Chào bác sĩ. Tôi có thói quen tập gym hàng ngày nhưng vừa bị thoát vị đĩa đệm nên tạm dừng tập. Hiện tại tôi đang dùng thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm, thấy triệu chứng bệnh cũng đã giảm dần. Xin hỏi bác sĩ, bị thoát vị đĩa đệm có tập gym được không? Nếu được thì nên tập như thế nào ạ?
Trần Duy Phương (Ba Đình, HN)
Trả lời
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Hệ thống Y tế Thu Cúc. Chúng tôi xin chia sẻ cùng bạn những băn khoăn, thắc mắc xung quanh vấn đề về thoát vị đĩa đệm.
Không chỉ riêng bạn mà rất nhiều người khi mắc căn bệnh này đều băn khoăn thoát vị đĩa đệm có tập gym được không. Gym là một môn thể dục được rất nhiều người lựa chọn nhằm nâng cao sức khỏe, rèn luyện sức bền, chắc của các cơ xương khớp. Ngoài ra, nó còn giúp tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng, mệt mỏi sau một ngày làm việc.
Khi mắc các bệnh lý ở xương khớp, trong đó có thoát vị đĩa đệm, bạn vẫn có thể tập gym. Tuy nhiên có một số bài tập có thể khiến tình trạng bệnh nặng thêm, gây đau hoặc chấn thương. Do đó bạn cần hết sức chú ý trong quá trình luyện tập để không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Menu xem nhanh:
Tập gym khi bị thoát vị đĩa đệm
Trong thời gian điều trị bệnh, bạn cần tránh những bài tập gym uốn cong hoặc nâng hạ có thể gây áp lực lên phần lưng, đặc biệt là khi tập không đúng cách và tập sai tư thế.
Động tác đứng lên ngồi xuống tác động đến cơ đùi và mông cũng có thể gây chấn thương phần lưng
Bạn cũng nên tránh những bài tập yêu cầu phải xoay vặn mình vì có thể gây áp lực lên cột sống và tăng nguy cơ gãy xương.
Để bài tập gym hiệu quả với bệnh thoát vị đĩa đệm thì bạn cần phải thực hiện đúng phương pháp.
- Trước khi tập gym, người bệnh phải khởi động trước khoảng 10 phút vừa làm nóng người vừa giúp tránh tình trạng tổn thương cơ, căng cơ.
- Tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn tập luyện của bác sĩ hoặc huấn luyện viên.
- Tập luyện đúng cách, tuyệt đối không tập quá sức, nhiều bệnh nhân nóng vội mà khiến tình trạng bệnh càng nghiêm trọng hơn.
- Người bệnh bắt đầu với cường độ tập luyện nhẹ nhàng, sau đó tăng dần, tránh tập với cường độ mạnh có thể gây ảnh hưởng đến hệ xương khớp.
- Trong thời gian tập, nếu thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường thì bạn nên ngừng việc luyện tập, nghỉ ngơi và đến gặp bác sĩ để kiểm tra.
Các môn thể thao khác người bệnh có thể áp dụng
Ngoài tập gym, khi bị thoát vị đĩa đệm, bạn cũng có thể áp dụng các bài tập luyện khác phù hợp với tình trạng bệnh và sức khỏe như:
- Đi bộ
Đi bộ với tốc độ vừa phải và đều đặn hàng ngày có thể giúp tăng sự bền, dẻo dai của xương khớp. Tuy nhiên, bạn cũng không nên đi bộ quá lâu vì có thể khiến cơ thể mỏi mệt, xương khớp đau nhức, ảnh hưởng tới sự hồi phục của bệnh. Tốt nhất, mỗi ngày nên dành 15-30 phút đi bộ có thể giúp cơ thể thư giãn, thoải mái, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
- Tập yoga
Tập yoga cũng có lợi cho người bị thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý lựa chọn các động tác yoga phù hợp giống như lưu ý trong bài tập gym để giảm đau nhức, tránh khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
- Dưỡng sinh
Tập dưỡng sinh giúp các khớp xương dẻo dai, linh hoạt, giúp tâm trạng chúng ta được thư giãn, thoải mái hơn. Bạn có thể áp dụng các bài tập dưỡng sinh phù hợp để nâng cao sức khỏe.
Tập luyện như thế nào trong thời gian điều trị thoát vị đĩa đệm rất quan trọng. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị chính cho mình đồng thời tuân thủ theo đúng phương pháp điều trị để nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Hệ thống Y tế Thu Cúc là một trong những địa chỉ khám chữa các bệnh lý Cơ xương khớp uy tín tại Hà Nội. Với đội ngũ bác sĩ giỏi, cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, trang thiết bị y tế tân tiến, dịch vụ chu đáo, đặt hẹn nhanh chóng… đã được nhiều người bệnh tin tưởng tìm đến và đánh giá cao.