Bệnh trĩ có gây ra táo bón hay không là câu hỏi nhiều người đặt ra khi mắc bệnh trĩ. Bài viết này sẽ cùng bạn tìm hiểu những điều cần biết về bệnh trĩ, trả lời cho câu hỏi “Bệnh trĩ có gây táo bón” cũng như cách để phòng căn bệnh thầm kín này.
Menu xem nhanh:
1. Những điều bạn cần biết về nỗi ám ảnh mang tên bệnh trĩ
1.1. Bệnh trĩ là gì, hình thành theo cơ chế như thế nào?
Bệnh trĩ là bệnh lý thường gặp, xuất hiện sau những thay đổi của mạng mạch trĩ và những tổ chức tiếp xúc với mạng mạch này. Theo một số nghiên cứu của hội trực tràng Mỹ, bệnh được định nghĩa như sau: Trĩ là đám rối tĩnh mạch, tổ chức nâng đỡ và lớp niêm mạc phù lớn lên bất thường, tạo ra các búi bất thường ở hậu môn trực tràng. Nói chung, bệnh trĩ là hiện tượng giãn nở quá mức của tĩnh mạch hậu môn.
Cơ chế hình thành bệnh trĩ được chia thành hai giả thuyết. Theo thuyết cơ học, bệnh trĩ hình thành do tăng áp lực lên hậu môn, trực tràng. Theo thuyết mạch máu, búi trĩ hình thành sau khi tuần hoàn trở nên bất thường. Máu bị ứ trệ ở tĩnh mạch hậu môn thay vì quay trở về tim, lâu dần hình thành búi trĩ.
Về dịch tễ học, tỷ lệ người mắc bệnh trĩ đứng đầu trong các bệnh lý về hậu môn trực tràng. Đây là căn bệnh lành tính, có thể điều trị khỏi nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến các chức năng sống, chất lượng cuộc sống. Lao động, di chuyển, sinh hoạt cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.
1.2. Nguyên nhân thúc đẩy sự hình thành bệnh trĩ
Táo bón gây ra bệnh trĩ
Người thường xuyên bị táo bón là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao. Điều này được lý giải là khi đại tiện, người bị táo bón phải cố gắng dùng sức rặn rất mạnh mới có thể đẩy được phân ra ngoài. Do vậy, áp lực trên ống hậu môn tăng lên và đặc biệt hành động này còn làm ứ trệ máu trong các đám rối tĩnh mạch.
Những đối tượng bị táo bón thường do nhiều nguyên nhân liên quan thực đơn và chế độ ăn uống. Việc thiếu chất xơ là yếu tố điển hình đằng sau tình trạng nóng trong và táo bón kéo dài. Thực đơn không đủ rau xanh làm cho việc tiêu hóa và đại tiện gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, táo bón còn do thói quen ăn quá nhiều đồ cay nóng,lạm dụng đồ uống có cồn, chất kích thích,… hoặc uống quá ít nước, dẫn đến táo bón, gây ra bệnh trĩ.
Bệnh trĩ hình thành do tình trạng tăng áp lực ổ bụng quá mức
Ho nhiều và kéo dài có thể gây ra những áp lực rất lớn lên ổ bụng. Ngoài ra, một số công việc đặc thù đòi hỏi ngồi nhiều (công việc văn phòng), hoặc người làm công việc khuân vác đồ nặng,… hầu hết đều gây ra những áp lực trong ổ bụng kéo dài.
Các lý do tương tự đều gây ra các cản trở hồi lưu tĩnh mạch ở vùng hậu môn.
Bị trĩ do mang thai và sinh nở
Trong thai kỳ, khi thai nhi càng lớn thì càng gây ra các áp lực cực kỳ lớn lên các bộ phận khác của cơ thể. Trong đó, đặc biệt là vùng tử cung và hậu môn của mẹ. Thai nhi thường có thể gây ra các cản trở cho tuần hoàn ở các tĩnh mạch hậu môn. Sau đó, tạo ra các ứ trệ ở mạch máu vùng hậu môn, trực tràng
Nếu không rặn không đúng cách khi sinh thường thì thai phụ rất dễ bị tình trạng bệnh trĩ nặng thêm.
Một số yếu tố khác gây ra bệnh trĩ
Một vài yếu tố như việc quan hệ tình dục bằng cách xâm nhập hậu môn cũng gây ra bệnh trĩ. Ngoài ra, một số người thường xuyên sử dụng các chất kích thích, chất có cồn,… cũng rất dễ bị bệnh trĩ. Đặc biệt, trĩ còn có liên quan đến độ tuổi, bệnh nhân trĩ ở độ tuổi cao thường do nhu động ruột yếu đi, tiêu hóa không ổn định hoặc cơ treitz giãn nở gây ra bệnh trĩ.
2. Mối quan hệ giữa táo bón và bệnh trĩ
2.1. Bệnh trĩ có gây táo bón hay không?
Như đã phân tích, bệnh trĩ là hệ quả của chứng táo bón kéo dài. Khi xét mối quan hệ ngược lại, bệnh trĩ có gây táo bón hay không, thì thực tế bệnh trĩ không có các tác động trực tiếp gây ra táo bón.
Tuy nhiên, cách bệnh nhân trĩ đối mặt với bệnh có khả năng gây ra các tác động dẫn đến táo bón. Một số bệnh nhân trĩ thường có tâm lý sợ đại tiện, nhịn đại tiện do sợ đau đớn, sợ rặn mạnh, sợ lòi trĩ, điều này có thể gây ra chứng táo bón.
2.2. Bệnh trĩ có gây táo bón không: Biểu hiện của bệnh trĩ
Bệnh trĩ có biểu hiện điển hình là các búi sa ra ngoài. Ngoài biểu hiện đó, bệnh trĩ còn có những triệu chứng như sau:
– Hậu môn ngứa ngáy, khó chịu
– Khi các búi trĩ đã hình thành, người bệnh cảm thấy cộm rát, vướng víu
– Bệnh nhân đi đại tiện ra máu, lượng máu tăng dần, có khi nhỏ giọt, có khi thành tia. Điều này rất dễ dẫn đến biến chứng thiếu máu trầm trọng của bệnh nhân.
– Bệnh nhân cảm thấy đau đớn dữ dội, đặc biệt là khi đi đại tiện. Cảm giác đau đớn dữ dội thường xuất hiện nhiều ở bệnh nhân trĩ ngoại tắc mạch hơn trĩ nội.
– Búi trĩ sa ra ngoài gây tắc nghẹt hậu môn, hoại tử, viêm nhiễm,..
Như vậy, táo bón không thuộc nhóm các biểu hiện của bệnh trĩ.
3. Các biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả
Có thể phòng tránh bệnh trĩ bằng các phương pháp cực kỳ đơn giản và hiệu quả như sau:
– Mọi lứa tuổi có thể hạn chế táo bón bằng cách xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Cần ăn uống đủ chất, đặc biệt là chất xơ từ rau củ quả. Bổ sung một số loại thực phẩm có tính nhuận tràng có thể hạn chế táo bón.
– Chỉ nên sử dụng vừa đủ các loại thịt có chứa quá nhiều đạm. Hạn chế đồ ăn cay nóng và các chất kích thích để tránh tình trạng khó tiêu
– Uống đủ nước cho cơ thể mỗi ngày (từ 2 lít đối với người lớn)
– Không ngồi quá lâu một vị trí, không nên mang vác quá nhiều vật nặng trong thời gian dài. Có thể tích cực vận động, tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng phù hợp cho người bị bệnh trĩ. Một số bài tập như các bài tập hậu môn, bài tập đi bộ, bơi lội nhẹ nhàng,..
Trong quá trình điều trị trĩ, để việc chữa bệnh đạt hiệu quả cao hơn, cần duy trì các thói quen ăn uống, sinh hoạt, tập luyện lành mạnh, hợp lý/
Trên đây là những thông tin về bệnh trĩ, đồng thời giải đáp câu hỏi “Bệnh trĩ có gây táo bón?”. Hi vọng rằng với những thông tin bổ ích, quý độc giả có thể trang bị thêm nhiều kiến thức để đẩy lùi căn bệnh trĩ đầy ám ảnh một cách hiệu quả.