Menu xem nhanh:
Ung thư tuyến tụy và những điều cần biết
Tuyến tụy là tuyến quan trọng để điều hòa đường huyết trong máu và tiêu hóa thức ăn nên sự phát triển khối u tuyến tụy ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng tiêu hóa của bạn. Bệnh nhân ung thư tuyến tụy hay gặp một số vấn đề về ăn uống như:
– Rối loạn tiêu hóa: tuyến tụy không sản xuất đủ enzyme tiêu hóa, đặc biệt là các chất béo sẽ khiến việc hấp thu các chất dinh dưỡng trở lên khó khăn hơn.
– Người bệnh dễ bị tiêu chảy, đầy hơi…
– Sút cân không kiểm soát được với các triệu chứng toàn thân như buồn nôn, ói mửa…
Mệt mỏi, đau và chán ăn là những triệu chứng phổ biến của ung thư tuyến tụy nói riêng và ung thư nói chung, đặc biệt là trong giai đoạn cuối bao gồm cả bệnh ung thư biểu mô tuyến tụy.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này và vai trò của chế độ ăn lúc này là vô cùng quan trọng. Những nguyên nhân chính dẫn tới ảnh hưởng về ăn uống có thể do: chán ăn, hấp thụ kém, khó tiếp nhận chất dinh dưỡng, suy tuyến tụy ngoại tiết, hội chứng suy giảm sức khỏe Cachexia hoặc giảm cơ…
Do khối u ảnh hưởng đến vấn đề tiêu hóa nên người bệnh thường khó có thể ăn uống ngon miệng, thoải mái do đó cần xây dựng thực đơn khoa học để cân bằng dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời trong kế hoạch điều trị của bệnh nhân ung thư tuyến tụy cũng nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để đánh giá tình trạng suy tuyến tụy nếu có.
Bệnh nhân ung thư tuyến tụy nên ăn gì?
Bệnh nhân ung thư tụy nên có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, giảm thời gian chế biến để giữ nguyên chất dinh dưỡng trong thức ăn. Những thực phẩm dành cho bệnh nhân ung thư tuyến tụy là:
Ung thư tuyến tụy nên ăn thực phẩm gì? – Rau xanh, hoa quả tươi
Quỹ ung thư Thế giới khuyến cáo rau xanh, hoa quả tươi là những thực phẩm cần có trong bữa ăn hàng ngày của bệnh nhân ung thư nói chung. Người bệnh chú ý nên chế biến các loại rau như luộc, qua chế biến hơn là ăn sống.
Các loại thực phẩm được khuyên dùng là quả việt quất, rau họ cải, cam…
Ung thư tuyến tụy nên ăn thực phẩm gì? – Thực phẩm giàu protein
Giúp cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, cải thiện thể trạng người bệnh. Một số loại thực phẩm được khuyên dùng là cá, thịt nạc, thịt gia cầm, trứng, sữa…
Ung thư tuyến tụy nên ăn thực phẩm gì? – Thực phẩm tinh bột, chất xơ cao
Các loại thực phẩm này ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, bao gồm khoai tây, đậu lăng, cháo bột yến mạch…
Ung thư tuyến tụy nên ăn thực phẩm gì? – Chất béo lành mạnh
Cần thiết cho cơ thể để duy trì nhiệt độ, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Chất béo lành mạnh bao gồm dầu ô liu, bơ…
Những nguyên tắc dinh dưỡng người bệnh cần nhớ
Những thực phẩm người bệnh ung thư tuyến tụy nên kiêng
Bên cạnh những thực phẩm nên bổ sung, người bệnh ung thư tuyến tụy cũng nên hạn chế một số thực phẩm sau đây:
– Những thực phẩm chiên xào, đồ nhiều dầu mỡ, đặc biệt là các đồ chế biến sẵn
– Những thực phẩm chứa cồn như rượu bia, hoặc đồ lên men: Đây là những dòng thực phẩm “ruột” của tế bào ung thư, tạo điều kiện để chúng phát triển nên cần hạn chế.
– Hạn chế sử dụng quá nhiều thịt đỏ bởi trong thịt có chứa một số hoạt chất làm đẩy mạnh sự phát triển của ung thư.
– Hạn chế tối đa sử dụng những thực phẩm khô, nặng mùi hoặc quá cứng: Bởi trong quá trình điều trị đường ruột thì sẽ bị hóa chất làm ảnh hưởng hoặc tổn thương, những thực phẩm dạng quá khô hoặc quá cứng có thể làm tăng áp lực đến hệ tiêu hóa dẫn tới việc bổ sung dinh dưỡng gặp nhiều khó khăn.
Những nguyên tắc ăn uống quan trọng cần nhớ
Bên cạnh cân bằng dinh dưỡng, người bệnh cần nhớ một số nguyên tắc sau:
– Ăn lỏng, dễ tiêu hóa, ăn làm nhiều bữa nhỏ, không nên ăn nhiều mà nên chia ra làm nhiều bữa nhỏ trong ngày.
– Hỏi bác sĩ về việc bổ sung men tụy để làm giảm rối loạn tiêu hóa.
– Uống nhiều nước trái cây tự nhiên: cung cấp đầy đủ vitamin tổng hợp cho cơ thể, tránh tình trạng mất nước…
Trên đây là một số thông tin tham khảo bệnh nhân ung thư tuyến tụy nên ăn gì. Thực tế, ăn uống cho bệnh nhân ung thư tuyến tụy như thế nào còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt là thể trạng cũng như phương pháp điều trị hiện tại của người bệnh. Để tìm cho mình chế độ ăn hợp lý nhất, bạn cần tham khảo ý kiến tư vấn trực tiếp của bác sĩ điều trị.