Các dấu hiệu tai biến ở người trẻ nên nắm rõ

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Tai biến mạch máu não ở người trẻ chiếm khoảng 5 – 10% các trường hợp tai biến và ngày càng có xu hướng gia tăng, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Cùng tìm hiểu dấu hiệu tai biến ở người trẻ, nguyên nhân và cách xử trí qua bài viết sau đây. 

1. Những dấu hiệu tai biến ở người trẻ 

1.1 Tai biến ở người trẻ có dấu hiệu gia tăng

Nếu trước đây, đối tượng bị tai biến mạch máu não chủ yếu là những người cao tuổi hoặc người có bệnh lý nền thì hiện nay, tình trạng tai biến ngày càng xảy ra nhiều ở những người trẻ tuổi. Các thống kê những năm trở lại đây cho thấy số lượng người trẻ bị tai biến chiếm khoảng từ 5 – 10% số ca tai biến tại Việt Nam.  

1.2 Các dấu hiệu tai biến ở người trẻ cần lưu ý

Tùy từng mức độ tai biến mà các triệu chứng biểu hiện của bệnh ở người trẻ có thể khác nhau nhưng về cơ bản các dấu hiệu giống với tai biến nói chung, gồm:

– Méo măt một bên, lệch nhân trung, khó cử động cơ mặt

– Tay chân tê cứng, khó cử động

– Một nửa người có thể bị yếu hoặc liệt, gây khó khăn trong sinh hoạt, vận động. 

– Thị lực kém, nguyên nhân là do thùy não không nhận đủ oxy.

– Nói lắp, khó diễn đạt ý của câu, thậm chí nhiều người không nói được, giảm khả năng viết, đọc, tính toán,…

– Rối loạn ý thức.

– Ngủ li bì, ngủ gật, lú lẫn.

– Không kiểm soát tiểu tiện hoặc co giật. 

– Đau đầu đột ngột, dữ dội, có thể đi kèm choáng váng, ù tai, nôn, buồn nôn, tim đập nhanh, tức ngực, khó thở,… 

Ngoài ra, nấc cụt liên tục cũng có thể cảnh báo tai biến ở người trẻ, đặc biệt là ở phụ nữ.

Tai biến ở người trẻ đang có dấu hiệu gia tăng

Tai biến ở người trẻ đang có dấu hiệu gia tăng.

2. Xử trí thế nào khi gặp tai biến?

Khi cơ thể xuất hiện từ 2 – 3 triệu chứng kể trên hoặc thấy ai đó có những triệu chứng nghi ngờ đột quỵ thì bạn cần liên hệ ngay với cơ sở y tế để cấp cứu càng sớm càng tốt. 

Trong thời gian đợi xe cấp cứu, bạn có thể áp dụng các biện pháp xử lý tạm thời dưới đây:

– Quan sát thật kỹ và ghi chép các biểu hiện của người bệnh và cung cấp cho nhân viên y tế khi họ đến nơi. 

– Để bệnh nhân nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, rộng rãi, bằng phẳng. 

– Tư thế nằm thoải mái nhất, hai chân duỗi thẳng, đầu kê cao hơn so với mặt đất khoảng 30 độ. 

– Nới lỏng quần áo, động viên bệnh nhân giữ bình tĩnh, hít thở đều, sâu, chậm rãi. 

– Nếu người bệnh nôn thì nghiêng người họ qua một bên, tránh dịch nôn xộc lên mũi và vào phổi. 

– Nếu người bệnh co giật, hãy lấy một miếng vải sạch quấn quanh chiếc đũa hoặc thanh dài rồi kẹp vào giữa hai hàm để tránh cắn vào lưỡi. 

Lưu ý, không tự ý di chuyển người đang bị tai biến, không chích nặn máu 10 đầu ngón tay, cạo gió hay cho người bệnh ăn, uống bất cứ thứ gì vì có thể khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn.  

