Hiện nay, tình trạng khó ngủ không chỉ bắt gặp nhiều ở nhóm người trưởng thành mà ngay cả người trẻ tuổi cũng gặp phải tình trạng này. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống. Vậy làm cách nào để cải thiện giấc ngủ và điều trị được căn bệnh này? Hãy tham khảo ngay nội dung bài viết dưới đây để có câu trả lời thoả đáng nhất nhé.
Menu xem nhanh:
1. Khó ngủ là nguyên nhân của những căn bệnh nào?
Thường xuyên mất ngủ là hiện tượng khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, giấc ngủ chập chờn và khó có thể ngủ lại được. Đặc biệt, tình trạng này thường xảy ra khi chúng ta quá stress, áp lực với công việc, cuộc sống,…Ngoài ra còn do một số bệnh lý mà bệnh nhân gặp phải. Nếu bạn đang mắc phải những căn bệnh này thì đó là dấu hiệu cảnh báo chứng khó ngủ.
1.1. Khó ngủ có thể gây trầm cảm
Theo thời gian, nếu khó ngủ kéo dài và không được điều trị thì tình trạng này sẽ ngày càng nguy hiểm hơn. Và rất có thể người bệnh sẽ rơi vào trạng thái trầm cảm. Nếu rơi vào trạng thái này, người bệnh dường như sẽ bị suy giảm trí nhớ, khó tập trung, dễ suy nghĩ tiêu cực,…
1.2. Viêm mũi dị ứng
Người mắc bệnh nền viêm mũi dị ứng cũng sẽ thường xuyên bị mất ngủ. Bởi trong không khi sẽ có nhiều chất gây kích ứng dễ dàng gây viêm mũi và kích hoạt sản xuất ra chất gây nghẹt mũi. Do vậy, người bệnh thường khó chịu và mất ngủ vào ban đêm.
Không chỉ vậy, hiện tượng nghẹt mũi cũng làm bệnh nhân khó chịu, xuất hiện cơn ngừng thở khi ngủ. Điều nay khiến bệnh nhân phải trở mình liên tục cũng dẫn đến khó ngủ.
1.3. Khó ngủ bởi viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp gây đau đớn, lo lắng nên người bệnh thường xuyên mất ngủ. Các triệu chứng đau nhức của căn bệnh này sẽ khiến cơ thể người mắc luôn trong tình trạng mệt mỏi. Người bệnh ăn không ngon, thiếu năng lượng, dẫn đến càng trằn trọc khó ngủ hơn.
Vì thế, nếu tình trạng đau ngày càng tăng lên và kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ của người bệnh. Lâu ngày sẽ khiến người bệnh mất ngủ và gây hại sức khỏe nghiêm trọng.
1.4. Bệnh trào ngược
Hiện nay có khá nhiều người mắc bệnh trào ngược dạ dày không chỉ ở người trẻ tuổi, mà cả ở nhóm người lớn tuổi. Khi bị trào người, chúng ta sẽ thường xuất hiện các triệu chứng như ợ nóng, đau họng, ho, hôi miệng,…Đây cũng chính là tác nhân khiến người bệnh khó ngủ thường xuyên.
1.5. Thay đổi nội tiết tố
Tình trạng này thường gặp ở phụ nữ sau 50 tuổi ở giai đoạn mãn kinh. Đây là thời điểm cơ thể phụ nữ thay đổi nội tiết tốt khiến họ thường xuyên bị mất ngủ vào ban đêm.
2. Cách điều trị bệnh khó ngủ
Thường xuyên gặp tình trạng mất ngủ sẽ khiến bạn mệt mỏi, khó chịu, nếu kéo dài sẽ là nguy cơ khởi phát của một số bệnh lý nguy hiểm. Vì thế hãy chăm sóc thật tốt cho giấc ngủ của chính mình. Tham khảo ngay một vài cách điều trị khó ngủ ngay tại đây nhé.
2.1. Lựa chọn tư thế ngủ phù hợp
Chúng ta sẽ có một giấc ngủ trọn vẹn nếu như có một tư thế thoải mái bằng cách:
– Hãy nằm thoải mái, tay chân duỗi thẳng và nằm ngửa
– Nằm nghiêng sang bên phải
– Tránh nằm co quắp người
– Không nên gác tay lên trán
Ngoài ra, để có một giấc ngủ thoải mái nhất, bạn nên chú ý đến gối đệm đang dùng. Không nên nằm n quá cứng hay độ nhún quá nhiều, nhất là khi bạn đang gặp vấn đề về xương khớp. Không chỉ vậy, chúng ta nên lựa chọn gối có độ cao phù hợp để tránh ảnh hưởng tới việc lưu thông tuần hoàn máu não.
2.2. Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử
Việc sử dụng thiết bị điện tử quá sát giờ đi ngủ cũng đang là nguyên nhân khiến nhiều người bị khó ngủ. Bởi ánh sáng từ các thiết bị điện tử thường gây kích thích hoạt động của não bộ.
Vì thế, trước giờ ngủ khoảng một tiếng, bạn không nên sử dụng bất cứ thiết bị điện tử nào. Thay vào đó, đọc sách cũng là một cách giúp bạn có tinh thần thoai mái hơn. Còn nếu sử dụng thiết bị điện tử, hãy để độ sáng màn hình thích hợp. Bởi hầu hết các thiết bị này đều có chế độ ánh sáng vào ban đêm.
2.3. Sử dụng nước ấm
Độ ấm từ nước cũng sẽ kích thích quá trình lưu thông máu trong cơ thể. Điều này cũng giúp cho cơ thể bạn được thoải mái hơn. Đồng nghĩa với việc mỗi giấc ngủ của bạn sẽ trọn vẹn hơn.
2.4. Massage, bấm huyệt
Đây là một trong những cách có thể giúp bạn cải thiện tốt tình trạng khó ngủ của bản thân. Hãy dùng lực của bàn và ngón tay massage nhẹ nhàng cho toàn bộ, điều nay sẽ giúp cơ thể bạn thoải mái hơn. Nếu khó ngủ hãy massage thêm phần mặt và đầu.
2.5. Thay đổi thói quen sinh hoạt
– Tránh thức quá khuya, hãy đi ngủ đúng giờ và lưu ý ngủ trước 11 giờ để duy trì sức khoẻ tốt.
– Hãy dành thời gian luyện tập thể dục thể thao hoặc có thể tập yoga, ngồi thiền để nâng cao sức khoẻ và chăm sóc tốt hơn cho sức khoẻ chính mình.
Ngoài ra, để sớm cải thiện tình trạng khó ngủ của bản thân, bạn có nên chú ý thêm một số yếu tố như:
– Thay đổi và điều chỉnh để có chế độ ăn uống hợp lý nhất
– Hạn chế tối đa các chất kích thích, bia rượu, thuốc lá có ảnh hưởng tới sức khoẻ của bản thân.
– Giảm bớt áp lực công việc, cuộc sống, tránh căng thẳng mệt mỏi
– Hạn chế việc ngủ quá nhiều vào ban ngày.
– Ăn uống điều độ, tránh ăn khuya và tránh ăn quá no vào buổi tối.
Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, bạn hãy tới cơ sở y tế gần nhất để thăm khám sau đó sẽ có biện pháp giúp bạn cải thiện tình trạng này nhé. Trên đây là một số thông tin cơ bản, hi vọng bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích cho bản thân và cải thiện được sức khỏe của chính mình.