Trẻ sơ sinh là đối tượng có sức đề kháng kém nên rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe trong tương lai. Vì vậy, tiêm cho trẻ sơ sinh là cách tốt nhất để chủ động phòng bệnh hiệu quả, giúp cơ thể trẻ tự tạo ra kháng thể miễn dịch chống lại các tác nhân nguy hiểm gây bệnh từ bên ngoài, giảm nguy cơ mắc bệnh và lây nhiễm trong cộng đồng.
Menu xem nhanh:
1. Lý do và tầm quan trọng của việc tiêm cho trẻ sơ sinh
1.1. Lý do nên tiêm cho trẻ sơ sinh?
Bản chất của vắc xin là chế phẩm sinh học có kháng nguyên virus để kích thích cơ thể sinh ra các miễn dịch đặc hiệu nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh. Do vậy, tiêm cho trẻ sơ sinh là cách đơn giản giúp bảo vệ trẻ trước các bệnh lý truyền nhiễm bởi vì:
– Trẻ em là đối tượng có hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu nên dễ nhiễm bệnh.
– Khí hậu thay đổi thường xuyên tạo môi trường thích hợp để vi khuẩn phát triển và dễ bùng phát.
– Các bệnh truyền nhiễm thường rất dễ lây theo nhiều con đường khác nhau (lây qua đường hô hấp, đường máu hoặc đường từ mẹ sang con…).
1.2. Tầm quan trọng của tiêm cho trẻ sơ sinh
Tiêm phòng cho trẻ đủ và đúng theo lịch giúp bảo vệ trẻ em gần 30 bệnh lý nguy hiểm. Những năm tháng đầu đời, trẻ sơ sinh rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, ho gà, sởi, uốn ván, viêm gan B, viêm não Nhật Bản… Vì vậy tiêm vắc xin cho trẻ là biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa bệnh và hạn chế các biến chứng nguy hiểm, giảm nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ.
2. Điểm danh một số loại vacxin cần tiêm cho trẻ sơ sinh
Tiêm vắc xin là phương pháp chủ động để phòng ngừa bệnh cho trẻ trước sự phức tạp của dịch bệnh hiện nay. Trong khoảng thời gian từ sơ sinh tới dưới 1 tuổi trẻ cần tiêm các loại vắc xin khác nhau, bao gồm:
2.1. Vắc xin lao
– Loại vacxin này thường được tiêm cho trẻ trong thời gian 1 tháng đầu đầu sau sinh, càng sớm càng tốt
– Chỉ cần tiêm 1 mũi duy nhất trong đời và không cần tiêm nhắc lại.
– Sau khoảng 2 tuần chỗ tiêm sẽ xuất hiện vết loét đỏ, sau đó sẽ tự khỏi và để lại vết sẹo nhỏ. Đây là dấu hiệu cho thấy miễn dịch phòng lao đã có trong cơ thể nên cha mẹ không cần quá lo lắng.
2.2. Vắc xin viêm gan B
– Vắc xin này giúp bảo vệ trẻ khỏi sự lây nhiễm của viêm gan B; Ngăn sự phát triển của các bệnh về gan sau này trong đó có ung thư do viêm gan B.
– Tiêm ngay trong vòng 24 giờ sau sinh.
2.3. Vắc xin bạch hầu – uốn ván
– Tác dụng của vắc xin này là giúp bảo vệ trẻ chống lại bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván; Ngăn chặn trẻ phát triển lớp phủ dày ở phía sau mũi hoặc cổ họng do bạch hầu gây ra, dẫn tới khó thở hoặc khó nuốt; Bảo vệ trẻ khỏi đau cứng cơ do uốn ván gây ra.
– Tiêm khi trẻ 3 mũi, các mũi cách nhau ít nhất 4 tuần. Nhắc lại mũi 3 sau ít nhất 12 tháng
2.4. Vắc xin ho gà
– Loại vắc xin này giúp bảo vệ sức đề kháng của trẻ sơ sinh, bởi bệnh này thường gây ra tình trạng thiếu oxy cho cơ thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, viêm phổi, thiếu oxy não, viêm não, xuất huyết kết mạc, thậm chí có thể gây tử vong nếu không phát hiện và điều trị cho trẻ sớm. Đồng thời, vắc xin ho gà giúp ngăn ngừa tình trạng ho dữ dội ở trẻ.
– Lịch tiêm của loại vắc xin này thường được thực hiện cùng lúc với vắc xin bạch hầu – uốn ván.
2.5. Vắc xin Rota
– Loại vắc xin được chỉ định tiêm phòng để ngăn ngừa bệnh tiêu chảy do virus Rota gây ra. Thông thường, trẻ dễ bị nhiễm bệnh ở giai đoạn từ 6 tháng tới 2 tuổi. Vắc xin này không tiêm mà được sử dụng qua đường uống. Vì vậy, phụ huynh nên cho trẻ uống thuốc vào thời điểm 6 tuần tuổi và sau 1 tháng tiếp tục uống lần thứ 2.
– Hạn chế tình trạng mất nước do nôn ói và tiêu chảy nhiều lần, ảnh hưởng tới thể trạng của trẻ như suy dinh dưỡng.
2.6. Vắc xin Hib
– Vắc xin này giúp bảo vệ trẻ khỏi vi khuẩn Hib. Loại vi khuẩn này là nguyên nhân chủ yếu gây nên 2 bệnh nghiêm trọng là viêm phổi và viêm màng não mủ ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, có thể gây tàn phế suốt đời, thậm chí là tử vong.
– Thực hiện tiêm khi trẻ trên 6 tuần tuổi. Mũi 1 lần tiêm đầu tiên, mũi 2 sau mũi 1 là 1 tháng, mũi 3 sau mũi 2 là 1 tháng, mũi 4 là 12 tháng sau mũi 3
2.7. Vắc xin bại liệt
– Khi virus bại liệt xâm nhập vào cơ thể theo đường tiêu hóa, sẽ đi vào hệ thần kinh trung ương gây ra các tổn thương ở tế bào thần kinh vận động. Tiêm vắc xin sẽ giúp hạn chế biến chứng do virus này.
– Bạn nên thực hiện tiêm khi trẻ trên 2 tháng tuổi, các mũi cách nhau ít nhất 4 tuần. Nhắc lại sau mũi 3 ít nhất 12 tháng
3. Những lưu ý cho phụ huynh khi tiêm phòng cho trẻ
Tiêm chủng các loại vắc xin được đánh giá là cách tốt nhất để bảo vệ bé luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý một số điều khi cho trẻ đi tiêm:
– Không nên cho trẻ bú hay ăn quá no hoặc quá đói, bởi sẽ rất dễ khiến trẻ bị hạ đường huyết sau tiêm.
– Trước khi tiêm, cha mẹ nên trao đổi trước với bác sĩ nếu trẻ bị ứng sau lần tiêm vắc xin trước, có tiền sử bệnh lý hoặc đang mắc các bệnh cấp tính như sốt, viêm phổi…
– Nên cho trẻ mặc các trang phục thoải mái, dễ thao tác tiêm.
– Cần mang đầy đủ hồ hồ sơ và sổ tiêm chủng của trẻ.
– Nên ở lại cơ sở tiêm chủng khoảng 30 phút để theo dõi trước khi về, nếu bé có những biểu hiện bất thường để điều trị can thiệp sớm.
– Sau khi về nhà, phụ huynh cần tuân thủ theo dõi trẻ cẩn thận từ 24 – 48 giờ sau tiêm.
– Trong trường hợp trẻ sốt trên 38 độ C, cha mẹ nên đắp khăn làm mát và tham khảo chỉ định của bác sĩ trước khi cho trẻ dùng thuốc hạ sốt.
– Nếu trẻ có các phản ứng sốt, đau, sưng tấy tại chỗ tiêm, quấy khóc kéo dài, co giật, bỏ bú, khó thở, tím tái… thì nên cho trẻ tới cơ sở y tế ngay.
– Không bôi hay đắp bất kỳ vật gì lên vị trí tiêm. Vết tiêm có bị sưng, đỏ hoặc đau là phản ứng bình thường của cơ thể với vắc xin.
– Nên tuân thủ hoạt động tiêm phòng cho trẻ theo đúng chỉ định và phác đồ được đưa ra.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về một số mũi vacxin quan trọng có thể bảo vệ được sức khỏe của trẻ. Kèm theo đó là một số lưu ý dành cho cha mẹ để có thể chăm sóc trẻ một cách tốt nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ngay tới Hệ thống y tế Thu Cúc TCI để được tư vấn và giải đáp sớm nhất!