Bệnh tuyến giáp ở phụ nữ mang thai

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Theo nghiên cứu có khoảng 3 – 4% các phụ nữ mang thai bị rối loạn chức năng tuyến giáp, chủ yếu là suy chức năng tuyến giáp. Bệnh tuyến giáp ở phụ nữ mang thai rất nguy hiểm và có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Vì vậy cần phải xử trí sớm bệnh.

1. Phụ nữ có thai bị bệnh tuyến giáp có nguy cơ gì?

Trong vòng 13 tuần đầu tiên của thai kỳ, thai nhi chưa có tuyến giáp nên phải phụ thuộc vào lượng hormon tuyến giáp của người mẹ cung cấp qua rau thai. Đây chính là thời kỳ hình thành và phân chia các cơ quan nên nếu bị thiếu hormon trong thời gian này thì biến chứng rất nặng nề.

Phụ nữ mang thai mắc bệnh tuyến giáp sẽ có nhiều nguy cơ sinh non, sảy thai hoặc thai chết lưu..

Phụ nữ mang thai mắc bệnh tuyến giáp sẽ có nhiều nguy cơ sinh non, sảy thai hoặc thai chết lưu..

Tại Mỹ, khoảng 2,5% phụ nữ có thai bị suy giáp. Hậu quả của suy giáp ở người mẹ là tăng huyết áp, còn với thai nhi thường là sảy thai, thai chết lưu, đẻ non, rau bong non và đặc biệt là trẻ đẻ ra bị đần độn, chậm phát triển trí tuệ. Cường chức năng tuyến giáp ở các thai phụ tuy ít gặp hơn, khoảng 1,7% phụ nữ có thai bị bệnh này, nhưng cũng có thể gây ra các biến chứng như sảy thai, thai nhẹ cân, tiền sản giật, đẻ non… và nguy hiểm nhất là cơn cường giáp cấp lúc chuyển dạ với tỷ lệ tử vong cả mẹ và con.

2. Những ai cần được sàng lọc bệnh tuyến giáp trong thời gian mang thai?

Các thai phụ có nguy cơ cao mắc bệnh tuyến giáp nếu: Đã được chẩn đoán bệnh tuyến giáp từ trước như Basedow, suy giáp, bướu cổ đơn thuần, bướu nhân tuyến giáp…
Có tiền sử trong gia đình có người thân (bố, mẹ, chị em…) bị bệnh tuyến giáp
Đã bị bệnh tuyến giáp ở những lần có thai trước
Có tiền sử sản khoa xấu như sảy thai, thai chết lưu, đẻ non, đẻ con bị dị tật bẩm sinh…

Những chị em từng có tiền sử gia đình mắc bệnh cần thực hiện tầm soát định kỳ nhằm phát hiện sớm bệnh

Những chị em từng có tiền sử gia đình mắc bệnh cần thực hiện tầm soát định kỳ nhằm phát hiện sớm bệnh

Người bệnh đái tháo đường type 1
Có mắc các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, luput…

3. Làm cách nào để phát hiện bệnh tuyến giáp trong thời gian mang thai?

Những người nghi ngờ bị bệnh hoặc có nguy cơ cao bị bệnh tuyến giáp cần đi khám tại các khoa nội tiết ngay khi biết mình có thai, bao gồm:
– Khám lâm sàng kiểm tra xem có bướu cổ không
– Làm xét nghiệm máu các hormon FT4 và TSH
– Những trường hợp nghi ngờ sẽ được cho làm thêm siêu âm tuyến giáp và một số xét nghiệm máu đặc biệt.

Chị em cần tìm đến bác sĩ để được tư vấn thăm khám, làm các xét nghiệm kiểm tra cần thiết nhằm hỗ trợ điều trị sớm bệnh

Chị em cần tìm đến bác sĩ để được tư vấn thăm khám, làm các xét nghiệm kiểm tra cần thiết nhằm hỗ trợ điều trị sớm bệnh (nếu có)

Những thai phụ được chẩn đoán rõ có bệnh tuyến giáp sẽ được hỗ trợ điều trị ngay để đưa nồng độ hormon giáp về bình thường càng nhanh càng tốt. Những trường hợp nghi ngờ sẽ được kiểm tra lại sau vài tuần để xác định chắc chắn.
Trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh tuyến giáp, các bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị phù hợp.

Phụ nữ mang thai cần cẩn trọng với các bệnh lý trong cơ thể. Tốt nhất là nên tầm soát bệnh thường xuyên để kịp thời hỗ trợ điều trị sớm trước khi quyết định mang bầu nhằm tránh ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital