Viêm lợi trong cùng có thể để lại nhiều hậu quả nếu không được giải quyết nhanh chóng, kịp thời. Chính vì thế, bạn nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để nhận biết nhanh và điều trị phù hợp, đúng lúc với tình trạng lợi trong cùng hàm viêm, sưng nhiều nguy cơ này.
Menu xem nhanh:
1. Thông tin chung và cách nhận biết viêm lợi vùng hàm trong cùng
1.1 Viêm lợi trong cùng và những nguy hiểm
Viêm lợi (hoặc viêm nướu) là tình trạng viêm nhiễm của lợi, mô xung quanh chân răng. Đây là một bệnh lý nha khoa phổ biến ảnh hưởng đến người lớn ở mọi lứa tuổi, nhưng đặc biệt phổ biến ở những người hút thuốc lá, mắc bệnh tiểu đường hoặc mang thai.
Viêm lợi trong cùng thường gọi gọi là viêm lợi vùng răng số 8, là tình trạng viêm lợi ở khu vực răng số 8, trong cùng của hàm. So với tình trạng viêm lợi thông thường, viêm lợi trong cùng dễ xảy ra hơn do một số nguyên nhân:
– Vùng hàm trong cùng khó vệ sinh hơn so so với các vị trí khác
– Tình trạng mọc răng khôn kéo dài dễ kèm theo việc lợi bị tác động từ bên trong và sưng viêm
– Sự lây nhiễm do các vấn đề viêm nhiễm vùng họng như viêm amidan, viêm AV,…
Viêm lợi cũng có thể hình thành do nhiều nguyên nhân khác: tình trạng mảng bám, bệnh tiểu đường, khô miệng, thay đổi nội tiết, suy giảm miễn dịch,…
Viêm lợi trong giai đoạn đầu thường chỉ gây ảnh hưởng nhẹ và cảm giác khó chịu với người bệnh. Tuy nhiên, nếu không được quan tâm và điều trị, viêm lợi dễ tiến triển thành viêm nha chu, có thể hình thành những hậu quả nghiêm trọng như: tiêu xương ổ răng, mất răng, nhiễm trùng hô hấp,… Với phụ nữ mang thai, tình trạng viêm nha chu cũng được cảnh báo có khả năng tăng nguy cơ sinh non và sinh con thiếu cân.
1.2. Nhận biết nhanh viêm lợi trong cùng
Viêm lợi nói chung và viêm lợi trong cùng không khó nhận ra. Theo từng giai đoạn và thời kỳ của viêm lợi mà những biểu hiện của bệnh cũng có một số thay đổi và khác biệt nhất định:
1.2.1. Giai đoạn đầu (viêm lợi nhẹ)
– Lợi sưng đỏ, hơi mềm và dễ chảy máu khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa.
– Lợi có thể hơi nhạy cảm khi ăn thức ăn nóng hoặc lạnh.
– Hơi thở có thể hơi hôi.
1.2.2. Giai đoạn giữa (viêm lợi cấp tính)
– Lợi sưng đỏ, mềm và chảy máu dễ dàng, thậm chí chảy máu tự nhiên.
– Lợi có thể tách khỏi răng, tạo thành khe hở giữa lợi và răng (với trường hợp có răng cuối hàm)
– Răng có thể hơi lung lay (với răng cuối hàm).
– Hơi thở có mùi hôi nặng.
1.2.3. Giai đoạn nặng (viêm nha chu)
– Lợi sưng đỏ, mềm, chảy máu nhiều, có thể có mủ.
– Lợi tụt rõ rệt, lộ chân răng (khi trong cùng hàm đã có răng).
– Răng gắn với lợi viêm bị lung lay nhiều, có thể rụng nếu không điều trị.
– Xuất hiện các túi mủ sâu giữa lợi và răng.
– Hơi thở có mùi hôi rất nặng.
1.2.4. Một số trường hợp khác
Ngoài ra, ở một số đối tượng, viêm lợi có thể có những biểu hiện khác nhau:
– Phụ nữ mang thai: lợi có thể dễ bị sưng đỏ, chảy máu do thay đổi nội tiết tố. Đây gọi là viêm lợi do mang thai.
