Dây thần kinh 3, 4, 6 sọ não thuộc nhóm các dây thần kinh vận động, chủ yếu điều khiển chuyển động của mắt. 5 điều cần biết dưới đây về vị trí, chức năng, những bệnh phổ biến, nguyên nhân và cách phòng bệnh ở dây thần kinh sọ não 3, 4, 6 sẽ giúp chúng ta chủ động giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
Menu xem nhanh:
1. Dây thần kinh 3, 4, 6 là gì?
Hệ thần kinh cơ thể con người bao gồm 02 bộ phận chính: Hệ thần kinh trung ương và ngoại biên. Hệ thần kinh trung ương có tủy gai và não bộ. Còn hệ thần kinh ngoại biên gồm 12 đôi thần kinh sọ não, 31 đôi thần kinh gai sống và các hạch thần kinh ngoại biên.
12 dây thần kinh sọ não là những dây thần kinh xuất phát trực tiếp từ não hoặc thân não và thường ảnh hưởng đến các khu vực như mặt, mắt. Dây thần kinh 3 4 6 là ba trong số 12 dây thần kinh sọ não này. Chúng thuộc nhóm các dây thần kinh vận động
Dây thần kinh 3 còn gọi là dây thần kinh vận nhãn (III): Bắt đầu từ trung não vòng ra phía trước đến thành ngoài của xoang tĩnh mạch hàng, đi đến khe ổ mắt trên và chạy vào ổ mắt với nhánh trên và nhánh dưới.
Dây thần kinh 4 còn gọi là dây thần kinh ròng rọc (IV): Có nguyên ủy thật nằm ở trung não, nguyên ủy hư ở mặt sau trung não. Dây thần kinh số 4 vòng qua cuống đại não ra trước, vào thành ngoài xoang tĩnh mạch hang, qua khe ổ mắt trên vào ổ mắt.
Dây thần kinh 6 còn gọi là dây thần kinh vận nhãn ngoài (VI): Có nguyên ủy thật ở cầu nào, nguyên ủy hư ở rãnh hành cầu. Từ rãnh hành cầu, dây thần kinh số 6 vòng ra trước qua xoang tĩnh mạch hang, vào ổ mắt.
2. Chứng năng các dây thần kinh 3, 4, 6
2.1. Chức năng dây thần kinh 3
Dây thần kinh sọ não III có chức năng vận động một số cơ mặt, đưa nhãn cầu vào trong và lên xuống để tạo cử động mắt, mở mí mắt. Dây thần kinh 3 bị ảnh hưởng có thể làm mắt lác ra ngoài, lác mắt xuống dưới, đồng tử bị giãn, sụp mi, thậm chí là vận nhãn bị liệt.
2.2. Chức năng dây thần kinh 4
Dây thần kinh sọ não IV chịu trách nhiệm chi phối cử động mắt xuống dưới và ra ngoài. Dây thần kinh 4 bị ảnh hưởng sẽ làm mắt không đưa xuống thấp được.
2.3. Chức năng dây thần kinh 6
Dây thần kinh sọ não Vi có chức năng đưa nhãn cầu liếc ra ngoài. Dây thần kinh 6 bị ảnh hưởng sẽ làm mắt bị lác vào trong
3. Liệt dây thần kinh 3, 4, 6 là bệnh phổ biến
Khi các dây thần kinh trong não hoặc thân não bị ảnh hưởng, nó được gọi là bệnh lý thần kinh sọ não. Nếu bất kỳ dây thần kinh sọ nào trong số ba dây thần kinh điều khiển chuyển động của mắt (dây thần kinh sọ thứ 3, 4 hoặc 6) bị tổn thương, người đó sẽ không thể cử động mắt bình thường. Các triệu chứng phổ biến bao gồm yếu hoặc mất cảm giác ở một phần của khuôn mặt, nhìn đôi, thay đổi thị lực.
3.1. Liệt dây thần kinh sọ thứ 3
Liệt dây thần kinh III có thể làm mắt lác ra ngoài, mắt lác xuống dưới khi não bộ điều khiển mắt nhìn thẳng về phía trước gây ra chứng nhìn đôi. Mắt bị ảnh hưởng có thể quay vào trong rất chậm và chỉ di chuyển về phía trung tâm khi nhìn vào trong. Mắt không thể di chuyển lên hoặc xuống dưới.
Do dây thần kinh sọ thứ 3 cũng có nhiệm vụ nâng mi và điều khiển đồng tử nên mí mắt bị sụp xuống khi chúng bị liệt. Đồng tử có thể phải giãn ra hoặc không thể co lại khi phản ứng với ánh sáng.
Tình trạng liệt dây thần kinh III có thể trở nên trầm trọng hơn thậm chí đe dọa tính mạng. Ví dụ, đau đầu dữ dội đột ngột xảy ra, hôn mê, đồng tử không phản ứng với ánh sáng, thậm chí có thể chết não….
3.2. Liệt dây thần kinh sọ thứ 4
Liệt dây thần kinh sọ thứ 4 có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai bên mắt. Mắt bị ảnh hưởng không thể nhìn vào trong và nhìn xuống. Kết quả tạo ra chứng nhìn đôi. Vì vậy, bệnh nhân gặp khó khăn khi đi xuống cầu thang đòi hỏi phải nhìn vào trong và xuống dưới. Lúc đó, người bệnh cần nghiêng đầu sang bên đối diện với mắt bị ảnh hưởng để loại bỏ hình ảnh đôi.
Liệt dây thần kinh sọ thứ 4 có thể được chẩn đoán thông qua chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) não. Việc điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, chủ yếu áp dụng việc đeo kính có lăng kính và bài tập mắt. Nhưng đôi khi bệnh nhân cần phải phẫu thuật.
3.3. Liệt dây thần kinh sọ thứ 6
Chứng liệt dây thần kinh sọ thứ 6 làm suy giảm khả năng quay mắt ra ngoài gây lác mắt vào trong. Nhìn đôi xảy ra khi người bệnh nhìn về phía bên mắt bị ảnh hưởng.
Các triệu chứng khác của liệt dây thần kinh sọ thứ 6 tùy thuộc vào nguyên nhân. Ví dụ, các bệnh làm tăng áp lực nội sọ có thể gây đau đầu dữ dội và làm mờ thị lực tạm thời khi người bệnh đột ngột quay đầu.
4. Nguyên nhân và cách chẩn đoán bệnh dây thần kinh sọ não 3, 4, 6
4.1. Nguyên nhân chính gây bệnh dây thần kinh 3, 4, 6
Các bệnh về dây thần kinh sọ não có nhiều nguyên nhân, cụ thể là:
– Chấn thương vùng đầu
– Khối u não
– Nhiễm trùng, chẳng hạn như bệnh Lyme, bệnh zona
– Cung cấp máu cho não không đủ (đột quỵ, thiếu máu não…)
– Áp lực lên dây thần kinh do các bất thường của mạch máu, chẳng hạn như một khối u (chứng phình động mạch) trong động mạch hoặc kết nối bất thường giữa động mạch và tĩnh mạch (dị dạng động mạch)
– Các rối loạn gây thoái hóa tế bào thần kinh, chẳng hạn như trong bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS) hoặc bệnh đa xơ cứng
– Rối loạn gây viêm mạch máu (viêm mạch máu), chẳng hạn như viêm động mạch tế bào khổng lồ
– Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh như aminoglycoside và streptomycin
– Một số chất độc, chẳng hạn như thủy ngân
4.2. Cách chẩn đoán bệnh dây thần kinh 3, 4, 6
Bác sĩ thường sẽ cho bệnh nhân làm nhiều chẩn đoán hình ảnh khác nhau để chẩn đoán bệnh dây thần kinh 3, 4, 6. Các kỹ thuật có thể bao gồm:
– Khám thần kinh để kiểm tra cảm giác, phản xạ, thăng bằng và trạng thái tinh thần.
– Điện cơ (EMG), đo hoạt động điện của cơ khi làm việc và khi nghỉ ngơi.
– Chụp CT hoặc MRI
– Kiểm tra tốc độ dẫn truyền thần kinh để giúp tìm ra cách thức và vị trí của dây thần kinh bị tổn thương.
– Sinh thiết da và dây thần kinh để tìm ra mức độ nghiêm trọng của dây thần kinh.
– Kiểm tra thính giác
– Chụp mạch, một phương pháp chụp X-quang đặc biệt sử dụng thuốc cản quang và chụp ảnh tim và mạch máu
5. Phòng ngừa bệnh dây thần kinh sọ não 3, 4, 6
Bệnh liên quan đến dây thần kinh sọ não 3, 4, 6 không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa được. Nhưng nếu người bệnh kiểm soát các nguyên nhân phổ biến có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh thần kinh.
Chiến lược tốt nhất để kiểm soát bệnh lý thần kinh sọ não là kiểm soát các nguyên nhân có thể xảy ra.
– Giảm yếu tố nguy cơ đột quỵ
– Hạn chế chấn thương đầu
– Điều trị bệnh tiểu đường và giảm nguy cơ mắc bệnh
– Giảm huyết áp cao
– Điều trị dứt điểm bệnh nhiễm trùng hoặc giảm nguy cơ mắc bệnh