Viêm xoang mạn là một trong những bệnh lý phổ biến hàng đầu hiện nay. Tình trạng xảy ra khi các khoang quanh mũi bị viêm và sưng tấy lên, kéo dài trên 12 tuần. Các triệu chứng phổ biến của bệnh bao gồm: Ngạt mũi, khó thở, chảy nước mũi, giảm khứu giác, vị giác… Nếu bệnh không được can thiệp điều trị sớm thì rất dễ để lại nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Vậy cụ thể những biến chứng của bệnh viêm xoang mạn là gì?
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu bệnh viêm xoang mạn
1.1. Bệnh viêm xoang mạn là gì?
Viêm xoang mạn tính là hiện tượng các mô xoang trong mũi vị viêm gây ra tình trạng sưng phù kéo dài đến hơn 12 tuần. Chính sự phù nề này khiến cho dịch hô hấp có trong các hốc xoang bị ứ đọng, không được dẫn lưu. Vì thế mà người bệnh cảm thấy ngạt mũi, khó thở và đôi khi là mất khứu giác.
Bệnh viêm mũi xoang mạn có thể xảy ra với mọi đối tượng, bao gồm cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, đối tượng chiếm phần lớn lại là những người có hệ miễn dịch yếu kém như trẻ em, phụ nữ mang bầu và người già.
1.2. Các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm xoang mạn tính
Trên thực tế, triệu chứng của viêm xoang mạn rất giống triệu chứng của viêm xoang cấp. Có lẽ vì thế mà nhiều người đã chủ quan, không can thiệp điều trị. Tuy nhiên, để xác định thể viêm xoang mũi của người bệnh là cấp tính hay mạn tính, chúng ta có thể dựa vào các dấu hiệu sau:
– Cảm nhận được dòng chảy của dịch nhầy từ hốc xoang chảy ngược ra mũi và xuống họng;
– Mũi tắc nghẽn hoàn toàn, khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc thở, nhất là trước khi đi ngủ, thường có xu hướng dùng miệng để thở;
– Vị giác lẫn khứu giác đều bị suy giảm hoặc biến mất tạm thời;
– Có cảm giác nặng mặt vì toàn bộ vùng má, mũi, mắt, trán đều bị sưng phù;
– Đau rát họng, nhất là ở vùng xương hàm và răng ở hàm trên;
– Muốn ho, đặc biệt là vào ban đêm;
– Hơi thở có mùi;
– Mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, sụt cân…
1.3. Nguyên nhân gây ra viêm xoang mạn là gì?
Nếu như viêm xoang cấp khởi phát phần lớn do các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài như virus, vi khuẩn, khói bụi, phấn hoa, lông động vật… thì viêm xoang mạn chính là hậu quả của việc không điều trị kịp thời và triệt để các triệu chứng của viêm xoang cấp.
Bên cạnh đó, viêm xoang mạn còn đến từ một vài nguyên nhân sau:
– Các khối polyp trong mũi: Polyp mũi hay u mũi đều làm cản trở hoạt động của các lỗ xoang, làm tăng nguy cơ tắc nghẽn dịch hô hấp;
– Cơ địa dị ứng: Khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, mũi có thể sinh ra phản ứng viêm, làm tắc xoang;
– Lệch, vẹo hoặc có gờ ở vách ngăn mũi: Dị tật này khiến cho đường thở bị ảnh hưởng và hoạt động lưu thông của các xoang cũng bị ảnh hưởng;
– Gặp tai nạn ở vùng mặt: Các tai nạn khiến các hốc xoang phải chịu tác động 1 lực lớn nên dễ bị biến dạng và làm gián đoạn quá trình lưu thông dịch hô hấp;
1.4. Các yếu tố nguy cơ
Ngoài các nguyên nhân gây bệnh, người bệnh vẫn có thể mắc bệnh nếu có một vài yếu tố nguy cơ sau:
– Người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng;
– Người bị rối loạn miễn dịch;
– Người sống hoặc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi và hóa chất độc hại;
– Người có tiền sử mắc các bệnh hô hấp, đặc biệt là bệnh hen suyễn;
– Người bị cảm hoặc mắc các bệnh lý nhiễm trùng khác: viêm amidan, viêm họng, viêm mũi…
2. Những biến chứng của bệnh viêm xoang mạn là gì?
Viêm xoang mạn không hẳn là một bệnh nghiêm trọng hay hiểm nghèo nhưng nếu không được tích cực điều trị, bệnh sẽ để lại nhiều biến chứng không mong muốn:
– Làm cho các con hen suyễn trở nên nghiêm trọng hơn;
– Tình trạng nhiễm trùng lan rộng có nguy cơ làm suy giảm hoặc vĩnh viễn mất thị lực, viêm màng não;
– Nguy cơ tụ máu gây phình động mạch, làm gián đoạn quá trình vận chuyển máu đến não, gây ra nguy cơ đột quỵ;
Có thể nói, không chỉ gây ảnh hưởng lớn tới việc sinh hoạt hằng ngày của người bệnh như trò chuyện, ăn uống, ngủ, nghỉ ngơi… bệnh còn gây tác động trực tiếp đến sức khỏe người bệnh.
3. Chẩn đoán bệnh viêm xoang mạn như thế nào?
3.1. Khám lâm sàng
Khi nhận thấy cơ thể mình xuất hiện bất cứ triệu chứng nào, người bệnh cũng cần tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được thăm khám và kiểm tra.
– Bác sĩ sẽ hỏi thăm để thu thập một vài thông tin về triệu chứng lâm sàng, các bệnh ý nhiễm trùng đang mắc hoặc các loại thuốc đang dùng (nếu có);
– Bác sĩ đánh giá mức độ của bệnh bằng cách kiểm tra mức độ đau ở các khu vực như hàm trên, má, mắt…
– Thăm khám bằng đèn hoặc máy nội soi để kiểm tra chi tiết tình trạng nhiễm trùng bên trong hốc xoang; Đồng thời kiểm tra xem mũi của người bệnh có cấu trúc bất thường không.
3.2. Xét nghiệm
Sau khi kết thúc quá trình khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh tiến hành một số nghiệm cần thiết như:
– Nội soi mũi: Được đánh giá là phương pháp ưu việt nhất hiện nay nhờ khả năng đem lại hình ảnh sắc nét, giúp bác sĩ tiếp cận và chẩn đoán bệnh lý chính xác;
– Xét nghiệm hình ảnh: Bên cạnh nội soi, bác sĩ cũng sẽ chỉ định người bệnh tiến hành chụp cắt lớp vi tính CT hoặc chụp cộng hưởng từ MRI. Những hình ảnh từ các phương pháp chụp này giúp bác sĩ đánh giá được mức độ tổn thương chính xác hơn;
– Test dị nguyên: Trong trường hợp bác sĩ nghi ngờ nguyên nhân gây viêm xoang mũi là do dị ứng thì sẽ đưa ra chỉ định test dị nguyên. Bác sĩ sẽ đặt một miếng pad đã chứa dị nguyên lên tay để kiểm tra phản ứng. Sau đó sẽ đưa ra kết luận.
– Nuôi cấy dịch: Còn nếu nghi ngờ nguyên nhân gây viêm mũi xoang là do nhiễm trùng thì bác sĩ sẽ tiến hành lấy một lượng nhỏ dịch mũi. Sau đó đem dịch mũi vừa lấy được đi phân tích nhằm xác định chính xác chủng loại vi khuẩn. Từ đó, bác sĩ sẽ kê đơn hoặc tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.
Có thể nói, viêm xoang mạn vừa khó chữa dứt điểm, vừa để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy người bệnh đừng chủ quan, hãy tới ngay cơ sở y tế uy tín để được điều trị sớm, tránh để bệnh chuyển thành mạn tính. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về bệnh viêm xoang mạn là gì, cũng như những biến chứng mà nó có thể gây ra.