Chào bạn, bác sĩ xin được giải đáp câu hỏi của bạn như sau:
Thứ nhất, mặc dù điều trị nội khoa (tức là dùng thuốc kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt) được áp dụng cho những viên sỏi có kích thước bé, tuy nhiên, không phải sỏi bé nào cũng dùng thuốc là hết. Cần căn cứ vào loại sỏi, vị trí sỏi… thông qua chụp chiếu, xét nghiệm để có phương pháp điều trị phù hợp. Do đó, nếu chỉ thông qua kích thước của viên sỏi thì bác sĩ chưa có đủ thông tin cần thiết để khẳng định chắc chắn được là có cần can thiệp ngoại khoa hay không.
Thứ hai, về nguyên tắc điều trị nội khoa, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc như sau:
– Thuốc giảm đau điều trị tình trạng đau do sỏi tắc nghẽn: Bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc kháng viêm, có thể giảm được đau đồng thời giảm phù nề niệu quản, sỏi sẽ tự ra ngoài dễ dàng hơn.
– Thuốc giãn cơ trơn đường tiểu để sỏi tự đi ra ngoài: Có hai loại đó là thuốc uống hoặc tiêm. Thông thường, sỏi bé sẽ được chỉ định sử dụng thuốc ức chế kênh canxi, đi kèm với thuốc ức chế thụ thể alpha để cùng đẩy sỏi ra ngoài theo đường tự nhiên.
– Thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định nếu bệnh nhân có triệu chứng của viêm nhiễm đường tiểu.
Do đó, tốt nhất bạn cần đến cơ sở uy tín, tiến hành chụp chiếu và xét nghiệm để bác sĩ chuyên khoa xác định chính xác tình trạng sỏi để đưa ra phương án điều trị hiệu quả nhất, đồng thời kê thuốc và hướng dẫn chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý trong điều trị nội khoa (nếu có).
Chúc các bạn luôn khỏe!