Dấu hiệu băng huyết sau sinh nguyên nhân chính cần biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Dấu hiệu băng huyết sau sinh là gì? Đây là thông tin cần tìm hiểu vì băng huyết là nguyên nhân chính khiến cho 3-8% sản phụ tử vong. Việc nhận diện các dấu hiệu sẽ giúp có cách xử trí đúng đắn cấp cứu sản phụ kịp thời.

Băng huyết sau sinh là nguyên nhân chính khiến cho 3-8% sản phụ tử vong.

Băng huyết là nguyên nhân chính khiến cho 3-8% sản phụ tử vong.

1. Băng huyết sau sinh là gì?

Đây là hiện tượng đường sinh dục của mẹ chảy máu liên tục trong vòng 24 giờ sau sinh, số lượng hơn 500ml máu hoặc là hơn 1% lượng máu cơ thể. Với thể trạng của những thai phụ Việt Nam thường bị thiếu máu khi mang thai, thì chỉ mất khoảng 200-300ml máu cũng đã rất nguy hiểm.
Nguyên nhân của băng huyết sau sinh có thể do thai nhi to, do sản phụ bị rối loạn đông máu mà không biết, do thời gian chuyển dạ của mẹ dài, do mẹ đã từng nạo hút thai khiến niêm mạc tử cung bị viêm nhiễm, sản phụ nhiễm trùng ối, mang đa thai, nhau thai bất thường…

2. Dấu hiệu băng huyết sau sinh

– Máu chảy nhiều qua âm đạo, một số trường hợp máu chảy ít nhưng kéo dài.
– Sau khi sinh bình thường mẹ sẽ thấy tử cung co lại rất rắn chắc, nhưng nếu như mẹ thấy tử cung mềm nhão thì nên lưu ý, báo với bác sĩ ngay.
– Sản phụ cảm thấy choáng váng, mệt mỏi, vã mồ hôi, tim đập nhanh, da xanh nhợt, tím tái, khát nước…

 Sản phụ cảm thấy choáng váng, mệt mỏi, vã mồ hôi, tim đập nhanh, da xanh nhợt

Sản phụ cảm thấy choáng váng, mệt mỏi, vã mồ hôi, tim đập nhanh, da xanh nhợt

3. Hướng xử trí khi thấy các dấu hiệu băng huyết sau sinh

Khi máu ra nhiều quá, sức khỏe bệnh nhân suy sụp nhanh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Gặp trường hợp này, bệnh nhân ở xa trung tâm y tế, nếu chưa cấp cứu được thì nên kịp thời giải quyết với cách sau:
– Sản phụ phải nằm yên, nằm thẳng, khép hai chân lên nhau, không gối đầu cao không cử động.
– Không được nói to, giữ yên tĩnh xung quanh, không nên có những tiếng động mạnh.
– Không đưa những câu chuyện sợ hãi nói với sản phụ.
– Nơi nằm của sản phụ lúc này cần thoáng khí, không đóng cửa kín mít nhưng không được để gió lùa vào mạnh, không để nhiều người vây quanh.
Khi đã đến được cơ sở y tế:
– Người bệnh cần được hồi sức tích cực, truyền máu, điều chỉnh rối loạn đông cầm máu nếu có.
– Đảm bảo lòng tử cung sạch (không còn nhau), xoa đáy tử cung, dùng thuốc giúp tử cung gò tốt.
– Kiểm tra tử cung, cổ tử cung, âm đạo nhằm phát hiện được những tổn thương.
– Khi các bước điều trị nội khoa không can thiệp được, cần phẫu thuật, thậm chí có thể phải cắt tử cung.

4. Phòng tránh băng huyết sau sinh

– Cách tốt nhất là thai phụ nên đi khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để được phát hiện kịp thời và xử trí đúng cách.

Nên đi khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để được phát hiện kịp thời và xử trí đúng cách

Nên đi khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để được phát hiện kịp thời và xử trí đúng cách

– Mẹ bầu nên chú ý dinh dưỡng khi mang thai, bổ sung nhiều thực phẩm chứa nhiều chất sắt, uống thêm thuốc sắt nếu được bác sĩ chỉ định.
– Trong suốt giai đoạn hậu sản, sản phụ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi cẩn thận, giữ tâm trạng ổn định, ăn uống điều độ hợp lý, tránh stress, tức giận…
– Giữ vùng kín sạch sẽ không đặt bất cứ vật gì vào âm đạo tránh nhiễm trùng.
– Tuyệt đối kiêng quan hệ vợ chồng nếu thấy sản dịch vẫn còn.
Dấu hiệu băng huyết sau sinh cùng với những thông tin liên quan hi vọng đã giúp bạn đọc có được những chia sẻ hữu ích.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital