Hiện nay, khám sức khỏe định kỳ là việc nên thực hiện không chỉ đối với cá nhân mà còn cả các doanh nghiệp. Điều này đã thể hiện rõ tại Thông tư 14 của Bộ Y tế. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết rõ việc khám sức khỏe định kỳ theo Thông tư 14 bao gồm những gì? Vậy thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này ngay sau đây.
Menu xem nhanh:
1. Vì sao người lao động không nên bỏ qua việc khám sức khỏe theo Thông tư 14?
Có lẽ ai cũng hiểu được sức khỏe có vai trò quan trọng như thế nào đối với cuộc sống. Bởi nếu không có sức khỏe, chúng ta sẽ chẳng thể nào làm được việc gì. Chính vì thế, nhà nước và các doanh nghiệp cũng rất quan tâm cũng như tạo điều kiện để mọi người được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.
Khám sức khỏe theo thông tư 14 là cơ hội để người lao động nắm bắt được tình hình sức khỏe của bản thân. Từ đó biết cách điều chỉnh thói quen sinh hoạt trở nên lành mạnh hơn. Nếu phát hiện cơ thể có vấn đề, các bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên phù hợp nhất để giúp bạn cải thiện tình trạng. Vì vậy, có thể nói, đây là một trong những quyền lợi không thể thiếu đối với người lao động.
Nhờ những buổi kiểm tra sức khỏe định kỳ này, rất nhiều người lao động đã phát hiện sớm những căn bệnh nguy hiểm mà mình đang mắc phải. Trong đó, một số căn bệnh có thể kể đến như: tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm gan B,… Có thể nói, việc thực hiện khám sức khỏe tổng quát là vô cùng cần thiết. Nhờ vậy, bạn sẽ sở hữu sức khỏe tốt nhất để cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp và nền kinh tế nước nhà. Đặc biệt, với những người lao động làm việc trong môi trường độc hại, chúng ta lại càng phải quan tâm nhiều hơn đến việc kiểm tra và chăm sóc sức khỏe của mình.
2. Tổng quan về khám định kỳ theo Thông tư 14
1.1. Nội dung khám sức khỏe định kỳ theo thông tư 14
Thông tư 14 chỉ rõ kiểm tra sức khỏe định kỳ bao gồm hai danh mục khám chính là khám lâm sàng và cận lâm sàng. Khi khám định kỳ 6 tháng một lần (quy định cụ thể trong thông tư) mọi người phải khám đầy đủ hai danh mục. Cụ thể như sau:
Khám lâm sàng
Đây là hình thức thăm khám tổng quát toàn bộ cơ thể. Công đoạn khám này chủ yếu bao gồm các nội dung như:
Khám nội.
Khám ngoại.
Khám da liễu.
Khám tai – mũi – họng.
Khám răng – hàm – mặt.
Khám kiểm tra mắt: Bao gồm đo thị lực, loạn thị, cận thị…
Khám phụ khoa (áp dụng đối với nữ).
Khám cận lâm sàng
Sau khi khám tổng quát, đối tượng khám sức khỏe cần thực hiện các danh mục khám khác chuyên sâu hơn. Đây là cơ sở để xác định những dấu hiệu biến đổi bất thường trong cơ thể. Các phương pháp nên thực hiện kiểm tra đó là:
Xét nghiệm máu: kiểm tra nhóm máu ABO, Rh, tỷ lệ huyết sắc tố, công thức máu…
Xét nghiệm bệnh viêm gan như: Viêm gan A, B, C, E,…
Xét nghiệm HIV.
Xét nghiệm ma túy.
Phân tích nước tiểu.
Kiểm tra chức năng thận, gan.
Kiểm tra mỡ máu.
Tiến hành làm điện tâm đồ.
Tiến hành siêu âm tim, siêu âm ổ bụng.
Chụp Xquang tim phổi,…
1.2. Đối tượng khám sức khỏe theo Thông tư 14
Khám sức khỏe Thông tư 14 được quy định cụ thể cho từng đối tượng. Trong điều 1 của thông tư, các đối tượng sau sẽ có trách nhiệm thực hiện khám sức khỏe định kỳ:
- Người Việt Nam, người nước ngoài hiện đang sống, làm việc tại Việt Nam khám sức khỏe đi tuyển dụng, thăm khám sức khỏe định kỳ, hoặc thăm khám sức khỏe khi vào học tại các trường đại học, trường cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề và các đối tượng khác.
- Khám sức khỏe cho lao động người Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.
1.3. Một số trường hợp không áp dụng khám sức khỏe định kỳ theo Thông tư 14
- Khám bệnh ngoại trú, nội trú trong các cơ sở khám chữa bệnh
- Khám giám định pháp y, Khám giám định y khoa, khám giám định pháp y tâm thần.
- Khám để cấp giấy chứng nhận thương tật.
- Khám để thi tuyển vào lực lượng vũ trang và khám sức khỏe trong lực lượng vũ trang…
1.4. Cơ sở thực hiện
Việc khám sức khỏe chỉ được thực hiện tại cơ sở y tế đã được chứng nhận, cấp giấy phép hoạt động theo quy định của Luật khám bệnh chữa bệnh và phải đảm bảo có đủ điều kiện theo quy định tại Thông tư 14.
1.5. Hồ sơ cần chuẩn bị
Để tham gia khám sức khỏe theo Thông tư 14 thì mỗi đối tượng thăm khám phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ. Giấy tờ cần chuẩn bị cũng sẽ có sự khác nhau tùy thuộc vào người thăm khám thuộc diện đối tượng nào:
- Đối tượng khám sức khỏe từ đủ 18 tuổi trở lên
- Đối tượng khám sức khỏe chưa đủ 18 tuổi
- Đối tượng khám sức khỏe không đảm bảo năng lực hành vi dân sự
- Đối tượng khám sức khỏe định kỳ: Đối với trường hợp khám định kỳ theo Thông tư 14 thì hồ sơ có sự khác biệt hơn so với những đối tượng trên. Theo đó, những đối tượng tham gia khám này sẽ cần phải chuẩn bị các giấy tờ cụ thể là: Sổ khám sức khỏe (đây là sổ theo mẫu chuẩn tại phụ lục 3 của thông tư 14) và Giấy giới thiệu khám sức khỏe.
4. Lưu ý khi đi khám sức khỏe định kỳ theo thông tư 14
- Đầu tiên, bạn hãy chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ cần thiết để đảm bảo các bác sĩ nhận diện và kết luận bệnh được đúng người.
- Với những người mắc bệnh và đang được điều trị, bạn nên mang theo hồ sơ bệnh án trước đây. Nhờ vậy, các bác sĩ có thể theo dõi và chẩn đoán chính xác nhất tình trạng sức khỏe của bạn.
- Một số người thường có tâm lý lo lắng trước khi đi khám, tuy nhiên bạn không cần quá căng thẳng. Điều quan trọng nhất mà chúng ta nên làm đó là giữ một tinh thần thoải mái, như vậy kết quả sẽ đảm bảo tính chính xác nhất.
- Ngoài ra, mọi người không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia hoặc hút thuốc lá, ăn đồ cay nóng quá nhiều trước khi đi thăm khám. Đặc biệt, với một số xét nghiệm, bạn nên tiến hành nhịn ăn, nhịn tiểu và uống nhiều nước.
Có thể nói, khám sức khỏe theo thông tư 14 là việc làm vô cùng quan trọng đối với người lao động. Đây được xem là căn cứ giúp mọi người có thể bảo vệ cơ thể, phòng tránh bệnh nghề nghiệp để tự tin hoàn thành mọi nhiệm vụ, đóng góp vào sự phát triển của xã hội.