Ai nên thực hiện chụp cộng hưởng từ mạch máu não?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Trần Hoàng Tùng

Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh

Chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh lý ở thần kinh, cột sống, đĩa đệm, cơ xương khớp và phát hiện sớm các bệnh ung thư… Đặc biệt, phương pháp chụp cộng hưởng từ mạch máu não (còn gọi là MRA) hiện đang được áp dụng tại nhiều nước phát triển trên thế giới giúp nhận diện sớm các bệnh lý liên quan đến tình trạng bất thường mạch máu não.

1. Ưu điểm của chụp cộng hưởng từ mạch máu não

Chụp MRA là kỹ thuật hình ảnh tiên tiến và không xâm lấn, không sử dụng tia X nhằm giúp khảo sát mạch máu não. Phương pháp này cho phép không sử dụng thuốc đối quang để tiêm vào tĩnh mạch giúp hiển thị mạch máu. Khi chụp, một máy quét sẽ được sử dụng để chụp lại hình ảnh của các mạch máu, sau đó sẽ tái tạo lại thành hình ảnh 3 chiều bằng phần mềm máy tính.

Nhờ có hình ảnh này mà bác sĩ có thể chẩn đoán được chính xác cấu trúc của mạch máu đối với một số bệnh như phình động mạch, hẹp mạch trong sọ hoặc ngoài sọ hoặc nguy cơ bị đột quỵ… Cụ thể, phương pháp này mang tới ưu điểm như:

– Giúp khảo sát được vùng mạch máu não mà không cần sử dụng đối quang từ tĩnh mạch

– Không chịu ảnh hưởng của tia bức xạ

– Mang tới những hình ảnh chụp rõ nét.

– Giúp đánh giá kịp thời và nhanh chóng lưu lượng máu (4 tuần sau điều trị).

– Giúp đánh giá sớm hiệu quả điều trị bệnh, từ đó bác sĩ sẽ có phương án kịp thời cho việc điều trị tiếp theo (nếu cần thiết).

chụp cộng hưởng từ mạch máu là gì

Phương pháp chụp mạch máu não cộng hưởng từ mang đến nhiều ưu điểm

2. Đối tượng nên và không nên chụp mạch máu não cộng hưởng từ

2.1. Đối tượng nên chụp cộng hưởng từ mạch máu não

Hiện nay, phương pháp này thường được chỉ định đối với các trường hợp:

– Người bị đau đầu thường xuyên: Nhằm đánh giá khả năng tuần hoàn của mạch máu não, phát hiện sớm bất thường ở mạch máu não. Chụp mạch máu cộng hưởng từ kết hợp chụp cộng hưởng từ não đồng thời sẽ giúp phát hiện u não, bệnh lý chất trắng, bất thường bẩm sinh, tai biến mạch máu não…

– Chụp cộng hưởng từ cho mạch máu não giúp chẩn đoán bất thường mạch máu não: Đây là phương pháp hữu ích để tầm soát bệnh ở người không có triệu chứng hoặc người có nguy cơ bị bệnh phình động mạch não, hẹp/tắc động mạch não… Qua đó sẽ giúp người bệnh chủ động ngăn ngừa nguy cơ bị đột quỵ.

– Nhồi máu não giai đoạn tối cấp tính: Phương pháp chụp cộng hưởng từ cho phép bác sĩ chẩn đoán sớm hơn phương pháp chụp cắt lớp vi tính các nhồi máu não. Chụp mạch máu não phối hợp với chụp tưới máu não giúp chẩn đoán rất sớm bệnh nhồi máu não tối cấp, phát hiện các mạch máu bị tắc, hẹp để có thể can thiệp kịp thời cho bệnh nhân.

– U não: Giúp khảo sát tưới máu khối u và những mạch máu nuôi u.

đối tượng nên chụp cộng hưởng từ

Phương pháp này giúp phát hiện sớm nguy cơ bị đột quỵ

2.2. Đối tượng không nên chụp cộng hưởng từ mạch máu não

– Người mang thiết bị điện tử ở trên người như: máy chống rung, máy điều hòa nhịp tim, cấy ghép ốc tai,…

– Người kẹp phẫu thuật kim loại nội soi, hốc mắt và mạch máu dưới 6 tháng.

– Người bệnh nặng cần có thiết bị hồi sức ở bên cạnh.

– Người kẹp phẫu thuật bằng kim loại nhiều khoảng trên 6 tháng.

3. Lưu ý trước khi chụp mạch máu não cộng hưởng từ

– Nhân viên tiếp nhận bệnh sẽ hướng dẫn cho người bệnh thay trang phục, tháo răng giả, các trang sức như đồng hồ, dây chuyền, nhẫn, hoa tai,…

– Kỹ thuật viên sẽ dùng dụng cụ chuyên dùng để tiến hành kiểm tra các dị vật và thiết bị kim loại có thể có ở bên trong cơ thể.

– Người bệnh cần thông báo cho nhân viên y tế nếu đang mang các thiết bị trong cơ thể như: stent mạch máu, van tim nhân tạo, dị vật kim loại như nẹp vít kết hợp xương, mảnh đạn, vòng tránh thai, hoặc các khớp, chỏm xương nhân tạo,… Bởi vì các thiết bị này có khả năng gây nhiễu cho hình ảnh cộng hưởng từ.

– Người bệnh cũng cần thông báo với bác sĩ nếu đang có thai hoặc nghi ngờ có thai để giúp đảm bảo an toàn cho thai nhi, không nên chụp cộng hưởng từ cho nữ giới mang thai 3 tháng đầu.

– Không chụp cộng hưởng từ với các bệnh nhân được đặt thiết bị điện tử như: máy khử rung, máy tạo nhịp nhân tạo,  máy trợ thính,… bởi từ trường mạnh có thể làm hư hỏng các thiết bị này.

– Người bệnh có thể ăn, uống, sử dụng thuốc như bình thường và không cần phải nhịn đói trước khi tiến hành chụp.

– Nếu cần tiêm thuốc tương phản, kỹ thuật viên sẽ hỏi người bệnh về tiền sử dị ứng thuốc để tránh phản ứng không đáng có.

Hiện nay, Hệ thống y tế Thu Cúc TCI đang thực hiện kỹ thuật chụp mạch máu não cộng hưởng từ trong quá trình tầm soát bất thường mạch máu não. Qua đó giúp phát hiện các bất thường mạch máu não và xử lý kịp thời, ngăn chặn biến chứng. Với hệ thống máy cộng hưởng từ hiện đại đã tạo sự thoải mái cho bệnh nhân khi thăm khám và mang tới kết quả chính xác. Đồng thời, phương pháp này cũng được đưa vào các gói tầm soát sức khỏe để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thăm khám của người dân.

chụp mri tại TCI

Thu Cúc TCI ứng dụng công nghệ chụp cộng hưởng từ vào thăm khám

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về phương pháp chụp mạch máu não cộng hưởng từ. Đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ và lựa chọn địa chỉ chụp cộng hưởng từ uy tín để thực hiện phương pháp này một cách an toàn và hiệu quả nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital