Các dấu hiệu của bệnh trĩ: Làm sao để nhận biết và điều trị

Sở dĩ nói bệnh trĩ lành tính vì có thể điều trị khỏi nếu như người bệnh phát hiện kịp thời các dấu hiệu của bệnh trĩ và điều trị đúng hướng theo chỉ định của bác sĩ.

1. Giải thích bệnh trĩ và phân loại

1.1. Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ không phải bệnh lây nhiễm. Tuy nhiên đây lại là căn bệnh có tỷ lệ mắc trong cộng đồng rất cao. Chưa có câu trả lời xác đáng về cơ chế hình thành bệnh. Tuy nhiên, có hai giả thuyết được đưa ra để lý giải về cơ chế tạo nên căn bệnh ám ảnh này.

Giả thuyết đầu tiên cho rằng bệnh trĩ là hiện tượng những dây chằng cố định đám rối tĩnh mạch bị đứt. Điều này khiến tĩnh mạch hậu môn và bộ phận đệm hậu môn bị ứ máu, giãn ra và trượt ra ngoài. Giả thiết thứ hai cho răng, bệnh trĩ có thể bắt nguồn do rối loạn thần kinh vận mạch tạo nên các đáp ứng bất thường mở thông cầu nối thông động tĩnh mạch ở đệm hậu môn. Sau đó, máu với lưu lượng  lớn và ồ ạt dẫn tới tăng áp lực máu ở đám rối tĩnh mạch gây chảy máu và sa búi trĩ.

1.2. Phân loại bệnh trĩ

Hai dạng bệnh trĩ thường gặp là trĩ nội và trĩ ngoại. Bệnh trĩ nội là hiện tượng búi trĩ nằm trong hậu môn. Ngược lại, các búi trĩ ngoại xuất phát từ bên ngoài hậu môn và trực tràng. Trong trường hợp bệnh có tính chẩt của trĩ nội và trĩ ngoại thì được gọi là trĩ hỗn hợp.

các dấu hiệu của bệnh trĩ

Hình ảnh mô tả trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.

Đối với tất cả các dạng bệnh trĩ thì đều được chia thành 4 cấp độ. Trong đó, cấp độ 1 và 2 được coi là bệnh trĩ ở dạng nhẹ, không quá khó điều trị nếu như được phát hiện kịp thời. Bệnh trĩ cấp độ 1 và 2 được điều trị nội khoa bằng các loại thuốc được bác sĩ chỉ định.

Ở cấp độ 3,4, bệnh trĩ gây ra nhiều phiền toái hơn cho người mắc và không thể điều trị bằng thuốc. Khi đó, các bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp ngoại khoa như can thiệp thủ thuật, phẫu thuật để cắt bỏ búi trĩ cho người bệnh.

2. Những nguyên nhân đằng sau bệnh trĩ

Bệnh trĩ có thể xảy ra ở rất nhiều đối tượng và ở tất cả các độ tuổi. Tuy nhiên, bệnh trĩ ở trẻ em khá hiếm gặp và thông thường tuổi trung niên dễ mắc trĩ hơn. Người bị bệnh trĩ đa số nằm trong độ tuổi khoảng từ 30-60 tuổi. Nữ giới có tỉ lệ mắc cao hơn nam giới, chiếm tỷ lệ khoảng 60%.

Sau đây là một số nguyên nhân góp phần hình thành bệnh trĩ:

– Thực đơn ăn uống thiếu chất xơ từ rau củ quả sẽ làm tăng nguy cơ bị táo bón. Đây là thủ phạm hàng đầu gây ra bệnh trĩ

– Thói quen sinh hoạt hoặc tính chất công việc là ít vận động. Những người làm văn phòng là đối tượng rất dễ bị trĩ. Thường xuyên ngồi lâu một chỗ tạo ra những áp lực lớn lên hậu môn và trực tràng.

– Thai kỳ của phụ nữ

Thai kỳ của phụ nữ cũng là yếu tố gây ra bệnh trĩ

Thai kỳ của phụ nữ cũng là yếu tố gây ra bệnh trĩ

– Những người làm việc nặng nhọc, bê vác vật nặng thường xuyên, tạo ra áp lực lên ổ bụng kéo dài

– Thói quen đại tiện lâu và rặn quá mạnh khi đi đại tiện. Điều này thường gặp ở những người bị bệnh táo bón kinh niên.

– Quan hệ tình dục đồng giới thông qua đường hậu môn..

3. Các dấu hiệu của bệnh trĩ: Làm sao để nhận biết?

3.1. Các dấu hiệu bệnh trĩ phổ biến

Do đặc điểm vị trí xuất hiện mà trĩ nội và trĩ ngoại khác nhau. Các dấu hiệu nhận biết bệnh cũng có một số điểm khác nhau. Tuy thế các loại bệnh trĩ vẫn có dấu hiệu nhận biết chung như đau rát hậu môn, đại tiện ra máu, hậu môn sưng to, đại tiện kèm chất dịch nhầy… Thông thường, những dấu hiệu như đau rát nhẹ, phân dính máu, chảy máu hậu môn ít là những biểu hiện dạng nhẹ của bệnh. Ngay khi có những triệu chứng này, nên đi khám ngay và đừng bỏ qua thời điểm vàng chữa trĩ.

Khi bệnh tiến triển nặng, bệnh nhân rất dễ nhận biết. Búi trĩ sa ra ngoài đối với trĩ nội hoặc sưng to, đau rát đối với trĩ ngoại. Trong trường hợp này, việc tốt hơn hết bạn cần làm là đi khám để được chỉ định cắt trĩ. Bệnh trĩ ở giai đoạn nặng không thể tự khỏi. Các biến chứng nặng nề hơn sẽ xuất hiện và gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng.

3.2. Các dấu hiệu của bệnh trĩ nội

Các dấu hiệu trĩ nội thường có đặc trưng riêng là đi đại tiện ra máu. Nguyên nhân là khi đi đại tiện, người bệnh rặn dẫn đến tình trạng các búi trĩ cọ xát với phân hoặc với thành hậu môn gây ra chảy máu. Người bệnh sẽ đi đại tiện ra máu từ ít đến nhiều, từ vài giọt đến cả tia. Cảm giác đau rát, sau đó là sa búi trĩ, tuy vậy búi trĩ vẫn có thể co lên. Dần dần khi bệnh trở nặng thì búi trĩ sẽ lòi hẳn ra ngoài. Người bệnh phải dùng tay ấn mới lên được.

Bệnh trĩ nội nhẹ hơn trĩ ngoại, tuy nhiên nhận biết và điều trị trĩ nội thường gặp nhiều khó khăn hơn vì bệnh nhân nhận biết muộn. Giai đoạn đầu, trĩ nội rất khó nhận biết bởi các dấu hiệu không rõ ràng. Ngoài các biểu hiện chung, trĩ nội ở cấp độ 1,2 không gây ảnh hưởng quá nhiều đến đời sống của người bệnh.

3.3. Các dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại

Trĩ ngoại tuy nguy hiểm và dẫn đến nhiều biến chứng hơn nhưng lại dễ nhận biết hơn. Trong thời gian đầu, có thể thấy các nốt màu đỏ, kích thước khá nhỏ ở xung quanh lỗ hậu môn. Theo thời gian các nốt này sẽ to ra, gây vướng víu và đem lại nhiều bất tiện trong sinh hoạt của người bệnh.

Bệnh trĩ ngoại gây đau đớn cho người bệnh bởi búi trĩ nằm bên ngoài, thường xuyên cọ xát với trang phục, ghế ngồi,… Bên cạnh đó, bệnh trĩ ngoại không gây ra chảy máu nhiều như trĩ nội. Lý do là vì búi trĩ nằm hoàn toàn bên ngoài hậu môn, ít chịu áp lực khi người bệnh rặn để đại tiện. Bệnh trĩ ngoại cần được chữa trị đúng lúc, đúng hướng vì nguy cơ biến chứng là rất cao. Người bệnh có thể bị ung thư trực tràng, hoại tử hậu mone,…

3.4.Cần đi khám và điều trị bệnh trĩ vào thời điểm nào?

Bệnh trĩ không thể tự khỏi và cũng không nhẹ đi. Các dấu hiệu bệnh trĩ cần được nhận biết sớm. Người bệnh cần đi khám để có phương hướng điều trị càng sớm càng tốt. Đối với bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ, hoàn toàn có thể điều trị nội khoa bằng các thuốc được các bác sĩ chỉ định. Người bệnh không nên để bệnh đến mức độ quá nặng rồi mới đến khám chữa. Lúc này, các bác sĩ buộc phải can thiệp ngoại khoa bằng các thủ thuật, phẫu thuật.

Bệnh nhân nên thăm khám để được điều trị kịp thời và dứt điểm

Bệnh nhân nên thăm khám để được điều trị kịp thời và dứt điểm

4. Phòng ngừa bệnh trĩ bằng biện pháp nào?

Phòng ngừa bệnh trĩ là điều cần làm đối với mọi lứa tuổi. Cần duy trì những thói quen sau đây để ngăn ngừa trĩ hiệu quả.

– Luôn duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất đặc biệt là chất xơ từ hoa quả, rau xanh, ngũ cốc,…

– Uống đủ nước trong ngày

– hạn chế thực phẩm cay nóng, chiên rán để tránh nguy cơ táo bón và nguy cơ tạo áp lực lên hệ tiêu hóa nói chung.

– Tăng cường vận động, tránh ngồi một vị trí trong thời gian dài.

– Hạn chế tắc nghẽn mạch máu hậu môn bằng cách ngâm nước nóng từ 15-20p

Hãy đến các cơ sở chuyên khoa uy tín ngay khi có các dấu hiệu của bệnh trĩ. Điều này sẽ giúp bạn điều trị bệnh hiệu quả và kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital