Bệnh lý viêm kết mạc xuất huyết có nguy hiểm không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Xuân Loan

Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt

Hiện tượng viêm kết mạc xuất huyết là một trong những bệnh lý về mắt khá phổ biến. Đa số chúng có thể tư khỏi sau một vài ngày. Tuy nhiên, nếu bệnh lý này kéo dài trong thời gian quá lâu và không có dấu hiệu thuyên giảm, chúng ta nên chủ đông đi thăm khám bác sĩ nhãn khoa để được tư vấn và điều trị.

1. Tìm hiểu chung về bệnh lý xuất huyết dưới kết mạc

1.1. Định nghĩa xuất huyết dưới kết mạc là như thế nào?

Bệnh lý xuất huyết dưới kết mạc là một trong những bệnh lý mắt phổ biến. Triệu chứng dễ nhận biết nhất khi mắc bệnh là trong mắt xuất hiện các vệt có màu đỏ. Tình trạng này nguyên do từ việc một hoặc một số các mạch máu nhỏ ở bên dưới lớp kết mạc trong mắt đã bị vỡ ra. Nếu không được điều trị, hiện tượng xuất huyết kết mạc này có thể tự hết mà không cần điều trị. Tuy nhiên nếu bệnh tiến triển nặng thì sẽ có thể gây ra một số ảnh hưởng tới thị lực của mắt và sức khỏe đôi mắt.

viêm kết mạc xuất huyết nguy hiểm không

Bệnh lý xuất huyết dưới kết mạc là một trong những bệnh lý mắt phổ biến

1.2. Hiện tượng viêm kết mạc xuất huyết có nguy hiểm không?

Bệnh lý xuất huyết gây viêm kết mạc sẽ để lại một số triệu chứng cho người bệnh như: mắt sưng đỏ, đau, tấy lên quanh vùng mắt và mi mắt, mắt có nhiều ghèn, dử, nhạy cảm với ánh sáng,…

Trong một số trường hợp, bệnh nhân không có cảm giác ở mắt mà chỉ bị xuất huyết dưới kết mạc. Tuy nhiên, khi trong mắt xuất hiện nhiều vệt máu có màu đỏ là những dấu hiệu khá dễ nhận biết và chẩn đoán bệnh. Những vệt máu màu đỏ này có thể phát triển mạnh trong vòng 24 – 48 tiếng, kéo theo các dấu hiệu đi kèm khác.

Bệnh lý viêm kết mạc dạng xuất huyết đa số là lành tính, và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp chúng không tự khỏi thì chúng ta vẫn cần chủ động đi thăm khám bác sĩ nhãn khoa để được thăm khám, điều trị.

1.3. Viêm kết mạc xuất huyết như thế nào thì cần đi gặp bác sĩ nhãn khoa?

Như đã nói, nếu hiện tượng viêm kết mạc dạng xuất huyết nếu không có dấu hiệu thuyên giảm, tự khỏi bệnh thì chúng ta cần đi khám bác sĩ, tránh gây ra những ảnh hưởng, biến chứng xấu cho mắt. Cần chú ý tới một số dấu hiệu sau đây để có phương án thăm khám bác sĩ kịp thời nhé:

– Trong mắt xuất hiện các vết xung huyết nhiều, dày đặc, và không có dấu hiệu biến mất, thuyên giảm kéo dài trong 2 – 3 tuần.

– Hiện tượng viêm kết mạc ngày càng nặng. Mắt bị sưng, đau nhiều. Người bệnh cảm thấy cộm, khó chịu kéo dài.

– Các ghèn, dử trong mắt kéo ngày 1 nhiều, không có dấu hiệu thuyên giảm.

– Mắt có hiện tượng nhạy cảm với ánh sáng, chảy nước mắt liên tục. Thị lực suy giảm.

– Xuất hiện các dạng xuất huyết ở dưới kết mạc hoặc có máu tụ ở phần tròng đen của mắt.

2. Những nguyên nhân nào gây ra bệnh lý viêm kết mạc dạng xuất huyết?

Việc xuất huyết dưới kết mạc là một triệu chứng không có nguyên nhân cụ thể, cố định. Bệnh có thể xuất hiện và biến mất chỉ sau 1 vài ngày, không đi kèm với những triệu chứng khác. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể kéo dài, không thuyên giảm, đi kèm với trầy xước giác mạc.

viêm kết mạc xuất huyết bao lâu khỏi

Việc xuất huyết dưới kết mạc là một triệu chứng không có nguyên nhân cụ thể, cố định

Một số nguyên nhân chính có thể gây ra bệnh xuất huyết dưới kết mạc đó là:

– Gặp tai nạn, ngã xe gây ảnh hưởng tới vùng mắt.

– Xuất huyết do quá trình phẫu thuật mắt để lại.

– Các tác động mạnh lên vùng mắt và xung quanh vùng mắt: ho, nôn ói, hắt hơi, chà xát, dụi mắt,…

– Hiện tượng tăng huyết áp trong khi làm việc quá sức.

– Bệnh nhân mắc bệnh rối loạn chảy máu, rối loạn chức năng đông máu.

– Mắt bị nhiễm trùng, bị tấn công bởi các loại virus, vi khuẩn, dị ứng.

– Tác dụng phụ của việc sử dụng liên tục các loại thuốc như: aspirin, steroid, corticoid,…

– Người bệnh bị mắc các căn bệnh gây nhiễm trùng như: sốt, cúm, sốt rét,…

– Bệnh nhân bị đái tháo đường, lupus ban đỏ cấp tính.

– Người bệnh bị nhiễm các loại ký sinh trùng.

– Cơ thể thiếu vitamin C.

– Đối với trẻ sơ sinh cũng có thể bị xuất huyết dưới kết mạc xảy ra trong quá trình sinh nở.

3. Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm kết mạc dạng xuất huyết

Bệnh lý xuất huyết kết mạc gây viêm có thể xảy ra với bất cứ đối tượng nào, không phân biệt độ tuổi và giới tính. Bệnh thường chỉ xuất hiện ở một bên mắt, rất ít khi xảy ra ở cả 2 mắt.

Một số yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ bị viêm kết mạc dạng xuất huyết đó là:

– Những bệnh nhân đang mắc bệnh đái tháo đường, cao huyết áp hoặc hiện tượng rối loạn chức năng đông máu.

– Những người đang bị chấn thương hoặc có bệnh lý nhiễm trùng.

– Người bị tai nạn do tác động của hóa chất.

– Người hãy sử dụng, tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như: thường xuyên sử dụng kính áp tròng, luyện tập thể dục thể thao, làm việc quá sức, bê vác vật nặng.

– Người đang trong quá trình sử dụng các loại thuốc có tác dụng làm loãng máu như: warfarin, aspirin,…

4. Phương pháp chẩn đoán và điều trị đối với bệnh xuất huyết dưới kết mạc

4.1. Chẩn đoán xuất huyết dưới kết mạc bằng cách nào?

Để kiểm tra tình trạng bệnh xuất huyết dưới kết mạc, bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng cũng như tiền sử của bệnh nhân. Bác sĩ sẽ kiểm tra bằng việc chỉ định cho bệnh nhân đo thị lực, phản xạ mắt bằng đèn pin hoặc các dụng cụ y tế chuyên dụng.

Trong trường hợp bên trong mắt bạn xuất hiện tình trạng xuất huyết, bác sĩ sẽ thực hiện xác định xem máu có phải thoát ra từ mạch bên dưới mắt hay không. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể phải thực hiện các bước xét nghiệm máu cần thiết để xác định nguyên nhân, cũng như phát hiện các hiện tượng rối loạn chảy máu tiềm ẩn.

4.2. Phương pháp điều trị xuất huyết dưới kết mạc như thế nào?

viêm kết mạc xuất huyết điều trị

Bác sĩ nhãn khoa chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc đặc trị đi kèm với các bước chăm sóc cẩn thận

Mặc dù đa số các trường hợp xuất huyết dưới kết mạc không đi kèm với viêm nhiễm hoặc các triệu chứng khác đều có thể tự khỏi sau khi chăm sóc cẩn thận. Tuy nhiên, có một số trường hợp bệnh không thể tự khỏi hoặc quá trình hồi phục rất chậm. Lúc này, bác sĩ nhãn khoa cần phải chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc đặc trị đi kèm với các bước chăm sóc cẩn thận.

Một số loại thuốc bác sĩ có thể kê đơn cho bệnh nhân để điều trị xuất huyết dưới kết mạc đó là:

– Axit ascorbic dạng viên 500mg.

– Thuốc nhỏ mắt nhân tạo.

– Các loại thuốc kháng sinh, giúp đỡ kháng viêm.

(Những thông tin thuốc bên trên chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh nên chủ động đi thăm khám bác sĩ để có chỉ định chính xác).

Ngoài ra, bệnh nhân cần kết hợp với các biện pháp vệ sinh, chăm sóc mắt tại nhà để đẩy nhanh quá trình hồi phục cho đôi mắt.

Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức chăm sóc đôi mắt khi bị viêm kết mạc dạng xuất huyết. Nếu bạn cần tư vấn thêm các thông tin khác, vui lòng liên hệ tới Thu Cúc TCI để được hỗ trợ nhanh nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital