Rất nhiều người bị sưng lợi hàm dưới trong cùng một cách bất ngờ và không biết rằng, đây là dấu hiệu báo hiệu nhiều vấn đề răng miệng. Vậy, lợi trong cùng hàm dưới bị sưng là bệnh gì, có nguy hiểm không và xử lý như thế nào? Cùng TCI tìm hiểu những điều này qua bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân sưng lợi trong cùng hàm dưới
Sưng lợi hàm dưới trong cùng là không phải là hiện tượng hiếm gặp trong răng miệng. Hiện tượng sưng lợi này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và thường đi kèm với các triệu chứng như:
– Đau nhức: Mức độ đau có thể từ nhẹ đến dữ dội, ảnh hưởng đến sinh hoạt.
– Sưng tấy: Lợi bị sưng đỏ, căng tức, có thể lan ra má hoặc cổ.
– Chảy máu: Lợi có thể chảy máu khi đánh răng hoặc chải răng.
– Hôi miệng: Do vi khuẩn tích tụ nhiều trong khoang miệng.
Các triệu chứng đi kèm là điều kiện cần thiết nhằm chẩn đoán bệnh lý đang xảy ra với người bệnh, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến có thể làm lợi trong cùng hàm dưới bị sưng như:
1.1. Viêm lợi bị sưng lợi hàm dưới trong cùng
Viêm lợi dễ nhận biết với triệu chứng lợi sưng, đau, đỏ. Tình trạng viêm lợi cũng có nhiều nguyên nhân:
– Viêm lợi do mảng bám: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây sưng lợi. Mảng bám là lớp màng dính màu trắng bám trên bề mặt răng, nếu không được loại bỏ thường xuyên sẽ cứng lại thành cao răng, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển và gây viêm lợi.
– Viêm lợi do nội tiết tố: Phụ nữ có thể bị viêm lợi do thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc mãn kinh.
– Viêm lợi do thuốc: Một số loại thuốc như thuốc chống co giật, thuốc giảm huyết áp,… có thể gây ra tác dụng phụ là sưng lợi.
1.2. Nhiễm trùng
Một số vấn đề nhiễm trùng răng lợi có thể trở thành nguyên nhân chính khiến lợi trong cùng bị sưng như:
– Viêm nha chu: Đây là tình trạng viêm nhiễm nặng nề của lợi và mô hỗ trợ răng. Trong nhiều trường hợp, viêm nha chu có thể để lại hậu quả mất răng nếu không được điều trị kịp thời.
– Áp xe nướu/lợi: Là tình trạng mủ tích tụ trong lợi, gây sưng tấy, đau nhức và có thể dẫn đến sốt.
1.3. Mọc răng khôn
Răng khôn mọc ngầm hoặc mọc lệch có thể gây áp lực lên lợi, dẫn đến sưng tấy và đau nhức.
1.4. Bị sưng lợi hàm dưới trong cùng do chấn thương
Tai nạn hoặc va đập mạnh vào mặt có thể gây tổn thương lợi, dẫn đến sưng tấy và chảy máu. Ngoài ra, trong khi ăn uống, sự tác động của thức ăn như xương lớn, xương nhỏ, hoặc khi đánh răng, lực đánh răng quá mạnh đập vào vùng lợi trong cùng hàm dưới này cũng là những nguyên nhân khiến vùng lợi này bị sưng.
1.5. Vệ sinh răng miệng kém
Không đánh răng hoặc đánh răng không đúng cách là nguyên nhân chính dẫn đến tích tụ mảng bám, vi khuẩn, gây viêm lợi và sưng tấy.
Nhìn chung, có rất nhiều nguyên nhân gây hiện tượng sưng lợi phía trong cùng hàm dưới. Một số nguyên nhân có thể bắt nguồn từ các bệnh lý. Do đó, bạn nên sớm đến các cơ sở nha khoa uy tín để kiểm tra, tìm và trị đúng bệnh lý răng miệng đang gặp phải.
2. Cách điều trị sưng lợi hàm dưới trong cùng
Trong một số trường hợp sưng lợi do tai nạn, va đập, việc sưng lợi có thể giảm dần. Còn lại, hầu hết các trường hợp, sưng lợi đều liên quan đến bệnh lý hoặc vấn đề răng miệng cần được giải quyết bởi nha sĩ. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây sưng lợi, bác sĩ sẽ cho người bệnh các phương pháp điều trị phù hợp.
Một số điều trị phổ biến:
2.1. Vệ sinh răng miệng
Việc vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng là điều rất cần thiết khi điều trị sưng lợi nói riêng cũng như các bệnh lý răng miệng nói chung. Đây cũng là bước quan trọng trong việc điều trị sưng lợi và ngăn ngừa vấn đề này tái phát.
Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách đánh răng và chải răng đúng cách để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn, ngăn ngừa viêm lợi tái phát. Bạn cần đánh răng đúng cách, ít nhất 2 lần sáng tối, dùng kem đánh răng chứa flour và bàn chải lông mềm để vệ sinh răng miệng. Bên cạnh đó, cần kết hợp chỉ nha khoa, nước súc miệng cạo lưỡi, để vệ sinh mọi vị trí trong miệng.
2.2. Sử dụng thuốc
Cần lưu ý rằng. việc sử dụng thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ để tránh các vấn đề tương tác thuốc và những nguy hiểm lâu dài với sức khỏe. Với người sưng lợi, bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhằm điều trị nhiễm trùng, giảm đau nhức, giảm sưng tấy trong một số trường hợp:
– Thuốc giảm đau: Nếu bạn bị đau nhức, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau như paracetamol hoặc ibuprofen.
– Thuốc kháng viêm: Nếu sưng lợi do nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng viêm như amoxicillin hoặc clindamycin.
– Thuốc kháng sinh: nhằm điều trị nhiễm trùng nếu có.
– Thuốc bôi: Một số loại thuốc bôi có thể được sử dụng để giảm đau và sưng tấy, chẳng hạn như benzocaine hoặc lidocaine.
2.3. Các điều trị nha khoa
Với một số bệnh lý, việc sử dụng các điều trị nha khoa sẽ được chỉ định để loại bỏ tình trạng nguyên nhân khiến lợi trong cùng vùng hàm dưới bị sưng:
– Cạo vôi răng: Giải quyết vôi răng hiện nay khá nhanh với các phương pháp hiện đại. Việc lấy vôi răng đồng thời cũng là cách giúp chúng ta vệ sinh khoang miệng, loại bỏ các tác nhân gây viêm nhiễm.
– Điều trị nha chu: Nếu bạn bị viêm nha chu, cần thực hiện điều trị chuyên sâu nhằm loại bỏ vi khuẩn, kiểm soát sự tiến triển của bệnh.
– Nhổ răng khôn: Nếu sưng lợi do răng khôn mọc ngầm hoặc mọc lệch, bác sĩ có thể chỉ định nhổ răng khôn.
2.4. Biện pháp tại nhà
Bác sĩ cũng có thể lưu ý việc áp dụng một số biện pháp tại nhà để giảm sưng lợi như:
– Súc miệng bằng nước muối ấm: Nước muối có tác dụng sát khuẩn, giúp giảm viêm và sưng tấy.
– Chườm lạnh: Sử dụng túi chườm lạnh để chườm lên má hoặc cổ trong khoảng 15-20 phút mỗi lần, vài lần mỗi ngày để giảm sưng tấy.
– Uống nhiều nước: Uống nhiều nước giúp cơ thể đào thải độc tố, giảm sưng tấy và thúc đẩy quá trình hồi phục.
– Tránh thức ăn cay nóng, cứng, dai: Những loại thức ăn này có thể gây kích ứng lợi và làm tình trạng sưng tấy thêm trầm trọng.
3. Lưu ý
– Nên đến các cơ sở Răng Hàm Mặt uy tín để thăm khám, xác định đúng bệnh lý nguyên nhân gây sưng lợi trong cùng hàm dưới và kiểm soát bệnh kịp thời.
– Nếu bạn bị sưng lợi hàm dưới trong cùng kèm theo các triệu chứng như sốt cao, ớn lạnh, khó thở,… cần đến sự hỗ trợ của bác sĩ ngay lập tức để chẩn đoán và điều trị.
– Bên cạnh việc chú ý trong ăn uống và chăm sóc răng miệng tại nhà, bạn nên đi khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm và điều trị các bệnh lý về răng miệng, ngăn ngừa sưng lợi và các biến chứng nguy hiểm.
Nhìn chung, bị sưng lợi hàm dưới trong cùng cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng cũng như các vấn đề của cơ thể. Chính vì thế, người bệnh cần sớm đến các cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám, kiểm tra nguyên nhân và điều trị kịp thời khi có dấu hiệu bệnh. Bên cạnh đó, cầm duy trì thói quen khám nha định kỳ chăm sóc răng miệng và tầm soát các vấn đề bệnh lý. Đây cũng là cách cần thiết giúp bạn hạn chế tình trạng sưng lợi cũng như nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm có thể hình thành.