3. Vì sao tai biến ngày càng gia tăng ở người trẻ?

Có nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan gây ra tai biến. Tuy nhiên có một số yếu tố khiến bệnh lý này ngày càng gia tăng ở giới trẻ, gồm:

3.1 Căng thẳng, stress gây 

Những áp lực trong công việc, cuộc sống đè nặng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ ở người trẻ. 

3.2 Ăn uống không khoa học

Ăn không đủ cả về chất và lượng có thể khiến cơ thể thiếu hụt dưỡng chất và năng lượng. Việc lựa chọn thực phẩm không lành mạnh, ăn nhiều chất béo có hại cũng là nguyên nhân làm tăng các nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và tai biến. Đây có thể là căn nguyên của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm trong cơ thể.

3.3 Sinh hoạt thiếu lành mạnh có thể dẫn đến các dấu hiệu tai biến ở người trẻ

Tắm đêm, thức khuya, ngủ muộn, ít vận động… là những thói quen phản khoa học thường thấy ở giới trẻ, đặc biệt là dân văn phòng. Các thói quen này có thể làm gia tăng nguy cơ tai biến.

3.4 Hút thuốc lá, uống rượu bia

Các chất kích thích này làm suy yếu thành mạch, tăng nguy cơ xơ vữa và hình thành cục máu đông, khiến mạch máu, trong đó có mạch máu não bị tắc nghẽn.

Đặc biệt, sự chủ quan đối với sức khỏe, xem nhẹ các triệu chứng bất thường chính là một yếu tố quan trọng đẩy người trẻ đến với nguy hiểm.

Nguyên nhân gây tai biến ở người trẻ

Căng thẳng, stress thường xuyên giúp người trẻ dễ đối mặt với nguy cơ tai biến.

4. Ảnh hưởng của đột quỵ đến cuộc sống và công việc của người trẻ

Việc đột quỵ ngày càng trẻ hóa gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống và công việc của người trẻ. 

Dù được cứu sống thoát khỏi nguy hiểm tính mạng, những người trẻ bị tai biến cũng dễ đối mặt với những nguy cơ gặp phải các di chứng như rối loạn vận động, rối loạn ngôn ngữ, suy giảm khả năng nhận thức,… Trong đó, rối loạn nhận thức là một trong những di chứng khó phục hồi nhất, đồng thời gây ảnh hưởng đến khả năng học tập, làm việc, lao động của những người trẻ. 

Cùng với sự suy giảm khả năng vận động, tư duy, người bệnh dễ cảm thấy tự ti về bản thân, sống khép mình và dễ gặp phải các rối loạn tâm – thần kinh như trầm cảm, lo âu, thay đổi tính tình, thường xuyên cáu gắt…

5. Ngăn ngừa tai biến ở người trẻ bằng cách nào?

Để ngăn ngừa tai biến xảy ra, các chuyên gia nội thần kinh khuyến cáo người trẻ không nên chủ quan, cần thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bất thường và điều trị sớm.

Đồng thời nên tạo nếp sống lành mạnh, hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia và các chất kích thích, có chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế sử dụng thức ăn nhanh, các thực phẩm chế biến sẵn, sinh hoạt lành mạnh, lao động vừa phải,…

Ngoài ra, người trẻ nên tránh stress trong cuộc sống, công việc, cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi. Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao cũng là biện pháp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả. 

Khi bản thân hoặc người thân có những dấu hiệu như đột ngột méo miệng, liệt mặt, tê, yếu nửa người, tê môi, cứng lưỡi, nói khó, mờ mắt, đau đầu…, cần gọi cấp cứu ngay để  đến bệnh viện sớm, chẩn đoán và điều trị trong thời gian vàng.

Phòng ngừa và điều trị khtai biến mạch máu não

Thăm khám Nội thần kinh thường xuyên giúp kiểm soát các nguy cơ gây tai biến ở người trẻ.

Trên đây là một số dấu hiệu tai biến ở người trẻ và những biện pháp xử trí. Ngay từ bây giờ, hãy chủ động thay đổi các thói quen xấu và thăm khám sức khỏe thường xuyên để ngăn chặn nguy cơ tai biến từ sớm. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital