Trang chủ » Hỏi đáp chuyên gia » Vô sinh - Hiếm muộn » Đạp xe đạp có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản ở nam giới không?

Quốc Khánh Vô sinh - Hiếm muộn Đã hỏi: Ngày 05/02/2021

Đạp xe đạp có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản ở nam giới không?

Tôi năm nay 31 tuổi, có tham gia câu lạc bộ xe đạp để rèn luyện sức khỏe. Đều đặn hàng sáng, tôi thường dành 1 tiếng để đạp xe trước khi đi làm. Tuy nhiên, gần đây lại nghe nhiều bạn bè bảo rằng, đạp xe nhiều sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới. Xin hỏi điều này có đúng không?

0 bình luận 6.172 lượt xem
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc - Thu Cuc Hospital
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Hiền Đã trả lời: Ngày 05/02/2021
Vô sinh - Hiếm muộn

Chào bạn!

Lựa chọn một môn thể thao phù hợp với sức khỏe, độ tuổi, công việc,… đối với mỗi người là rất ý nghĩa, giúp cải thiện sức khỏe nói chung và sức khỏe tình dục nói riêng.

 

Đạp xe nhiều có gây ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng hay không là câu hỏi mà nhiều nam giới thắc mắc. Hiện nay cũng chưa có nghiên cứu nào khẳng định được chắc chắn sự ảnh hưởng của đạp xe đến chất lượng tinh trùng.

 

Một số giả thuyết cho rằng khi đạp xe nhiều, ngồi một chỗ lâu có thể gây tăng nhiệt độ vùng bìu, từ đó gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng. Ngoài ra việc ngồi lâu, tì ép nhiều có thể gây ảnh hưởng đến quá trình tưới máu ở vùng bìu và cơ quan sinh dục, gây rối loạn cương dương.

 

Tuy nhiên theo một nghiên cứu gần đây của Đại học California Mỹ tiến hành trên 4000 người, trong đó 2.774 người đi xe đạp, 539 người bơi lội, 789 người chạy bộ thường xuyên cho thấy, những người đi xe đạp không bị ảnh hưởng đến khả năng tình dục và sức khỏe sinh sản nếu luyện tập điều độ.

 

Dù chưa có nghiên cứu nào khẳng định việc đạp xe đạp nhiều có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và tình dục hay không, nam giới cũng cần lưu ý một số điểm sau khi đạp xe để không bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe:

– Không ngồi trên xe quá lâu, chọn loại yên xe có thiết kế yên ngồi mềm, bằng phẳng đủ diện tích tiếp xúc với vùng chậu hông.

– Kiểu dáng, kích thước xe phù hợp với cơ thể, tránh để tình trạng xe quá cao hoặc quá thấp khiến bộ phận sinh dục bị cọ xát, tì ép nhiều.

– Trang phục phù hợp khi đạp xe, không chọn trang phục quá nóng, chật chội, bó sát người.

 

Tập luyện thể thao đúng cách, an toàn, cường độ thích hợp hầu như không gây ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng. Một số môn thể thao có tính đối kháng cao như đá bóng, bóng rổ… cần chú ý tránh chấn thương vùng khung chậu.

 

Hivọng những thông tin trên đã giúp bạn có được câu trả lời.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc!

Trả lời
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả
Câu hỏi liên quan
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital