Bệnh rối loạn tiền đình: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Bệnh rối loạn tiền đình là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng chóng mặt, hoa mắt, mất thăng bằng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, không ít người chủ quan cho rằng đây chỉ là hiện tượng nhất thời, không nguy hiểm. Trên thực tế, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, làm tăng nguy cơ té ngã, chấn thương, thậm chí ảnh hưởng đến não bộ. Hiểu rõ về rối loạn tiền đình giúp người bệnh chủ động phòng ngừa, kiểm soát và điều trị hiệu quả.

1. Bệnh rối loạn tiền đình là gì?

1.1 Khái niệm bệnh rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là tình trạng tổn thương hệ thống tiền đình – cơ quan nằm ở tai trong và có nhiệm vụ kiểm soát sự thăng bằng của cơ thể. Khi hệ thống này bị rối loạn, người bệnh có thể cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, mất phương hướng, khó giữ thăng bằng khi di chuyển hoặc thay đổi tư thế đột ngột.

Hệ thống tiền đình không chỉ liên quan đến khả năng giữ thăng bằng mà còn ảnh hưởng đến thị giác và thính giác. Vì vậy, khi bị rối loạn tiền đình, người bệnh có thể gặp thêm các triệu chứng như ù tai, giảm thính lực, đau đầu, suy giảm khả năng tập trung.

Bệnh rối loạn tiền đình là gì?

Rối loạn tiền đình là là một bệnh lý gây nhiều khó chịu cho người bệnh với những triệu chứng điển hình như hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng…

1.2 Phân loại các loại bệnh rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình được chia thành hai nhóm chính:

– Rối loạn tiền đình ngoại biên: Liên quan đến các tổn thương ở tai trong và dây thần kinh tiền đình. Đây là dạng phổ biến, thường gây ra những cơn chóng mặt dữ dội, đi kèm với buồn nôn, nôn mửa.

– Rối loạn tiền đình trung ương: Xảy ra khi vùng tiền đình trong não bị tổn thương. Loại này thường tiến triển chậm, các triệu chứng không quá dữ dội nhưng kéo dài và có thể đi kèm với rối loạn ý thức, yếu liệt cơ.

2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây bệnh rối loạn tiền đình

2.1 Các yếu tố tác động đến hệ thống tiền đình

Có nhiều nguyên nhân có thể gây rối loạn tiền đình, bao gồm:

– Thiếu máu lên não: Khi lượng máu cung cấp cho não bị giảm, chức năng của hệ thống tiền đình cũng bị ảnh hưởng, gây ra chóng mặt, mất thăng bằng.

– Bệnh lý về tai trong: Viêm tai giữa, bệnh Ménière, tổn thương dây thần kinh tiền đình có thể gây ra các triệu chứng rối loạn tiền đình.

– Huyết áp không ổn định: Huyết áp cao hoặc thấp đều có thể làm giảm lưu lượng máu đến não, ảnh hưởng đến tiền đình.

Thoái hóa đốt sống cổ: Gây chèn ép mạch máu và dây thần kinh, làm suy giảm chức năng tiền đình.

– Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến hệ thống tiền đình, gây chóng mặt, mất thăng bằng.

Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiền đình

Thiếu máu não có thể là một trong những nguyên nhân quan trọng gây rối loạn tiền đình.

2.2 Các yếu tố quan trọng làm tăng nguy cơ rối loạn tiền đình

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh rối loạn tiền đình bao gồm:

– Người cao tuổi do hệ thống thần kinh suy giảm.

– Nhân viên văn phòng do thói quen thường xuyên ngồi lâu, ít vận động.

– Người thường xuyên gặp căng thẳng, chịu áp lực công việc cao.

– Phụ nữ tiền mãn kinh do xuất hiện thay đổi nội tiết tố.

3. Triệu chứng rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, tùy vào mức độ bệnh, phổ biến nhất là:

– Thường xuyên chóng mặt, hoa mắt hoặc cảm giác quay cuồng.

– Buồn nôn, nôn mửa, nhất là khi thay đổi tư thế.

– Đau đầu, đau nhức, ù tai, giảm thính lực.

– Mất thăng bằng, dễ bị ngã khi di chuyển.

– Vã mồ hôi, tim đập nhanh.

– Suy giảm trí nhớ, cảm thấy khó tập trung trong công việc và cuộc sống.

4. Phương pháp điều trị hiệu quả bệnh rối loạn tiền đình

Nếu các triệu chứng xuất hiện thường xuyên, kéo dài hoặc đi kèm với đau đầu dữ dội, mất ý thức, yếu liệt tay chân, người bệnh cần đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời với các biện pháp chủ yếu:

4.1 Điều chỉnh về lối sống và chế độ dinh dưỡng

Thay đổi thói quen sinh hoạt giúp kiểm soát bệnh hiệu quả:

– Tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, bài tập tiền đình.

– Hạn chế sử dụng rượu bia, caffeine, thực phẩm nhiều muối.

– Uống đủ nước, bổ sung thực phẩm giàu omega-3, vitamin B6, B12.

– Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh căng thẳng, ngủ đủ giấc.

4.2 Điều trị bằng thuốc

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giảm triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ,… Người bệnh cần tuân thủ đơn của bác sĩ khi uống một số loại thuốc sau:

– Thuốc giãn mạch, tăng cường lưu thông máu não.

– Thuốc giảm tình trạng chóng mặt, buồn nôn.

– Thuốc điều trị nguyên nhân như thuốc huyết áp, thuốc giảm đau.

Điều trị rối loạn tiền đình

Điều trị rối loạn tiền đình với đội ngũ chuyên gia Nội thần kinh tại TCI với các biện pháp dùng thuốc, thay đổi lối sống phù hợp giúp giảm các triệu chứng, tăng chất lượng cuộc sống và phòng ngừa biến chứng.

4.3 Vật lý trị liệu và phẫu thuật

Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định vật lý trị liệu hoặc can thiệp phẫu thuật nếu có tổn thương nghiêm trọng ở tai trong. Người bệnh cần lắng nghe kỹ tư vấn của bác sĩ để có lựa chọn phù hợp với tình trạng của mình.

Chuyên khoa Nội thần kinh Thu Cúc TCI là một trong những địa chỉ uy tín trong việc chẩn đoán và điều trị rối loạn tiền đình nhờ quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, giàu kinh nghiệm, cùng hệ thống máy móc hiện đại giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân bệnh.

Phác đồ điều trị tại Thu Cúc TCI được cá nhân hóa cho từng bệnh nhân, kết hợp giữa phương pháp điều trị nội khoa, vật lý trị liệu và hướng dẫn thay đổi lối sống. Bệnh viện còn có dịch vụ chăm sóc bệnh nhân toàn diện, giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng và hạn chế tối đa nguy cơ tái phát.

Ngoài ra, Thu Cúc TCI cũng nổi bật với dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao, không gian thoải mái, quy trình thăm khám nhanh chóng, hỗ trợ bệnh nhân tận tình. Đây là địa chỉ đáng tin cậy cho những ai đang tìm kiếm phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh rối loạn tiền đình. Nếu bạn có dấu hiệu của bệnh, hãy đến Chuyên khoa Nội thần kinh Thu Cúc TCI để được thăm khám và tư vấn điều trị kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital