Cận thị là tật khúc xạ phổ biến nhất (3 tật khúc xạ còn lại là viễn thị, loạn thị và lão thị). Người cận thị cần đeo kính để cải thiện thị lực. Một chiếc kính không chuẩn gây hại rất nghiêm trọng cho mắt. Bên cạnh kỹ thuật của chuyên gia nhãn khoa; hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế cũng là một nhân tố rất quan trọng quyết định chất lượng của một chiếc kính. Trong bài viết này, Thu Cúc TCI xin chia sẻ với bạn 5 máy đo kính cận được sử dụng trong khám và cắt kính tại TCI, đừng bỏ lỡ bạn nhé!
Menu xem nhanh:
1. Tổng quan về cận thị
1.1. Cận thị là gì?
Cận thị là tật khúc xạ mà khi mắc, người bệnh có thể nhìn rõ các vật ở gần nhưng không thể nhìn rõ các vật ở xa. Sở dĩ có hiện tượng này là bởi, ở người cận thị, thay vì nằm trên võng mạc, hình ảnh sau khi đi qua giác mạc và thủy tinh thể, lại nằm trước võng mạc. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hình ảnh nằm trước võng mạc là trục nhãn cầu dài bất thường hoặc giác mạc cong bất thường.
1.2. Cận thị như hiểm như thế nào?
Cận thị cần được kiểm soát chặt chẽ. Nếu không, tật này có thể gây nhiều biến chứng, từ nặng đến nhẹ, như:
– Nhức mắt, nhức đầu
– Tăng nhãn áp: Tăng nhãn áp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù.
– Đục thủy tinh thể: Tương tự tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa.
– Bong võng mạc: Đây là tình trạng mô lót phía sau rơi ra khỏi nhãn cầu. Bong võng mạc là một vấn đề nghiêm trọng, có thể gây mù lòa. Người cận thị có nguy cơ bong võng mạc rất cao, đặc biệt là những người cận thị nặng (trên 6 đi-ốp).
Để không gặp phải những biến chứng trên, bạn nên thăm khám với chuyên gia nhãn khoa ngay khi có dấu hiệu bất thường. Nếu thăm khám định kỳ được thì càng tốt.
1.3. Đâu là dấu hiệu cho thấy bạn có thể mắc cận thị?
Cận thị rất dễ nhận biết. Bên cạnh tình trạng nhìn mờ các vật ở xa, người cận thị còn có thể:
– Thường xuyên vô thức nheo mắt và chớp mắt;
– Mỏi mắt: Tình trạng mỏi xuất hiện khi mắt phải hoạt động nhiều;
– Nhức đầu: Khi mắt phải hoạt động nhiều, bên cạnh tình trạng mỏi mắt, người bệnh còn có thể nhức đầu. Nhức có thể ở khắp đầu hoặc chỉ ở một vùng cụ thể.
Khi có các dấu hiệu trên, thăm khám với chuyên gia nhãn khoa ngay để biết mình có bị cận hay không, nếu có thì mình cận bao nhiêu độ và tiến hành cắt kính, cải thiện thị lực cũng như phòng tránh biến chứng.
2. Quy trình thăm khám, thử và cắt kính cận thị tại Thu Cúc TCI
Tại TCI, người bệnh được thăm khám tật khúc xạ nói chung và cận thị nói riêng theo một quy trình nhiều bước như sau.
2.1. Người trưởng thành
– Bước 1: Đo thị lực bằng bảng đo thị lực điện tử.
– Bước 2: Thăm khám với chuyên gia bằng máy sinh hiển vi. Nếu không có bất thường, chuyên gia chỉ định người bệnh chỉnh kính. Nếu có bất thường, chuyên gia chỉ định người bệnh thực hiện các thăm khám chuyên sâu khác để chẩn đoán xác định bệnh.
– Bước 3: Đo độ cận bằng máy đo khúc xạ tự động.
– Bước 4: Thử kính.
– Bước 5: Đo khoảng cách đồng tử.
– Bước 6: Đeo kính đi lại.
2.2. Trẻ em
– Bước 1: Đo thị lực bằng bảng đo thị lực điện tử.
– Bước 2: Đo độ cận bằng máy đo khúc xạ tự động.
– Bước 3: Nhỏ liệt điều tiết. Tùy trường hợp, trẻ có thể được nhỏ liệt điều tiết nhanh hoặc liệt điều tiết chậm.
– Bước 4: Trẻ dưới 8 tuổi được nhỏ liệt điều tiết chậm bằng Atropin 0.5%. Nhỏ 5 ngày. Ngày thứ 6 soi bóng đồng tử. Trẻ trên 8 tuổi được nhỏ liệt điều tiết nhanh bằng Cyclogyl 1%. Nhỏ 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 phút. Sau 1 giờ soi bóng đồng tử.
– Bước 5: Đo độ cận bằng máy khúc xạ tự động.
– Bước 6: Thử kính.
– Bước 7: Đo khoảng cách đồng tử.
– Bước 8: Đeo kính đi lại.
3. Máy đo kính cận dùng trong khám cận tại TCI
Một chiếc kính không chuẩn gây hại rất nghiêm trọng cho mắt. Ví dụ như, kính có độ không chuẩn không thể giúp người bệnh nhìn rõ các vật ở xa như mong muốn. Không những thế, đeo chúng, mắt vẫn tiếp tục phải điều tiết, khiến người bệnh tiếp tục mỏi mắt, nhức đầu và độ cận tiếp tục tăng. Tình trạng này cũng sẽ xuất hiện nếu kính có tâm không chuẩn. Thậm chí, về lâu về dài, kính có tâm không chuẩn còn làm người bệnh rối loạn điều tiết, nhược thị,…
Như đã chia sẻ phía trên, hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế là một nhân tố rất quan trọng quyết định chất lượng của một chiếc kính. Tại TCI, cận thị nói riêng và tật khúc xạ nói chung được thăm khám bởi một quy trình nhiều bước. Trong đó, không chỉ có các bước thông thường, như đo thị lực bằng bảng điện tử, đo độ cận bằng máy khúc xạ tự động,… mà còn có bước thăm khám với chuyên gia bằng máy sinh hiển vi. Với bước này, ngoài tật khúc xạ, người bệnh còn được phát hiện sớm các bệnh lý nhãn khoa khác, nếu có. Quy trình tiêu chuẩn chưa phải là tất cả. Hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế được sử dụng để khám cận tại TCI còn rất hiện đại, tân tiến. Nổi bật nhất là máy sinh hiển vi, máy đo khúc xạ tự động và máy soi bóng đồng tử.
3.1. Máy đo kính cận – Máy sinh hiển vi
Tại TCI, máy sinh hiển vi được sử dụng trong bước thứ 2 của quy trình khám cận đối với người lớn. Đây là máy có khả năng phóng đại cấu trúc các phần của nhãn cầu. Với máy sinh hiển vi, chuyên gia có thể thăm khám toàn bộ bán phần trước; trong đó có: Lớp nước mắt nằm ở bề mặt nhãn cầu, giác mạc, thủy tinh thể,… Kết hợp với một số loại kính chuyên dụng khác, máy sinh hiển vi cũng giúp chuyên gia thăm khám được góc tiền phòng và đáy mắt.
3.2. Máy đo kính cận – Máy đo khúc xạ tự động
Được sử dụng trong bước thứ 3 của quy trình khám cận đối với người lớn; trong bước thứ 2, thứ 5 của quy trình khám cận đối với trẻ em; máy đo khúc xạ tự động của TCI không chỉ đo khúc xạ mà còn có thể đo độ cong, độ dày giác mạc và nhãn áp. Tương tự đo khúc xạ, 3 chức năng này cũng được thực hiện tự động.
3.3. Máy đo kính cận – Máy soi bóng đồng tử
Soi bóng đồng tử chỉ được thực hiện ở trẻ em và ở người lớn có tình trạng điều tiết nhiều. Để soi bóng đồng tử, TCI sử dụng máy có khả năng phóng đại cấu trúc đồng tử và đáy mắt. Máy giúp xác định độ cao cùng độ lõm võng mạc, chẩn đoán tăng nhãn áp thông qua tỷ lệ lõm gai trên các thị;…
Phía trên là 3 loại máy đo kính cận nổi bật nhất trong quy trình khám cận tại TCI. Với những thông tin được chia sẻ trong bài viết này, hy vọng rằng bạn sẽ sở hữu được một chiếc kính cận chất lượng cao.