– Trẻ em: Trẻ em có thể bị viêm lợi do vệ sinh răng miệng kém hoặc do mọc răng.
– Người cao tuổi: Người cao tuổi có thể dễ bị viêm lợi do sức đề kháng yếu, giảm tiết nước bọt và sử dụng nhiều thuốc.
Cần lưu ý rằng, những thông tin dấu hiệu này chỉ mang tính tham khảo chung. Để biết chính xác tình trạng viêm lợi trong cùng của bản thân, bạn nên đi khám nha sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
2. Điều trị viêm lợi trong cùng
Việc điều trị viêm lợi phía trong cùng được các bác sĩ nha khoa chỉ định tùy theo nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số phương pháp phổ biến có thể được nhắc đến như:
2.1. Vệ sinh răng miệng chuyên khoa
Với mọi tình trạng viêm lợi, việc vệ sinh răng miệng đều là điều cần thiết và là bước đầu tiên trong điều trị. Các bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ mảng bám và cao răng khỏi bề mặt răng, đặc biệt là ở vùng trong cùng hàm, nơi khó vệ sinh bằng bàn chải và chỉ nha khoa thông thường.
2.2. Sử dụng thuốc
Các thuốc có thể được kê như:
– Thuốc kháng viêm: Có thể được kê đơn dưới dạng thuốc uống hoặc thuốc bôi tại chỗ để giảm sưng và đau.
– Thuốc kháng sinh: sử dụng nhằm điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn.
– Nước súc miệng kháng khuẩn: Giúp tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn.
Tình trạng viêm lợi cho việc mọc răng thường kèm theo tình trạng sưng đau, thậm chí là sốt. Tùy tình trạng của người bệnh mà bác sĩ có
thể chỉ định thuốc phù hợp nhằm điều trị các triệu chứng hiện tại mà họ đang gặp phải.
2.3. Thay đổi lối sống
Bên cạnh các chỉ định được các bác sĩ nha khoa thực hiện trên đây, việc thay đổi lối sống tích cực đôi khi cũng là một phần trong việc điều trị viêm lợi trong cùng:
– Vệ sinh răng miệng tốt: Chải răng tối thiểu mỗi ngày 2 lần, sử dụng chỉ nha khoa làm sạch mảng bám giữa các kẽ răng, dùng nước súc miệng diệt khuẩn hằng ngày.
– Chế độ ăn uống hợp lý: Ăn nhiều trái cây, rau xanh và hạn chế các loại đồ kích thích, đồ ngọt, thức ăn cứng.
– Bỏ thuốc lá: Hút thuốc lá làm giảm khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể và khiến tình trạng viêm lợi trở nên tồi tệ hơn.
– Kiểm soát tốt các bệnh lý nền: Các bệnh lý như tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm lợi và khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
– Khám nha định kỳ phòng bệnh lý
2.4. Phương pháp điều trị khác
– Phẫu thuật: Trong một số trường hợp viêm lợi nặng, nha sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để loại bỏ các mô lợi bị tổn thương và tạo hình lại lợi.
– Ghép lợi: Nếu lợi bị tiêu hủy nghiêm trọng, nha sĩ có thể đề nghị ghép lợi để phục hồi mô lợi bị mất.
Tuy nhiên, cần hết sức lưu ý rằng, những chỉ định trên chỉ được thực hiện từ chỉ định của bác sĩ sau khi người bệnh đã được thăm khám kỹ lưỡng, nhận định bệnh lý cẩn trọng. Người bệnh không nên tự ý điều trị, tránh những nguy cơ biến chứng không mong muốn xảy ra.
Nhìn chung, viêm lợi trong cùng là một trong những bệnh lý răng miệng dễ bắt gặp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ khi không được điều trị kịp thời, phù hợp, đúng bệnh. Do đó, khi có hiện tượng viêm lợi, bạn nên sớm đến các cơ sở Răng Hàm Mặt uy tín để được thăm khám và chỉ định điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, cần sớm phòng ngừa bệnh lý này bằng việc vệ sinh răng miệng đúng cách, khám nha định kỳ phát hiện sớm nguy cơ và đẩy lùi bệnh liên quan.