Đục thủy tinh thể là bệnh lý về mắt phổ biến ở người trên 50 tuổi, tỷ lệ mắc có xu hướng tăng theo sự già hóa dân số. Theo thống kê của WHO, 51% người bị mù trên thế giới là do căn bệnh này. Nhờ sự phát triển của y học, người bệnh giờ đây đã có thể lấy lại ánh sáng bằng phẫu thuật Phaco.
Menu xem nhanh:
1. Đục thủy tinh thể là gì? Nguyên nhân, triệu chứng
1.1. Tìm hiểu về thủy tinh thể và đục thủy tinh thể
Để hiểu rõ về tình trạng đục thủy tinh thể, đầu tiên, bạn cần biết thủy tinh thể là gì? Thủy tinh thể (gọi nôm na là nhân mắt, hay lòng đen) có cấu trúc tương tự như một thấu kính có hai mặt lồi. Nó đặc quánh, trong suốt và có độ đàn hồi, nằm sau đồng tử. Nhờ thủy tinh thể, ánh sáng đi qua đồng tử sẽ hội tụ lại trên võng mạc, giúp chúng ta nhìn thấy mọi thứ. Bộ phận này không chứa các mạch máu hay dây thần kinh, nó được nuôi dưỡng nhờ quá trình thẩm thấu.
Đục thủy tinh thể (còn gọi là cườm khô, cườm đá) là bệnh lý tiến triển theo thời gian. Khi protein tập trung thành đám, nó hình thành những vùng mờ đục trên thủy tinh thể, làm ánh sáng đi qua bị tán xạ, giảm khả năng đi đến võng mạc. Do đó, người bệnh nhìn mờ dần, bị đỏ mắt, đau nhức mắt, đầu, tăng nhãn áp, thậm chí mù lòa.
1.2. Top 7 nguyên nhân hàng đầu gây bệnh
Tình trạng thủy tinh thể xuất hiện vùng mờ được cho là do 7 nhóm nguyên nhân sâu xa sau đây:
– Tuổi tác: Nguyên nhân hàng đầu khiến thủy tinh thể xuất hiện vùng đục là do con người già đi. Theo thời gian, sự tích tự protein trong thủy tinh thể ngày càng nhiều. Thông thường, hiện tượng thủy tinh thể bị đục do tuổi tác thường xuất hiện từ tuổi ngoài 50.
– Di truyền: Nếu khi sinh ra bạn đã mang gen làm thủy tinh thể bị đục thì ngay từ lúc nhỏ hoặc những năm đầu trưởng thành, bệnh đã có thể phát triển.
– Bị chấn thương: Chấn thương ở mắt, nếu tổn thương đến thủy tinh thể cũng sẽ gây ra bệnh.
– Tiếp xúc tia cực tím: Tia UV từ ánh mặt trời có thể làm tổn thương thủy tinh thể. Nếu bạn đi ra ngoài vào giữa trưa nắng mà không bảo vệ mắt, bạn có nguy cơ khởi phát bệnh.
– Bệnh lý: Những người mắc các bệnh như đái tháo đường, thừa cân, huyết áp cao có nguy cơ bị tăng protein ở thủy tinh thể nhiều hơn người khác.
– Dùng thuốc chứa Steroid: Nếu sử dụng thuốc chứa Steroid, thủy tinh thể sẽ bị ảnh hưởng xấu, dần hình thành bệnh.
– Hút thuốc, uống rượu: Chất kích thích có trong rượu, bia, thuốc lá làm tăng stress, thúc đẩy quá trình lão hóa của cơ thể nói chung, từ đó ảnh hưởng đến các chức năng, trong đó có chức năng của thủy tinh thể.
2. Triệu chứng đục thủy tinh thể thường thấy
Bệnh lý đáy mắt này thường phát triển chậm và không gây đau đớn. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu đặc trưng mà người bệnh có thể nhận thấy:
– Thị lực mờ dần: Triệu chứng phổ biến nhất là bạn cảm giác bạn nhìn thấy mọi vật qua một tấm kính mờ, mặc dù sự thật không có gì ngăn cách.
– Nhạy cảm với ánh sáng: Ánh sáng chói có thể gây khó chịu hoặc làm chói mắt nhiều hơn bình thường.
– Khó nhìn vào ban đêm: Lái xe ban đêm trở nên khó khăn hơn do đèn pha của xe đối diện gây chói mắt.
– Nhìn đôi: Một vật có thể hiện lên hai hình ảnh giống nhau khi nhìn bằng một mắt.
– Thay đổi màu sắc: Màu sắc có thể trở nên nhạt hơn hoặc có vẻ ngả vàng so với vật thật.
– Thay đổi độ cận thị: Người bệnh có thể cảm thấy cần thay đổi kính thường xuyên hơn.
– Khó đọc chữ nhỏ: Việc đọc sách báo hoặc nhìn màn hình điện thoại trở nên khó khăn hơn.
– Nhìn thấy quầng sáng: Xung quanh các nguồn sáng có thể xuất hiện quầng sáng mờ.
3. Phân độ bệnh, lý giải khi nào cần phẫu thuật Phaco
3.1. Phân loại mức độ
Hiện tượng thủy tinh thể đục được phân loại thành các cấp độ theo mức nghiêm trọng của từng trường hợp. Thông thường, người ta chia bệnh này thành 4 độ khác nhau như sau:
– Độ nhẹ: Đục nhẹ, thị lực chưa bị ảnh hưởng nhiều, người bệnh chỉ cảm thấy hình ảnh hơi mờ.
– Độ trung bình: Đục rõ, thị lực bắt đầu bị ảnh hưởng, người bệnh gặp khó khăn khi đọc sách, lái xe ban đêm.
– Độ tiến triển: Vùng đục lan rộng, thị lực bị giảm đáng kể, gây ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày.
– Độ nặng: Thủy tinh thể đục hoàn toàn, người bệnh chỉ còn phân biệt được sáng và tối.
3.2. Khi nào cần phẫu thuật Phaco điều trị đục thủy tinh thể
Không phải tất cả các trường hợp thủy tinh thể đục là cần phẫu thuật ngay. Trong giai đoạn nhẹ, bác sĩ có thể đề xuất các biện pháp bảo tồn như sử dụng kính, tăng nguồn sáng, điều chỉnh chế độ ăn, sử dụng thuốc nhỏ mắt đục thủy tinh thể như Tobidex, Kry Uni, Taurine Solopharm 4%…
Việc xác định nên mổ thủy tinh thể hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó, mức độ bệnh là yếu tố quan trọng. Trong những trường hợp sau đây, bạn nên cân nhắc phẫu thuật:
– Thủy tinh thể đục từ độ 2 trở lên, làm ảnh hưởng đến khả năng đọc sách, lái xe(chỉ số thị lực giảm xuống dưới 20/40 (tương đương 6/12, theo thang đo quốc tế).
– Việc thay đổi kính hoặc tăng ánh sáng không đem lại hiệu quả.
– Thị lực suy giảm làm ảnh hưởng nhiều đến các sinh hoạt thường ngày.
– Tình trạng bệnh làm cản trở việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý khác ở đáy mắt, điển hình là bệnh võng mạc đái tháo đường.
– Trẻ em bị bẩm sinh…
3.3. Phương pháp phẫu thuật Phaco ở Thu Cúc TCI
TCI là một trong những đơn vị ứng dụng công nghệ Phaco vào điều trị bệnh lý thủy tinh thể và mang tới đôi mắt sáng cho nhiều người bệnh. Đến nay, phương pháp phẫu thuật Phaco điều trị thủy tinh thể đã được chứng minh là một phương pháp có nhiều ưu điểm vượt trội như:
– An toàn, hiện đại.
– Hiệu quả, không đau
– Ít tổn thương, nhanh lành
– Không cần khâu.
– Không cần lưu viện, đồng thời giúp cải thiện chất lượng thị lực đáng kể.
Hiện nay, các bác sĩ giàu kinh nghiệm tại chuyên khoa Mắt TCI đã ứng dụng thuần thục phương pháp này và điều trị thành công, giúp cho rất nhiều bệnh nhân lấy lại thị lực tối đa. Nhóm đối tượng được mổ Phaco phổ biến trong các độ tuổi 50, 60, 70 và cả 80.
Khi bị đục thủy tinh thể, bạn nên tìm hiểu rõ về bệnh, từ các triệu chứng cụ thể, có thể nhận định mức độ bệnh, chủ động khám và điều trị đúng cách. Nếu cần phẫu thuật, bạn không nên trì hoãn, lựa chọn mổ Phaco từ sớm để lấy lại đôi mắt tinh anh tại TCI ngay hôm nay!