3 Lưu ý khi tiêm chủng vacxin phòng sởi – quai bị – rubella 

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ - Bác sĩ

Đặng Thị Kim Hạnh

Trưởng đơn vị Tiêm chủng

Tiêm chủng vacxin phòng bệnh sởi, quai bị, rubella có hiệu quả lên tới 95%. Việc thực hiện tiêm vacxin phòng các nhóm bệnh này có vai trò rất lớn đối với sức khỏe và sự phát triển cơ thể toàn diện của mọi đối tượng, nhất là đối với trẻ nhỏ.

1. Biểu hiện thường gặp và biến chứng nguy hiểm của sởi – quai bị – rubella

Sởi, quai bị, rubella là những bệnh do virus gây ra. Đây là căn bệnh truyền nhiễm và dễ lây lan ra môi trường xung quanh. Nếu không kiểm soát được, nó có thể gây ra bùng phát thành dịch trên diện rộng, để lại hậu quả nghiêm trọng.

1.1. Bệnh sởi

Căn bệnh do virus sởi gây ra, lây lan qua đường hô hấp, nước mũi, nước bọt của người mang đang mầm bệnh, đặc biệt là với người chưa có miễn dịch đặc hiệu.

– Biểu hiện bệnh: Sốt, phát ban ở vùng mặt sau đó lan ra toàn cơ thể, có thể kèm theo chảy nước mũi, ho khan, đỏ mắt, chảy nước mắt, mắt sưng.

– Biến chứng bệnh: Nếu không được điều trị dứt điểm sớm sẽ gây ra viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm phổi, tổn thương não, động kinh.

1.2. Bệnh quai bị

Bệnh lý lây lan chủ yếu qua đường hô hấp do virus quai bị gây ra.

– Biểu hiện bệnh: Viêm tuyến nước bọt mang tai không hóa mủ, sốt cao, sưng và đau hạch vùng góc hàm.

– Biến chứng: Là bệnh lý nguy hiểm có thể gây ra biến chứng như viêm màng não, viêm buồng trứng, mất thính giác… Nam giới sau tuổi dậy thì bị sưng quai bị có thể bị sưng tinh hoàn, viêm và vô sinh.

1.3. Bệnh rubella

Bệnh rubella hay bị nhầm lẫn với bệnh sởi do có biểu hiện khá giống nhau nhưng với mức độ nhẹ hơn. Đây là bệnh lý nguy hiểm, nhất là đối với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.

– Biểu hiện bệnh: Sốt nhẹ dưới 39 độ C, mệt mỏi, đau rát vùng họng, nổi hạch vùng cổ, bệnh, phát ban vùng đầu mặt cổ hoặc là toàn thân…

– Biến chứng bệnh: Gây nguy hiểm đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ như sảy thai, thai lưu hoặc các dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

Căn bệnh này có tỷ lệ mắc lớn ở đối tượng trẻ em, phát triển nhanh do sức đề kháng và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên dễ bị virus tấn công, nhưng vẫn chưa có thuốc điều trị bệnh đặc hiệu.

Do đó, cách hiệu quả để phòng tránh và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm là tiêm chủng vacxin sởi – quai bị – rubella. Đặc biệt, phụ nữ mang thai mắc 1 trong 3 bệnh có nguy cơ ảnh hưởng rất lớn đối với thai nhi. Vì vậy, không chỉ trẻ nhỏ nên thực hiện tiêm chủng vacxin mà tất cả mọi đối tượng nên tiêm để chủ động phòng bệnh.

bệnh lây nhiễm

3 bệnh lý kể trên đều có thể bùng phát dịch do khả năng lây lan nhanh chóng.

2. Điều cần lưu ý khi đi tiêm chủng vacxin

2.1. Thời điểm tiêm chủng vacxin sởi – quai bị – rubella

Trẻ dưới 2 tuổi

– Có thể dùng vacxin sởi đơn hoặc vacxin sởi, quai bị, rubella lúc trẻ đủ 9 tháng tuổi.

– Mũi tiêm thứ 2 cách mũi tiêm đầu từ 3 – 6 tháng (đảm bảo trẻ dưới 24 tháng được tiêm đủ 2 mũi) và 4 năm sau tiêm nhắc lại mũi 3.

Trẻ trên 2 tuổi đến 6 tuổi

– Tiêm nhắc lại 1 mũi khi trẻ 5 – 6 tuổi (với trẻ đã tiêm 1 liều trước đó), đảm bảo cách mũi 1 ít nhất 4 tuần.

– Tiêm 1 mũi và nhắc lại sau 4 năm (đối với trẻ chưa thực hiện tiêm liều vacxin sởi, quai bị, rubella).

Thanh thiếu niên và người trưởng thành

– Tiêm nhắc lại 1 mũi (nếu đã tiêm 1 liều) đảm bảo tiêm cách mũi 1 tối thiểu 4 tuần.

– Tiêm 2 mũi và cách nhau ít nhất 4 tuần (với người chưa tiêm vacxin).

Phụ nữ tiền mang thai

– Tiêm 1 mũi vacxin trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.

– Tốt nhất nên tiêm 2 mũi và cách nhau ít nhất 4 tuần (nếu trước đó chưa tiêm và 2 cũng cần tiêm trước khi mang thai ít nhất 3 tháng).

tiêm chủng vacxin

Bạn cần tuân thủ khuyến cáo về thời điểm tiêm vacxin dành cho từng đối tượng

2.2. Các trường hợp không nên tiêm chủng vacxin

Dưới đây là một số đối tượng không nên thực hiện tiêm chủng vacxin sởi – quai bị – rubella để tránh nguy hiểm tới sức khỏe:

– Người đang sốt, phụ nữ đang mang thai hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm cấp tính, thiếu máu, có tổn thương chức năng thận, bệnh tim

– Chống chỉ định tuyệt đối với người có tiền sử dị ứng với thành phần của vacxin hoặc phản ứng quá mẫn…

– Người có hệ miễn dịch bị tổn thương nghiêm trọng do nhiễm HIV, bệnh bạch cầu…

– Đối tượng đang sử dụng corticosteroids, đang xạ trị hoặc cơ thể đang không đáp ứng miễn dịch tối ưu…

– Người vừa tiêm vắc xin sống giảm động lực dưới 1 tháng.

2.3. Tác dụng phụ có thể gặp sau khi tiêm chủng

Tiêm chủng vacxin sởi, quai bị, rubella sau 24 giờ sẽ xuất hiện biểu hiện sốt nhẹ, vùng tiêm sẽ có cảm giác đau nhức và kéo dài từ 1 – 2 ngày.

Tùy vào cơ địa có thể bị nổi ban đỏ, lan xung quanh chỗ tiêm, sẽ biến mất sau 1 – 2 ngày.

Các triệu chứng này sẽ khiến cơ thể trẻ khó chịu, bứt rứt hoặc trẻ quấy khóc nên tham khảo cách giảm triệu chứng bằng việc nghe tư vấn từ bác sĩ.

Trong trường hợp gặp một số triệu chứng bất thường dưới, nên tới cơ sở y tế ngay để xử lý triệu chứng kịp thời:

– Sốt cao trên 38.5 độ C và không đáp ứng thuốc hạ sốt.

– Sốt cao kéo dài trên 48 giờ hoặc sốt 1 – 2 ngày cắt sốt rồi lại sốt lại.

– Sốt kèm theo ho, hắt hơi, chảy nước mũi, tiêu chảy, phát ban kéo dài.

– Ở trẻ sẽ gặp biểu hiện bỏ ăn, thở nhanh, khó thở, tím tái, quấy khóc liên tục, co giật, hôn mê… Bạn nên cho trẻ uống nhiều nước, sữa và mặc trang phục rộng rãi giúp trẻ thoải mái. Nếu trẻ sốt cao trên 38.5 độ C có thể uống thuốc hạ sốt tuân theo chỉ định của bác sĩ.

– Thành phần của rubella có thể gây ra các triệu chứng như đau khớp, viêm khớp ở phụ nữ kéo dài khoảng 1 vài ngày.

tiêm vắc xin sởi - quai bị - rubella

Tùy từng cơ địa mỗi người sẽ xuất hiện những phản ứng sau tiêm khác nhau.

Để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh lý nguy hiểm này thì tiêm chủng vacxin là việc làm rất quan trọng và cần thiết. Không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe, sức đề kháng của trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai mà còn giúp bảo vệ sức khỏe của cả cộng đồng.

Bài viết trên là những điều cần lưu ý khi tiêm chủng vacxin để phòng bệnh truyền nhiễm. Nếu còn thắc mắc nào cần được giải đáp, liên hệ ngay tới Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để nhận hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital