Trang chủ » Hỏi đáp chuyên gia » Nhi khoa » Trẻ 4 tuổi bị nhiệt miệng thường xuyên cần làm gì?

Thanh Mai Nhi khoa Đã hỏi: Ngày 03/04/2023

Trẻ 4 tuổi bị nhiệt miệng thường xuyên cần làm gì?

Em chào bác sĩ. Hiện tại con nhà em 4 tuổi nhưng thường xuyên bị nhiệt miệng. Em biết nhiệt miệng có thể tự khỏi nhưng em muốn hỏi bác sĩ là nên làm gì khi trẻ 4 tuổi bị nhiệt miệng thường xuyên để giúp trẻ nhanh lành vết thương và phòng nhiệt miệng cho con ạ? Em cảm ơn bác sĩ.

0 bình luận 1.943 lượt xem
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc - Thu Cuc Hospital
Trưởng khoa Nhi, BV ĐKQT Thu Cúc, Bác sĩ CKII – Nguyễn Thị Mai Hoa Đã trả lời: Ngày 03/04/2023
Nhi khoa

Chào bạn Thanh Mai. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chuyên mục Nhi khoa – Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI. Bạn Thanh Mai thân mến, về vấn đề trẻ 4 tuổi bị nhiệt miệng thường xuyên thì đây là tình trạng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, trong đó có trẻ em, bản chất là tình trạng niêm mạc miệng bị mất đi lớp màng nhầy bao phủ bên trên. Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân có thể gây nên nhiệt miệng, phổ biến như:

– Trẻ vô tình tắn trúng môi má lưỡi khiến niêm mạc bị loét.

– Chấn thương từ bàn chải đánh răng (chẳng hạn như trượt tay trong khi đánh răng).

– Mấu răng nhọn cọ sát với niêm mạc miệng gây loét

– Vệ sinh răng miệng kém khiến vi khuẩn trong miệng phát triển và tấn công niêm mạc miệng.

– Ăn thức ăn nóng khiến niêm mạc miệng, lưỡi bị tổn thương

– Nhiễm trùng miệng.

– Suy giảm hệ thống miễn dịch ( trẻ có thể đang mắc một bệnh nào khác).

– Thiếu vitamin, bao gồm thiếu máu do thiếu sắt và thiếu folate, kẽm hoặc vitamin B12.

– Dinh dưỡng kém.

…..

Mặc dù nhiệt miệng có thể tự khỏi sau 3 – 4 ngày, thế nhưng các vết loét thường rất gây khó chịu cho trẻ. Để giảm tình trạng nhiệt miệng nói chung và giảm khó chịu cho trẻ 4 tuổi bị nhiệt miệng thường xuyên, bạn có thể thực hiện một số biện pháp như:

– Cho trẻ súc miệng bằng nước muối loãng, ấm hằng ngày

– Bổ sung các thực phẩm mát như cam, chanh để tăng đề kháng, nhanh lành thương

– Dùng nước mật ong, lá bạc hà,…

– Cho trẻ ăn nhiều rau củ, đặc biệt là các rau có tính mát như củ cải, cà chua, rau ngót,…

Nếu tình trạng nhiệt miệng của bé không giảm sau 4 ngày, bạn hãy đưa con đi khám. Và nếu tình trạng trẻ 4 tuổi bị nhiệt miệng tái phát quá thường xuyên, bạn cũng nên thận trọng đưa trẻ đi thăm khám để kiểm tra, biết chính xác nguyên nhân.

Bên cạnh đó, để phòng ngừa nhiệt miệng cho trẻ, bạn nên:

– Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng hằng ngày, chải răng nhẹ nhàng, tránh động tác mạnh mẽ vô tình làm tổn thương niêm mạc.

– Cho trẻ súc miệng nước muối hàng ngày.

– Ăn nhiều rau xanh và các loại trái cây hàng ngày.

Trên đây là một số lời khuyên cho bạn về vấn đề nhiệt miệng ở trẻ nhỏ. Hi vọng rằng với những thông tin này sẽ giúp ích cho việc cải thiện tình trạng nhiệt miệng ở con trẻ.

Trả lời
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả
Câu hỏi liên quan
  • Dấu hiệu và cách điều trị trẻ bị dính thắng lưỡi

    Chào bác sĩ. Bé nhà tôi hiện vừa tròn 1 tuổi. Gần đây tôi thấy chái có biểu hiện hơi khó khăn lúc ăn và cả lúc cử động lưỡi. Không biết có phải con bị dính thắng lưỡi không. Nếu đúng thì làm sao để điều trị ạ?

  • Trẻ bị đau bụng nên ăn gì và không nên ăn những thực phẩm nào?

    Thưa bác sĩ! Con gái tôi 9 tuổi, gần đây cháu thường kêu đau bụng và bị đi ngoài. Tôi muốn nhờ bác sĩ tư vấn trẻ bị đau bụng nên ăn gì? Và cần tránh những thực phẩm gì?

  • Có nên nhỏ nước muối sinh lý hàng ngày cho trẻ?

    Thưa bác sĩ, con gái tôi 11 tháng tuổi, tôi thường nhỏ nước muối sinh lý hàng ngày cho cháu mỗi lúc tắm xong hoặc sáng sớm vệ sinh mặt mũi. Chị chồng tôi lại khuyên tôi không nên làm như vậy. Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi có nên nhỏ nước muối sinh lý hàng ngày cho trẻ không? Tôi xin cảm ơn!

  • Chữa bệnh viêm mũi ở trẻ em khó chịu vùng mũi

    Xin chào bác sĩ bệnh viện Thu Cúc, mấy ngày gần đây thời tiết ở miền bắc thất thường, đang nắng nóng 37-38 độ C lại đổ mưa nhiệt độ giảm còn 30-31 độ C khiến cho con tôi bị ngứa mũi, khó chịu vùng mũi. Bác sĩ tư vấn giúp tôi cách phòng và chữa bệnh viêm mũi ở trẻ em. Xin cảm ơn.

  • Chữa viêm tai giữa trẻ em như thế nào?

    Xin chào chuyên mục tư vấn sức khỏe bệnh viện Thu Cúc, hôm trước đến nhà cô bạn thân chơi, nghe kể chuyện bé Bông nhà cô ấy bị viêm tai giữa cấp, nghe nói bệnh này trẻ nhỏ cũng rất dễ mắc phải. Chuyên mục có thể giải thích rõ cho tôi biết làm thế nào để phát hiện ra trẻ bị viêm tai giữa và cách chữa viêm tai giữa trẻ em như thế nào?

  • Cách phân biệt giãn ruột sinh lý và táo bón ở trẻ

    Cháu chào bác sĩ, bác sĩ cho cháu hỏi tình trạng giãn ruột sinh lý ở trẻ em có khác gì táo bón không ạ? Làm thế nào để biết bé đang bị giãn ruột sinh lý chứ không phải táo bón ạ?

  • Nhận biết bé yêu bị sốt do mọc răng

    Chào bác sĩ, bé nhà em đã được hơn 6 tháng tuổi. Mấy hôm nay bé có dấu hiệu sốt nhưng em không biết có phải do mọc răng không. Vậy làm thế nào để biết bé có đang sốt mọc răng hay không ạ?

  • Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà

    Chào bác sĩ, bé nhà em bắt đầu xuất hiện những vết mụn nước ở toàn thân nhưng nhiều nhất là trong miệng, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Em nghĩ đây là bệnh tay chân miệng. Vậy có cách nào để điều trị bệnh tại nhà không ạ?

  • Nguyên nhân trẻ bị ngứa lòng bàn chân khi trời lạnh?

    Em chào bác sĩ ạ. Bác sĩ cho em hỏi hiện con em được 5 tuổi, cháu ăn uống bình thường, nhưng khi trời lạnh hoặc chuyển mát cháu liên tục kêu ngứa lòng bàn chân và gãi thì có nổi mụn nước li ti. Xin hỏi nguyên nhân trẻ bị ngứa lòng bàn chân như vậy là do đâu ạ?

  • Cách khắc phục tình trạng đầy hơi chướng bụng ở trẻ

    Chào bác sĩ, gần đây bé nhà em bị chướng bụng, con không thể xì hơi, bỏ bú. Vậy có cách nào khắc phục tình trạng này không ạ?

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital