đẩy máu vào động mạch phổi. Lúc này, tâm thất phải chống lại áp lực gia tăng, làm cho cơ thành thất dày lên. Khoang chứa trong tâm thất to ra, gây phì đại tâm thất phải. Cuối cùng, làm cho tim trở nên cứng hơn, dễ suy tim

5.3 Loạn nhịp tim 

Nhịp tim không đều, gây loạn nhịp, tuy nhiên không đe dọa tính mạng. 

Việc chẩn đoán và điều trị bất thường ở van động mạch phổi phải được thực hiện ở các cơ sở y tế uy tín với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao và các thiết bị hiện đại.

Việc chẩn đoán và điều trị bất thường ở van động mạch phổi phải được thực hiện ở các cơ sở y tế uy tín với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao và các thiết bị hiện đại.

6. Điều trị van động mạch phổi bị hẹp 

6.1 Điều trị hẹp van động mạch phổi nhẹ

Một số trường hợp hẹp van nhẹ không cần điều trị, người bệnh chỉ cần kiểm tra, theo dõi định kỳ thường xuyên theo lịch của bác sĩ và thực hiện các biện pháp thay đổi lối sống như:

– Bỏ thuốc lá

– Hạn chế hoặc từ bỏ rượu và các chất kích thích khác

– Ăn uống khoa học, ăn đủ các nhóm dưỡng chất, tăng cường rau xanh, trái cây, hạn chế chất béo gây hại

– Thường xuyên luyện tập, rèn luyện thân thể với những bài tập phù hợp như đi bộ, yoga

– Giữ tâm trạng thoải mái, tránh thức khuya, căng thẳng,…

6.2 Điều trị hẹp van động mạch phổi có triệu chứng

Khi bệnh nhân có các triệu chứng đau ngực, khó thở, mệt mỏi, bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhằm cải thiện lưu lượng máu; giảm nguy cơ đông máu; tăng sức co bóp của tim; giảm lượng chất lỏng dư thừa; phòng ngừa nhịp tim không đều. Đơn thuốc sẽ được chỉ định tùy vào tình trạng của bệnh nhân sau các chẩn đoán, xét nghiệm kỹ càng.

Trong các trường hợp van hẹp nặng, các triệu chứng gây khó chịu trầm trọng hoặc điều trị nội khoa không đáp ứng, các bác sĩ có thể tiến hành các can thiệp sâu hơn nhằm giải quyết các tình trạng khó chịu và xử lý các biến chứng.

Tóm lại, hẹp van động mạch phổi là bệnh lý van tim có nguyên nhân và biểu hiện đa dạng. Tùy từng tình trạng của bệnh nhân mà các biện pháp điều trị được đưa ra và thực hiện. Hãy kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên, để phát hiện bệnh lý ở giai đoạn sớm để được điều trị hiệu quả nhất nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital