Bị lở miệng (nhiệt miệng) là tình trạng rất phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Một nghiên cứu khoa học cho thấy có đến 20% dân số thế giới bị nhiệt miệng thường xuyên.
Menu xem nhanh:
1. Những điều có thể bạn không biết về nhiệt miệng
Nhiệt miệng hay còn gọi là loét miệng hoặc lở miệng. Đây là hiện tượng xuất hiện những vết loét nông, kích thước nhỏ ở niêm mạc miệng. Vùng quanh vết loét thường sưng đỏ, vết loét có màu trắng sau đó chuyển dần sang vàng. Tuy không quá nghiệm trọng nhưng bệnh có thể khiến người bệnh không thể ăn uống hay nói chuyện một cách thoải mái.
1.1. Chưa rõ nguyên nhân khiến bạn bị lở miệng
Nhiệt miệng là một căn bệnh rất phổ biến và việc điều trị cũng không có nhiều khó khăn, tuy nhiên các nhà khoa học lại tỏ ra “bất lực” khi tìm hiểu cụ thể nguyên nhân gây bệnh. Cho đến hiện tại, họ mới chỉ có thể nghi ngờ, phỏng đoán về nguyên nhân gây bệnh lở miệng mà thôi. Các tác nhân có thể khiến bạn bị lở miệng bao gồm:
– Vết thương khi thực hiện các thủ thuật nha khoa, đánh răng quá mạnh, tai nạn thể thao…
– Nhạy cảm với thực phẩm có thể gây ra một số phản ứng kích thích gây dị ứng.
– Chế độ ăn thiếu vitamin B12, axit folic, kẽm, sắt…
– Phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng
– Thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt
– Căng thẳng
1.2. Người bị lở miệng không chỉ bị nhiệt miệng
Nhiệt miệng với sự xuất hiện của các tổn thương tại niêm mạc miệng là triệu chứng phổ biến nhất khi mắc bệnh lở miệng. Tuy nhiên, nhiệt miệng cũng có một số dấu hiệu đi kèm khác như:
– Sốt
– Khó chịu
– Sưng hạch bạch huyết
Tình trạng nhiệt miệng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh do quá trình hấp thụ thức ăn bị hạn chế. Vì thế, bạn cũng có thể gặp phải các biểu hiện đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, tiêu hóa kém, sụt cân…
2. Nhiệt miệng có cần tới bác sĩ hay không?
Trong đa số trường hợp, nhiệt miệng có thể tự lành mà không cần tới các biện pháp điều trị nào. Nếu sử dụng thuốc để điều trị, bệnh có thể thuyên giảm nhanh chóng. Tuy vậy, cũng có những trường hợp người bệnh bị nhiệt miệng nặng hoặc tái phát quá nhiều khiến đời sống sinh hoạt bị ảnh hưởng. Lúc này, bạn nên tìm tới sự trợ giúp của các bác sĩ. Với những biện pháp kiểm tra, bác sĩ sẽ có kết luận chính xác về tình trạng nhiệt miệng của bạn.
Mặt khác, cũng có khá nhiều trường hợp bệnh nhân có triệu chứng tương tự như nhiệt miệng như bệnh giardia, bệnh crohn, hội chứng ruột kích thích… Do đó, chúng ta cần tới sự can thiệp chuyên sâu của bác sĩ để có thể chẩn đoán về bệnh và đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Việc xác định chính xác bệnh nhiệt miệng có thể thông qua quan sát bằng mắt thường, không cần đến xét nghiệm. Tuy nhiên trong một số trường hợp nặng, người bệnh vẫn cần thực hiện một số phương pháp kiểm tra như: xét nghiệm máu, sinh thiết để đánh giá chính xác tình trạng bệnh.
3. Các biện pháp điều trị bệnh nhiệt miệng
Khi tình trạng lở miệng không quá nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng một số cách chữa nhiệt miệng tại nhà như:
– Sử dụng nước súc miệng làm giảm cảm giác sưng tấy.
– Chườm lạnh bằng đá có thể giúp giảm đau và sưng. Hãy lấy một viên đá nhỏ đặt lên vết nhiệt miệng để làm dịu cơn đau.
– Hạn chế ăn các đồ sử dụng gia vị mạnh, tránh các món nóng, đồ chiên dầu mỡ hoặc đồ nước để tránh làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
– Tận dụng bã trà. Chất tanin có trong lá trà có tác dụng làm giảm tình trạng viêm hiệu quả.
Hiện tại, có thể số loại thuốc bôi hoặc thuốc uống không cần đơn thuốc có thể giúp giảm tình trạng nhiệt miệng hiệu quả. Trong một số trường hợp nặng hơn, người bệnh bị loét miệng liên tục, bác sĩ có thể sẽ phải chỉ định sử dụng kháng sinh để điều trị.
4. Phòng bệnh nhiệt miệng tái phát
Nếu muốn ngăn nhiệt miệng tái phát, bạn nên thực hiện những lưu ý dưới đây:
– Uống nhiều nước, ăn nhiều rau quả, rau xanh. Tránh các loại thực phẩm mà bạn bị dị ứng.
– Tăng cường vệ sinh răng miệng để tránh tình trạng bội nhiễm. Đặc biệt, các loại kem đánh răng có thành phần natri lauryl sulfate dễ gây kích ứng đối với một số đối tượng. Người bệnh được khuyên dùng những loại kem đánh răng không có thành phần natri lauryl sulfate để tránh gây ảnh hưởng đến niêm mạc miệng.
– Duy trì chế độ nghỉ ngơi phù hợp để tránh làm việc quá sức.
– Thử các bài tập yoga, thiền hoặc hít thở sâu để hạn chế nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác, trong đó có bệnh nhiệt miệng.