Hỏi đáp về bệnh viêm mũi dị ứng

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê

Viêm mũi dị ứng là tình trạng mũi bị viêm, sưng, tấy do dị ứng với các tác nhân trong và ngoài cơ thể như bụi, khói, lông động vật, thời tiết, nấm mốc… Dù không gây đe dọa tính mạng nhưng căn bệnh này gây ra rất nhiều phiền toái trong đời sống cho người bệnh.

Viêm mũi dị ứng có triệu chứng như thế nào?

Người bị viêm mũi dị ứng thường gặp các triệu chứng như hắt hơi liên tiếp, chảy nước mũi, chảy nước mắt, ngứa ở tai, cổ và họng.

Người bị viêm mũi dị ứng thường gặp các triệu chứng như hắt hơi liên tiếp, chảy nước mũi, chảy nước mắt, ngứa ở tai, cổ và họng.

Trong hầu hết các trường hợp, viêm mũi dị ứng thường gây ra các triệu chứng như:

  • Hắt hơi nhiều lần liên tiếp, đặc biệt là sau khi thức dậy vào buổi sáng.
  • Hay bị chảy nước mũi và chảy dịch mũi sau (dịch chảy từ hệ thống xoang qua mũi sau xuống thành họng).
  • Chảy nước mắt và ngứa mắt
  • Tai, cổ và họng bị ngứa.

Những tác nhân dị ứng nào thường gây ra bệnh viêm mũi dị ứng?
Bụi phấn từ cây, cỏ, hoa, lá là những tác nhân gây dị ứng phổ biến. Nhiều người lại bị dị ứng với bụi, lông động vật, gián, và nấm mốc. Một số thứ ở nơi làm việc như bụi gỗ, hóa chất cũng có thể gây viêm mũi dị ứng.
Nếu bị viêm mũi dị ứng với phấn hoa, các triệu chứng có thể chỉ xuất hiện ở một số thời điểm nhất định. Nếu bị dị ứng với bụi và các tác nhân gây dị ứng trong nhà, người bệnh có thể có triệu chứng trong hầu hết thời gian.
Viêm mũi dị ứng được chẩn đoán như thế nào?

Nếu các triệu chứng quá nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm như test lẩy da.

Nếu các triệu chứng quá nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm lẩy da.

Trước hết bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về các triệu chứng, triệu chứng thường xuất hiện khi nào và những yếu tố nào khiến các triệu chứng trở nên tồi tệ hay cải thiện hơn. Nếu các triệu chứng quá nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm sau:
Xét nghiệm lẩy da: bác sĩ sẽ đưa một lượng nhỏ chất gây dị ứng vào da để xem liệu có phản ứng dị ứng xảy ra hay không.
Ngoài ra người bệnh cũng có thể phải thực hiện thêm một số xét nghiệm khác để tìm kiếm chất gây dị ứng.
Điều trị viêm mũi dị ứng ra sao?
Hiện tại vẫn chưa có phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng. Một trong những cách tốt nhất mà người bệnh có thể thực hiện là tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Nên vệ sinh, lau dọn nhà cửa thường xuyên để loại bỏ bụi, lông động vật  hoặc nấm mốc dễ gây dị ứng. Nhiều người sẽ phải hạn chế ra ngoài vào những thời điểm lượng phấn hoa phát tán trong không khí nhiều.
Ngoại trừ những trường hợp có vấn đề về sức khỏe, người bệnh viêm mũi dị ứng có thể sử dụng một số loại thuốc tự kê đơn để giảm bớt các triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên trước khi bắt đầu điều trị bằng thuốc, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước, đặc biệt là trẻ em, người già và người đang cho con bú.
Những phương pháp chẩn đoán và điều trị viêm mũi dị ứng trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết chính xác Bệnh viện Thu Cúc áp dụng phương pháp nào vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 hoặc 0936 388 288 để được tư vấn cụ thể. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital