Bọc răng sứ kim loại là một phương pháp phục hình nha khoa được sử dụng để cải thiện vẻ ngoài và chức năng của răng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về ưu điểm, nhược điểm và các vấn đề liên quan đến việc bọc răng sứ kim loại. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp này và quyết định có nên thực hiện không.
Menu xem nhanh:
1. Tổng quan về răng sứ kim loại
1.1 Thế nào là răng sứ kim loại?
Răng sứ kim loại là sản phẩm răng sứ được áp dụng đầu tiên trong nha khoa thẩm mỹ. Loại răng sứ này chủ yếu được sử dụng để khắc phục vấn đề trong thẩm mỹ nha khoa. Trong đó bao gồm răng xỉn màu, răng sâu, răng bị sứt mẻ lớn không thể được khôi phục bằng cách trám răng thông thường và các vấn đề về răng hô móm nhẹ.
Răng sứ kim loại có cấu tạo đặc biệt gồm hai phần chính:
– Phần sườn bên trong: Phần này được làm từ các hợp kim kim loại như Niken – Crom, Crom – Coban, Titan… Đây là phần cấu trúc chịu lực chính của răng sứ, đảm bảo tính chất cơ học và độ bền của sản phẩm.
– Phần bên ngoài: Là lớp sứ bọc ngoài cùng của răng, được nung ở nhiệt độ cao hơn 8500 độ C. Quá trình nung này giúp sứ kết dính chặt vào phần sườn kim loại bên trong, tạo thành một lớp vật liệu vững chắc và có độ cứng cao. Lớp sứ ngoài cùng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra màu sắc và bề mặt thẩm mỹ của răng sứ.
1.2 Các loại răng sứ kim loại
Hiện nay, có ba loại răng sứ kim loại phổ biến được sử dụng trong lĩnh vực nha khoa. Mỗi loại này đều có phần khung sườn bên trong được tạo thành từ các chất liệu kim loại khác nhau, nhưng đều được phủ lớp ngoài bằng sứ để tăng tính thẩm mỹ. Cụ thể:
1.2.1 Răng sứ kim loại thường
Loại này có phần khung sườn bên trong được đúc từ các hợp chất kim loại. Ví dụ như Niken – Crom hoặc Crom – Coban, và được phủ bên ngoài bằng lớp sứ trắng. Đây là yếu tố giúp tăng tính thẩm mỹ. Độ chịu lực của loại sứ này khá cao. Nhờ vậy, răng phù hợp với việc ăn nhai, đặc biệt là cho các răng hàm phía trong.
1.2.2 Răng sứ Titan
Loại răng này có chứa hợp kim Niken – Crom trong khung sườn, nhưng được sự bổ sung 4-6% Titanium. Điều này này mang lại cảm giác dễ chịu hơn cho người dùng. Loại răng này có trọng lượng nhẹ và khả năng tương thích cao. Do đó sau khi lắp sẽ ít gây ra tình trạng kích ứng cho những người dị ứng kim loại.
1.2.3 Răng sứ kim loại quý
Loại này có phần khung sườn được làm từ các kim loại quý như vàng, bạc, platinum. Bên ngoài răng được phủ hoàn toàn bằng sứ. Loại răng sứ này sở hữu độ bền chắc cao. Đặc biệt, tính tương thích sinh học của răng tốt, do kim loại quý.
2. Ưu điểm và nhược điểm của bọc răng sứ kim loại
2.1 Ưu điểm của thực hiện bọc răng sứ kim loại
Mặc dù không có độ bền và màu sắc cao như các dòng răng sứ cao cấp, răng sứ kim loại vẫn có những ưu điểm đáng chú ý:
– Khả năng chịu lực tốt: Răng sứ kim loại có khả năng chịu lực và độ cứng cao. Loại răng này sẽ thích hợp cho việc phục hình các răng hàm phải chịu lực ăn nhai mạnh.
– Màu sắc tự nhiên: Màu sắc của răng sứ kim loại có thể được tinh chỉnh. Nhờ vậy, răng sứ có thể giống như màu của răng tự nhiên.
– Chi phí phù hợp: Một trong những ưu điểm lớn nhất của răng sứ kim loại là chi phí chi trả thấp hơn so với các loại răng sứ cao cấp khác. Điều này làm cho nó trở thành một lựa chọn phù hợp với nhiều người dùng, đặc biệt là ở Việt Nam.
2.2 Nhược điểm của thực hiện bọc răng sứ kim loại
Mặc dù răng sứ kim loại được thiết kế và sản xuất để đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng nhưng vẫn tồn tại một số nhược điểm:
– Gây đen viền nướu: Do phần sườn của răng sứ kim loại chế tạo từ kim loại, nên dễ bị oxy hóa trong môi trường axit của khoang miệng. Kết quả là sau một thời gian sử dụng, viền nướu có thể trở nên đen hoặc đen cổ răng, làm mất đi thẩm mỹ cho nụ cười.
– Tính thẩm mỹ không cao: Màu trắng đục của răng sứ kim loại không giống với màu tự nhiên của răng và không có độ trong ngà, làm giảm tính thẩm mỹ và dễ bị phát hiện là đang sử dụng răng sứ.
– Không phù hợp cho nhóm răng cửa: Do tính chất của kim loại và màu sắc không tự nhiên, răng sứ kim loại không phù hợp cho nhóm răng cửa, làm giảm tính thẩm mỹ.
– Nguy cơ dị ứng kim loại: Những người có dị ứng với kim loại sẽ không thể sử dụng răng sứ kim loại. Dị ứng có thể gây sưng đỏ, đau nhức và thậm chí chảy máu ở vùng nướu quanh răng.
– Tuổi thọ ngắn: Trung bình, răng sứ kim loại chỉ có tuổi thọ từ 5 đến 7 năm, sau đó cần phải thay mới để duy trì thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. So với răng toàn sứ có thể sử dụng được từ 15 đến 20 năm, tuổi thọ của răng sứ kim loại thấp hơn nhiều.
3. Lưu ý chăm sóc sau khi bọc răng sứ kim loại
Sau khi thực hiện bọc răng sứ kim loại, việc chăm sóc đúng cách là rất quan trọng. Điều này để duy trì thời gian sử dụng và đảm bảo sức khỏe của răng sứ. Dưới đây là một số lưu ý:
– Chế độ ăn uống: Hạn chế ăn thức ăn quá cứng hoặc dai để tránh gây hao mòn hoặc gãy răng sứ. Cũng nên hạn chế uống nước có ga và nước có màu để tránh làm đổi màu hoặc bám mảng lên bề mặt răng sứ.
– Thói quen hút thuốc: Chúng ta nên tránh hút thuốc lá. Nicotine và các chất trong thuốc lá có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến bề mặt của răng sứ.
– Nhiệt độ thức ăn: Chúng ta cần tránh ăn và uống thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh. Tiếp xúc nhiệt độ đột ngột có thể làm hỏng răng sứ.
– Chăm sóc hàng ngày: Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải có đầu lông mềm. Đồng thời, chúng ta sử dụng kem đánh răng chứa flour để bảo vệ men răng. Thay đổi bàn chải đánh răng định kỳ để không tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
– Sử dụng nước súc miệng, chỉ nha khoa: Sự kết hợp này là để làm sạch giữa các răng sứ. Tình trạng mảng bám, cao răng sẽ thuyên giảm.
Trên đây là những thông tin tổng quan về trồng răng sứ kim loại. Qua đó, hy vọng mọi người có thể quyết định cho mình có nên áp dụng phương pháp này không.