Hỗ trợ điều trị cường giáp khi mang thai

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Bệnh cường giáp là do tuyến giáp trạng hoạt động mạnh, tiết ra nhiều hormon thyroxin gây rối loạn chuyển hóa. Phụ nữ mang thai cũng là đối tượng dễ mắc cường giáp. Vì thế để hỗ trợ điều trị cường giáp khi mang thai chị em cần tìm đến bệnh viện.
Không nên có thai khi bị cường giáp
Lý do bởi, khi bị cường giáp thì nồng độ hormon thyroxin trong máu mẹ rất cao. Thyroxin gây ra các triệu chứng điển hình như tay run, nhịp tim nhanh, mạch nhanh, mắt lồi, nặng hơn nữa là suy tim. Thyroxin đi vào thai nhi, tạo ra nồng độ cao trong máu thai, dẫn đến hiện tượng tăng nhịp tim thai, thai nhỏ hơn so với tuổi, có thể sảy thai, đẻ non, thai chết lưu. Ngoài ra, cũng có thể gây dị tật, dị dạng thai.

dieu-tri-cuong-giap-khi-mang-thai

Bệnh cường giáp có thể ảnh hưởng tới thai nhi nên chị em cần cân nhắc trước khi mang thai

Khi có thai mà bị cường giáp nặng phải dùng các loại kháng giáp tổng hợp. Những loại thuốc này có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi.
Khi có thai mà bệnh tiến triển nặng thì có nguy cơ bị các cơn cường giáp cấp (gọi là bão giáp), gây tử vong mẹ với tỷ lệ khá cao. Trong 3 tháng cuối thai kỳ, cơn cường giáp có thể giảm xuống nhưng sau khi đẻ lại tăng lên, gây trở ngại cho việc nuôi con.
Vì vậy, thầy thuốc khuyên người phụ  nữ bị  bệnh cường  giáp không nên có thai, nhất là khi bệnh đang tiến triển, hãy chữa khỏi bệnh rồi mới có thai.
Hỗ trợ điều trị cường giáp khi mang thai
Nếu lỡ mang thai khi bị cường giáp thì không nhất thiết phải bỏ thai. Lúc này việc dùng thuốc ở người  có thai cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu chỉ bị cường giáp nhẹ (các triệu chứng không rõ, chính người bệnh cũng khó nhận thấy, xét nghiệm thấy nồng độ thyroxin máu không quá cao) thì chỉ cần theo dõi chặt chẽ mà không cần dùng thuốc.

dieu-tri-cuong-giap-khi-mang-thai1

Trường hợp mang thai khi bị cường giáp, chị em cần tuân thủ theo đúng chỉ định hỗ trợ điều trị của bác sĩ

Trường hợp bị bệnh nặng hơn thì phải hỗ trợ điều trị. Nếu dùng thuốc không đúng loại, không đúng liều thì thuốc thấm qua nhau thai, làm cho thai bị suy giáp. Nếu được hỗ trợ điều trị nội khoa không được thì có thể hỗ trợ điều trị ngoại khoa bằng phẫu thuật bướu giáp. Cách này ít được áp dụng vì việc mổ liên quan đến gây mê, không có lợi cho thai. Cũng không chữa bằng iod – phóng xạ, vì iod – phóng xạ có thể vào thai, phá hủy tuyến giáp của thai gây suy giáp cho trẻ vĩnh viễn.
Trường hợp bất đắc dĩ cần phải bỏ thai thì cũng phải xử trí cường giáp cho đến khi bệnh tạm ổn mới bỏ thai. Nếu bỏ thai đột ngột, có thể bị cơn cường giáp cấp (bão giáp), dễ nguy hiểm tính mạng.

dieu-tri-cuong-giap-khi-mang-thai2

Tái khám định kỳ nhằm kiểm tra tình trạng bệnh

Người bị bướu giáp mà lỡ có thai nếu biết hỗ trợ điều trị tốt thì đa phần con sinh ra vẫn bình thường. Sau khi sinh, bệnh cường giáp thường trở nặng. Lúc đó, hỗ trợ điều trị cường giáp như với người không có thai (bằng thuốc kháng giáp thông thường).
Như vậy, phụ nữ bị cường giáp vẫn có thể sinh con bình thường miễn là biết có thai đúng lúc. Nếu có thai không đúng lúc thì cần bình tĩnh bảo vệ thai và đi khám theo lịch đều đặn của bác sĩ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital