Bị sốt sau tiêm vacxin: Cách ứng phó và sử dụng thuốc an toàn

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Minh Vỹ

Bác sĩ tiêm chủng

Khi trẻ em tiêm vacxin, một trong những phản ứng phụ phổ biến mà trẻ em thường gặp là sốt. Điều này khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng và thắc mắc không biết nên hạ sốt cho trẻ bằng cách nào, liệu có nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt không, tiêm vacxin bị sốt uống thuốc gì. Trong bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bố mẹ nhé!

1. Những cách hạ sốt khi trẻ em bị sốt sau tiêm vacxin

1.1. Hạ sốt không dùng thuốc

Trước khi quyết định cho trẻ uống thuốc hạ sốt, phụ huynh nên thử các cách hạ sốt tại nhà không dùng thuốc trước. Đây là những cách đơn giản và an toàn để giúp trẻ giảm sốt:

– Giữ cho trẻ luôn thoáng mát và uống đủ nước: Khi trẻ bị sốt, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng hơn bình thường. Do đó, việc giữ cho trẻ luôn thoáng mát và uống đủ nước sẽ giúp cơ thể giảm nhiệt độ và lấy lại sức khỏe nhanh chóng. Bạn có thể cho trẻ mặc quần áo thoáng khí, thấm hút mồ hôi, ở trong không gian thoáng và luôn đảm bảo trẻ uống đủ nước.

– Dùng khăn ướt để lau người: Khi trẻ bị sốt, việc dùng khăn ướt để lau người sẽ giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể và mang lại cảm giác thoải mái cho trẻ. Tuy nhiên, bạn cần nhớ dùng khăn ướt ấm thay khăn thường xuyên.

Chườm khăn là cách giảm sốt hiệu quả cho trẻ

Chườm khăn là cách giảm sốt hiệu quả cho trẻ

– Cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ: Khi trẻ bị sốt, cơ thể sẽ mất nhiều năng lượng. Do đó, việc cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ sẽ giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn.

– Duy trì dinh dưỡng: Dinh dưỡng là yếu tố cần thiết để trẻ có năng lượng cung cấp cho cơ thể trong quá trình hình thành kháng thể và chống lại các phản ứng phụ sau tiêm chủng. Bố mẹ nhớ cho trẻ ăn uống đủ bữa và đầy đủ dinh dưỡng.

– Theo dõi nhiệt độ cơ thể của trẻ: Bố mẹ nên theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ thường xuyên để biết được mức độ sốt và có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi cần thiết.

1.2. Hạ sốt bằng thuốc

Nếu sau khi thử các biện pháp hạ nhiệt trên mà tình trạng sốt của trẻ không thuyên giảm. Bố mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt để giúp tình trạng của con ổn đinh hơn. Tuy nhiên cần lưu ý rằng mọi quyết định về sử dụng thuốc sau khi tiêm vacxin cần được thảo luận và tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả tích cực và an toàn cho trẻ.

Dưới đây là những trường hợp cần thiết phải cho trẻ uống thuốc hạ sốt sau khi tiêm vacxin:

– Nhiệt độ cơ thể trẻ trên 38,5 độ C: Nếu trẻ sốt có nhiệt độ cơ thể vượt quá 38, 5 độ C, bạn có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt để giảm nhiệt độ và giúp trẻ thoải mái hơn. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ cơ thể chỉ từ 37-38 độ C, bạn có thể sử dụng các cách hạ sốt tại nhà đã được đề cập ở trên.

– Sốt kéo dài hơn 24 giờ: Nếu trẻ bị sốt sau khi tiêm vacxin và sốt kéo dài hơn 24 giờ, bạn nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt để giúp cơ thể giảm nhiệt độ và phục hồi sức khỏe. Nếu sốt không giảm sau khi uống thuốc, bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

2.Thuốc hạ sốt nào an toàn cho trẻ em sau tiêm vacxin?

2.1 Tiêm vacxin bị sốt uống thuốc gì?

Việc sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm vacxin cần được thực hiện cẩn thận và đúng liều lượng. Trong tất cả trường hợp, quyết định sử dụng thuốc sau khi tiêm vacxin nên được chỉ định và hướng dẫn bởi bác sĩ.

Tiêm vacxin bị sốt uống thuốc gì là câu hỏi nhiều người quan tâm

Tiêm vacxin bị sốt uống thuốc gì là câu hỏi nhiều người quan tâm

Thông thường, để hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm vacxin, bác sĩ có thể chỉ đđịnh cho trẻ  sử dụng các loại thuốc hạ sốt an toàn như paracetamol (acetaminophen) hoặc ibuprofen với liều lượng phù hợp với cân nặng của trẻ.

2.2 Những lưu ý khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt sau tiêm vacxin

Việc sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm vacxin cần được thực hiện cẩn thận và đúng liều lượng. Dưới đây là những lưu ý cần nhớ khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt:

– Tham khảo ý kiến bác sĩ và tuân theo chỉ định của bác sĩ: Dựa vào kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp, an toàn và hiệu quả với tình trạng cụ thể của trẻ.

– Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng: Trước khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để biết rõ về liều lượng và cách sử dụng đúng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về sử dụng hạ sốt, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhà thuốc.

– Tuân thủ đúng liều lượng: Bạn không nên tăng hoặc giảm liều lượng thuốc một cách tự ý mà phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhà thuốc. Điều này là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho trẻ.

– Không dùng thêm thuốc ho hoặc thuốc hạ sốt khác: Việc dùng thêm thuốc khác có thể làm tăng liều lượng paracetamol khiến trẻ gặp phản ứng phụ quá liều paracetamol. Nếu trẻ bắt buộc phải dùng các loại thuốc khác, bố mẹ nên thảo luận với bác sĩ để được tư vấn về liều lượng phù hợp.

Mọi quyết định về sử dụng thuốc sau khi tiêm vacxin nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn và chỉ định phù hợp, an toàn cho trẻ bố mẹ nhé.

3. Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ khi bị sốt sau tiêm vacxin?

Phản ứng phụ sốt sau khi tiêm vacxin thường nhẹ và sẽ tự thuyên giảm sau 1-2 ngày. Các phản ứng phụ nặng rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên cha mẹ cũng cần lưu ý nếu trẻ có biểu hiện sốt sau khi tiêm vacxin như dưới đây, cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay:

– Sốt kéo dài hơn 3 ngày

– Sốt trên 39 độ kèm co giật

– Trẻ có các triệu chứng khác như tím tái, khó thở, hoặc suy chức năng cơ quan như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy thận, suy gan.

Việc ba mẹ đưa bé đến cơ sở y tế đảm bảo việc xử lý kịp thời và đảm bảo an toàn cho trẻ.

Ba mẹ đưa bé đến cơ sở y tế ngay nếu trẻ có biểu hiện bất thường

Ba mẹ đưa bé đến cơ sở y tế ngay nếu trẻ có biểu hiện bất thường

Sốt sau khi tiêm vacxin là một hiện tượng phổ biến ở trẻ em và thường không đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm vacxin cần được thực hiện cẩn thận và đúng liều lượng để đảm bảo an toàn cho trẻ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhà thuốc để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.

Trẻ em thực hiện tiêm chủng tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI sẽ được hướng dẫn đầy đủ về cách chăm sóc và sử dụng thuốc giảm đau/hạ sốt sau tiêm chủng giúp đảm bảo an toàn cho trẻ. Đồng thời trong thời gian theo dõi sức khỏe sau tiêm chủng tại nhà nếu như trẻ có bất cứ vấn đề nào gây lo lắng, bố mẹ có thể liên hệ trực tiếp tới Phòng tiêm chủng để được hỗ trợ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital