Trang chủ » Hỏi đáp chuyên gia » Tai - Mũi - Họng » Trẻ 10 tháng tuổi có phẫu thuật chẻ lưỡi gà được không?

Phạm Thị Hương Giang Tai - Mũi - Họng Đã hỏi: Ngày 04/03/2021

Trẻ 10 tháng tuổi có phẫu thuật chẻ lưỡi gà được không?

Chào bác sĩ, con cháu được 10 tháng tuổi bị chẻ lưỡi gà. Cháu muốn cho bé phẫu thuật nên muốn tham khảo ý kiến bác sĩ là việc phẫu thuật vào độ tuổi nào để không bị ảnh hưởng đến giọng nói, hay phát âm của trẻ khi lớn?

8 bình luận 7.069 lượt xem
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc - Thu Cuc Hospital
Trưởng khoa Tai mũi họng – Bác sĩ, thầy thuốc ưu tú Dương Văn Tiến Đã trả lời: Ngày 04/03/2021
Tai - Mũi - Họng

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chuyên khoa Tai-Mũi-họng Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, tôi xin giải đáp câu hỏi của bạn như sau:

Lưỡi gà là cấu trúc giải phẫu nằm ở phía sau cùng của khẩu cái mềm, có cấu tạo ở ngoài cùng là lớp niêm mạc, bao phủ lên lớp cân và cơ ở phía trong. Chức năng của lưỡi gà là thực hiện đóng eo họng khi nuốt, mở ra trong khi hít thở và tham gia vào chức năng phát âm.

Chẻ lưỡi gà là một trong những dị tật của trẻ sơ sinh, có thể ảnh hưởng đến quá trình ăn uống hàng ngày của bé. Trẻ rất dễ bị sặc, thức ăn dễ bị trào lên mũi bởi vì eo họng không đóng lại khi nuốt. Ngoài ra, dị tật này có thể ảnh hưởng đến phát âm của trẻ. Thông thường, với trẻ bị bệnh chẻ lưỡi sẽ được bác sĩ khuyên điều trị bằng phẫu thuật từ khi trẻ trong độ tuổi 15 – 30 tháng tuổi. Do đó, với độ tuổi của con bạn phẫu thuật chẻ lưỡi gà chưa thích hợp. Bạn nên cho con đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và có phác đồ điều trị đúng nhất.

Bên cạnh đó, tôi sẽ cung cấp thêm về cách chăm sóc với trẻ bị chẻ lưỡi gà trong giai đoạn chưa thực hiện phẫu thuật. Việc chăm sóc cho bé trong giai đoạn này là việc rất quan trọng mà ba mẹ cần lưu tâm. Mẹ cần cho bé bú đúng tư thế, tư thế tốt nhất được bác sĩ khuyến khích là nên cho bé bú ở tư thế ngồi và cho bé ngậm sâu hết quầng mẹ, mục đích việc này là để hạn chế lượng sữa chảy lên mũi trẻ và sặc sữa ở trẻ.

Trả lời
Đăng ký
Thông báo về
guest
8 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả
Cường
Cường
6 tháng trước

Cho mình hỏi, bệnh viện có cắt bỏ đc phần lưỡi gà mô mềm và loại bỏ xưng viêm tạp khuẩn ở phần bên trong mô mềm được không ạ

TCI Hospital
TCI Hospital
6 tháng trước
Trả lời   Cường

Chào bạn, Việc loại bỏ phần mô mềm của lưỡi gà và xử lý viêm tạp khuẩn ở trong đó thường được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Tuy nhiên, quyết định về liệu pháp cụ thể và khả năng thực hiện phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể của trẻ và đánh giá từ bác sĩ. Nên bạn cần đưa trẻ đến khám để bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh của trẻ và đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp bạn nhé.

Trước khi quyết định thực hiện bất kỳ liệu pháp nào, quan trọng phải thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ chuyên khoa để hiểu rõ về quy trình, rủi ro và lợi ích của việc can thiệp. Điều này giúp đảm bảo an toàn và hiệu quả cho quá trình điều trị.

Phuong
Phuong
6 tháng trước

Cho e hỏi Chi phí cho 1 ca phẫu thuật chẻ lưỡi gà là khoảng bao nhiêu ạ?

TCI Hospital
TCI Hospital
6 tháng trước
Trả lời   Phuong

Chào bạn. Bạn quan tâm dịch vụ vui lòng cho bên mình xin họ và tên và số điện thoại hoặc gọi tới số: 0936388288 để nhân viên phòng tư vấn TCI liên hệ trực tiếp hỗ trợ tư vấn cho bạn cụ thể ạ!

Phuong
Phuong
5 tháng trước

48 tuổi lươi gà bị chẻ làm đôi, phat âm hơi khó khăn , hơi bị đớt , có cách nào khắc phục không

TCI Hospital
TCI Hospital
5 tháng trước
Trả lời   Phuong

Chào bạn, tình trạng lưỡi gà bị chẻ làm đôi và gây khó khăn trong phát âm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên tìm đến các phương pháp sau:

1. Khám bác sĩ chuyên khoa:
– Bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng (ENT) để được đánh giá chính xác nguyên nhân và mức độ tổn thương. Bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp dựa trên tình trạng cụ thể của bạn.

2. Phẫu thuật:
– Nếu lưỡi gà bị chẻ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng nói hoặc nuốt, phẫu thuật có thể là một lựa chọn. Bác sĩ phẫu thuật sẽ tư vấn và thực hiện các biện pháp chỉnh hình lưỡi gà để cải thiện tình trạng của bạn.

3. Liệu pháp ngôn ngữ:
– Gặp gỡ chuyên gia ngôn ngữ (speech therapist) có thể giúp bạn cải thiện kỹ năng phát âm và giọng nói thông qua các bài tập luyện tập cụ thể. Điều này đặc biệt hữu ích nếu phẫu thuật không phải là lựa chọn hoặc không hoàn toàn khắc phục được vấn đề.

4. Sử dụng thiết bị hỗ trợ:
– Trong một số trường hợp, các thiết bị hỗ trợ giọng nói có thể giúp cải thiện khả năng phát âm và giao tiếp.

5. Điều chỉnh lối sống:
– Giảm thiểu các yếu tố có thể làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn, chẳng hạn như hút thuốc hoặc uống rượu.
– Bảo vệ vùng họng và miệng khỏi các tác nhân gây hại như đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

6. Thực hiện các bài tập ngôn ngữ tại nhà:
– Thực hành các bài tập ngôn ngữ và phát âm theo hướng dẫn của chuyên gia ngôn ngữ tại nhà để duy trì và cải thiện khả năng nói của bạn.

7. Kiểm tra các yếu tố liên quan:
– Xác định và điều trị các vấn đề sức khỏe liên quan có thể gây ảnh hưởng đến tình trạng lưỡi gà, chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc các bệnh lý khác.

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hoặc lo lắng về tình trạng của mình, hãy sắp xếp lịch hẹn với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời. Chúc bạn sớm cải thiện sức khỏe và phát âm tốt hơn!

Nguyễn Anh Vũ
Nguyễn Anh Vũ
18 ngày trước

Con e mới sinh dk 15 ngày tuổi phát hiện k có lưỡi gà có phương pháp nào điều trị không ạ.

TCI Hospital
TCI Hospital
17 ngày trước
Trả lời   Nguyễn Anh Vũ

Chào bạn, Thiếu lưỡi gà (uvula) là tình trạng hiếm gặp và thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Lưỡi gà đóng vai trò quan trọng trong phát âm và nuốt, nhưng cơ thể có khả năng thích nghi tốt. Phần lớn trẻ không có lưỡi gà vẫn phát triển bình thường và ít có vấn đề lớn về chức năng nuốt hoặc nói.

Tuy nhiên, để đảm bảo không có tác động nào đến hô hấp, phát âm, hay ăn uống của bé, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa nhi hoặc tai mũi họng. Nếu cần thiết, các bác sĩ sẽ hướng dẫn và theo dõi các mốc phát triển của bé cũng như điều chỉnh các biện pháp hỗ trợ nếu cần thiết khi bé bắt đầu học nói.

Câu hỏi liên quan
  • Polyp mũi tái phát được phẫu thuật cắt polyp mũi

    Chào bác sĩ. Con trai tôi hiện giờ 7 tuổi. Lúc 6 tuổi đã được phẫu thuật cắt polyp mũi. Lúc phẫu thuật xong tôi xem lại mũi cháu thấy bác sĩ cắt 1 phần của polyp. Hiện giờ cháu cứ khịt khịt mũi, tôi nghĩ cháu bị polyp tái phát, vậy tôi có nên đưa cháu đi phẫu thuật lại không? Nếu phẫu thuật lại thì có ảnh hưởng gì không? Cảm ơn bác sĩ!

  • Cách chữa viêm họng hiệu quả không cần uống thuốc tây

    Xin chào chuyên mục tư vấn Bệnh viện Thu Cúc, do nằm điều hòa nhiều nên hai ngày hôm nay họng tôi  bị đau rát rất khó chịu. Tôi nghe nói có rất nhiều cách chữa viêm họng dùng các bài thuốc dân gian hay. Chuyên mục tư vấn giúp tôi cách chữa viêm họng hiệu quả mà không cần uống thuốc tây được không? Xin cảm ơn.

  • Cách điều trị viêm amidan với cơ thể rất nhạy cảm với thời tiết

    Xin chào chuyên mục tư vấn sức khỏe Bệnh viện Thu Cúc, bé nhà tôi rất nhạy cảm với thời tiết, hễ thay trời đang nắng nóng trở lạnh thì rất dễ bị viêm Amidan. Tôi rất lo lắng về tình trạng này của con. Chuyên mục tư vấn giúp tôi cách trị viêm amidan hiệu quả. Xin cảm ơn và mong nhận câu trả lời.

  • Cắt amidan có nguy hiểm không?

    Chào bác sĩ. Con tôi ngủ hay thở khò khè, hơi thở thường xuyên hôi dù gia đình vệ sinh miệng cho cháu thường xuyên. Tôi vừa cho bé đi khám thì được tư vấn cắt amidan theo phương pháp gây mê vì nó khá to. Tôi rất lo vì cháu còn quá nhỏ mới 1 tuổi. Xin bác sĩ tư vấn giúp cắt amidan có nguy hiểm không?

  • Bệnh viêm mũi có chữa được không

    Xin chào chuyên mục tư vấn sức khỏe bệnh viện Thu Cúc, tôi bị bệnh viêm mũi đã 7 năm nay, chữa cũng nhiều nơi, nhưng đa số tôi dùng thuốc nam, có ai mách chỗ nào chữa tốt tôi cũng cố gắng tìm đến tận nơi, tuy nhiên chỉ thời gian đầu dùng thuốc là tôi thấy đỡ, sau đó không biết có phải do nhờn thuốc hay không mà tôi lại thấy bệnh như cũ. Chuyên mục cho tôi hỏi bệnh viêm mũi có chữa được không? Xin cảm ơn.

  • Viêm họng mạn tính các dạng viêm họng mạn tính

    Chào các bác sỹ bệnh viện Thu Cúc. Tôi là Hải, 56 tuổi. Mới đây tôi có xem chương trình truyền hình về sức khỏe và được biết tới bệnh viêm họng mạn tính. Tuy nhiên, do chương trình phát nhanh nên tôi chưa kịp nắm bắt kiến thức về bệnh. Tôi viết thư này mong được các bác sỹ giải đáp rõ hơn về bệnh viêm họng mạn tính; các dạng viêm họng mạn tính và cách phòng ngừa viêm họng mạn tính như thế nào cho hiệu quả? Mong các bác sỹ giải đáp giúp. Xin cảm ơn!

  • Trào ngược dạ dày thực quản có phải nguyên nhân gây viêm họng hạt?

    Chào bác sĩ. . Em có tiền sử bị trào ngược dạ dày thực quản. Dạo gần đây em thấy bản thân ho nhiều, khàn tiếng nhẹ. Không biết có phải do trào ngược dạ dày gây ra viêm họng hạt không ạ?

  • Địa chỉ khám tai mũi họng ngoài giờ uy tín tại Hà Nội

    Chào bác sĩ. Dạo này họng tôi thấy hơi đau rát nên muốn đi khám. Nhưng tôi lại là dân văn phòng nên không thể khám giờ hành chính. Bác sĩ tư vấn giúp tôi địa chỉ khám tai mũi họng ngoài giờ tại Hà Nội với.

  • Chảy máu mũi nguyên nhân do đâu?

    Chào bác sĩ. Hôm qua khi đang ngồi làm việc thì bị chảy máu mũi. Không biết đây có phải dấu hiệu bất thường gì không ạ?

  • Ăn gì sau khi cắt amidan?

    Chào bác sĩ. Con tôi chuẩn bị phẫu thuật amidan. Bác sĩ cho hỏi sau khi làm phẫu thuật có thể ăn uống bình thường không và nên ăn gì ạ?

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital