Các cách trị cúm cho bà bầu 3 tháng đầu an toàn, hiệu quả

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ - Bác sĩ

Đặng Thị Kim Hạnh

Trưởng đơn vị Tiêm chủng

Bị cảm cúm khi đang mang thai là một trong những nỗi lo lớn nhất của các bà bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ bầu không thể tự ý điều trị cúm tại nhà bằng thuốc mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Vậy dưới đây là các cách trị cúm cho bà bầu 3 tháng đầu an toàn, không gây ảnh hưởng đến thai nhi mà mẹ có thể tham khảo.

1. Nhận biết triệu chứng cúm của bà bầu

Trước khi tìm hiểu cách trị cúm như thế nào an toàn, hiệu quả, bạn cần nắm được những triệu chứng bị cúm để phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm.

– Ho khan.
– Sốt, mệt mỏi (tuy nhiên không phải ai bị cúm cũng đều sốt).
– Viêm họng.

cách trị cúm cho bà bầu 3 tháng đầu

Mẹ bầu là đối tượng dễ bị virus cúm tấn công dẫn đến ốm sốt, mệt mỏi

– Cảm giác ớn lạnh.
– Đau cơ toàn thân hoặc đau cơ cơ thể.
– Đau đầu.
– Nghẹt mũi và chảy nước mũi.
Các triệu chứng cúm thường có những biểu hiện rõ ràng, tiến triển nhanh chóng. Chúng thường kéo dài từ 1 đến 2 tuần và có xu hướng nặng hơn so với triệu chứng cảm lạnh thông thường.

Mẹ bầu có thể mắc cúm bất kỳ thời điểm nào trong năm, nhưng đặc biệt là khi thời tiết giao mùa. Vì thế, mẹ bầu nên cẩn trọng và tự trang bị kiến thức chữa cảm cúm hiệu quả, an toàn tại nhà.

2. Cách trị cúm cho bà bầu 3 tháng đầu 

2.1. Giảm sốt bằng cách chườm khăn 

Việc lau người bằng nước ấm có thể giúp lỗ chân lông trên cơ thể mở rộng, giãn các mạch máu ngoại vi và tăng cường lưu thông máu. Điều này có thể giúp giảm dần cơn sốt. Bà bầu có thể lau người ở các vùng như nách, bẹn và trán để giảm sốt nhanh chóng.

Mẹ bầu chỉ nên dùng khăn mát để chườm, không nên tắm nước mát để tránh bệnh tình diễn biến nặng hơn.

2.2. Chữa đau họng bằng nước muối 

Chữa đau họng bằng nước muối là một phương pháp truyền thống và hiệu quả. Nước muối giúp làm giảm viêm nhiễm và làm sạch vùng họng bằng cách loại bỏ các tạp chất và vi khuẩn. Nó cũng có thể giảm đau và làm dịu cảm giác khó chịu trong họng.

Chữa đau họng bằng nước muối là biện pháp giảm cảm cúm từ dân gian, không gây ảnh hưởng đến thai kì của mẹ

Chữa đau họng bằng nước muối là biện pháp giảm cảm cúm từ dân gian, không gây ảnh hưởng đến thai kì của mẹ

Tuy phương pháp này thường an toàn và không gây tác dụng phụ nghiêm trọng, nhưng nếu triệu chứng mẹ bầu bị đau họng kéo dài nên đi khám để được tư vấn thuốc sử dụng.

2.3. Ngủ đủ giấc

Sốt và mệt mỏi là những phản ứng thông thường của cơ thể khi bị nhiễm trùng. Để tăng cường hoạt động của tế bào bạch cầu, mẹ bầu nên chú trọng vào việc nghỉ ngơi đầy đủ. Biện pháp này giúp giảm thiểu tình trạng mệt mỏi, nhanh chóng phục hồi sức khỏe và mang lại cảm giác thoải mái hơn. Điều này cũng giúp đẩy lùi bệnh nhanh chóng.

2.4. Hạn chế mất nước do sốt bằng nước lọc hoặc chất điện giải 

Để hạn chế tình trạng mất nước do sốt, mẹ bầu nên đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể. Dưới đây là hai phương pháp hữu ích để duy trì lượng nước cần thiết:

– Uống nước lọc: Nước lọc là một lựa chọn tốt để giữ cho cơ thể được cung cấp đủ nước. Hãy cố gắng uống nước trong suốt cả ngày, và đặc biệt là khi bạn đang bị sốt. Nước lọc giúp bổ sung nước một cách đơn giản, giúp đào thải độc tố bên trong cơ thể ra bên ngoài 1 cách tự nhiên.

Uống đủ nước mỗi ngày giúp cơ thể đào thải độc tố ra bên ngoài

Uống đủ nước mỗi ngày giúp cơ thể đào thải độc tố ra bên ngoài

– Uống nước có chứa chất điện giải: Trong trường hợp sốt kéo dài hoặc nặng, cơ thể có thể mất nhiều chất điện giải quan trọng như muối và khoáng chất. Bổ sung chất điện giải là cách trị cúm cho bà bầu 3 tháng đầu hiệu quả, giảm tình trạng mất nước và mệt mỏi của cơ thể.

Ngoài ra, hãy luôn lắng nghe cơ thể và uống nước khi cảm thấy khát. Nếu triệu chứng sốt kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được đánh giá và điều trị thích hợp.

2.5. Vận động nhẹ nhàng tại nhà

Tuy đang bị cảm cúm và cần được nghỉ ngơi nhiều hơn, nhưng nếu mẹ bầu không sốt thì vẫn nên vận động nhẹ nhàng. Việc vận động nhẹ như đi bộ giúp cơ thể lưu thông khí huyết rất tốt cho việc hồi phục sau cảm cúm.

Vận động nhẹ nhàng có thể giúp cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường sức khỏe và cảm giác thoải mái cho mẹ bầu khi bị cảm cúm. Tuy nhiên, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi vận động, đảm bảo việc vận động phù hợp với tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi.

2.6. Bổ sung Vitamin C 

Vitamin C giúp củng cố hệ thống miễn dịch và tăng cường khả năng chống lại các bệnh truyền nhiễm trong đó có cảm cúm. Mẹ bầu nên bổ sung Vitamin C vào cơ thể thông qua những cách sau:

– Ăn thực phẩm giàu Vitamin C: Bổ sung vitamin C trong chế độ ăn hàng ngày của bạn. Các nguồn tốt của vitamin C bao gồm: cam, chanh, quýt, dứa, dâu tây, kiwi, cà chua, rau xanh như cải xoăn, rau bina, và các loại hành.

– Bổ sung vitamin C: Nếu bạn không thể đạt đủ lượng vitamin C từ thực phẩm, bạn có thể xem xét bổ sung vitamin C dưới dạng viên nang hoặc bột. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn cần xin ý kiến của bác sĩ trước khi uống C để đảm bảo cơ thể không bị thừa chất.

– Uống nước trái cây: Nước trái cây cung cấp nhiều Vitamin khác nhau, trong đó có Vitamin C vô cùng dồi dào. Việc uống nước trái cây cũng luôn được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mẹ bầu nên sử dụng.

Ngoài việc bổ sung vitamin C, hãy nhớ duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm ăn một chế độ ăn cân đối, uống đủ nước, và nghỉ ngơi đầy đủ để giúp cơ thể mẹ bầu đối phó với cảm cúm một cách tốt nhất.

3. Phòng ngừa bị cảm cúm cho mẹ bầu bằng tiêm chủng vắc xin 

Tiêm phòng cúm khi mang thai được đánh giá là an toàn và có nhiều lợi ích. Các chuyên gia tiêm chủng khuyến cáo rằng tất cả phụ nữ mang thai trong mùa cúm nên tiêm phòng cúm, kể cả trong 3 tháng đầu thai kỳ. Những ưu điểm của việc tiêm phòng cúm:

– Ngăn ngừa cảm cúm và biến chứng cho mẹ: Cúm có khả năng tiến triển nhanh và trở nặng hơn ở phụ nữ mang thai, gây các biến chứng thai kì

Phòng ngừa cúm mùa bằng cách tiêm vắc xin được các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên thực hiện

Phòng ngừa cúm mùa bằng cách tiêm vắc xin được các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên thực hiện

– Ngăn ngừa vấn đề sức khỏe tiềm ẩn cho thai nhi do cúm: Bị sốt do cúm trong giai đoạn đầu thai kỳ có thể tăng nguy cơ dị tật cho thai nhi.

– Tạo đề kháng cho trẻ sơ sinh: Vắc xin cúm chỉ có thể tiêm sau khi bé đạt 6 tháng tuổi. Nếu bạn tiêm phòng cúm khi mang thai, kháng thể sẽ được truyền qua cả thai nhi và sữa mẹ (nếu bạn cho con bú) giúp bảo vệ bé khỏi virus cúm mùa.

Phụ nữ mang thai có thể được tiêm phòng cúm bất cứ lúc nào trong thai kỳ, nhưng nên tiêm phòng sớm vào mùa cúm (tháng 10). Đây cũng là phương pháp phòng ngừa an toàn hiệu quả bên cạnh các cách điều trị cúm cho bà bầu 3 tháng đầu đã được bài viết giới thiệu bên trên.

Để được tư vấn và đặt lịch tiêm chủng sớm nhất tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI, hãy để lại thông tin của bạn để chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital