Ung thư gan là bệnh lý ung thư nhiều người mắc phải gần đây, viêm gan B và ung thư gan cũng có những mối liên hệ nhất định khiến nhiều bệnh nhân băn khoăn lo lắng. Vậy mối liên hệ giữa viêm gan B và căn bệnh nguy hiểm này là gì? Có phòng tránh và điều trị được không?
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về khái niệm viêm gan B và ung thư gan
1.1 Viêm gan B là gì?
Viêm gan B là một bệnh lý nguy hiểm tại gan, virus HBV xâm nhập vào cơ thể qua máu và gây thương tổn tới gan. Một khi virus này xâm nhập vào cơ thể đa số sẽ không khiến cơ thể bị ảnh hưởng hoặc sẽ bị loại bỏ hệ miễn dịch và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên nhiều trường hợp loại virus này không được loại bỏ dẫn tới bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe, trong đó có ung thư gan.
Gan là một trong số những cơ quan nội tạng quan trọng nhất trong cơ thể con người và có thể thực hiện với nhiều chức năng khác nhau. Hiện nay có 100 dạng bệnh lý về gan với nhiều triệu chứng khác nhau như: ung thư gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan… rất dễ gây nhầm lẫn với ung thư gan.
1.2 Khái niệm bệnh ung thư ở gan
Gan có thể xuất hiện những tế bào ác tính nguy hiểm hay còn gọi là khối u ung thư. Những tế bào ung thư có thể lây lan và xâm lấn đến các cơ quan khác.
Ở giai đoạn đầu đa số ung thư gan thường không có những triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, người bệnh cần đặc biệt lưu ý những dấu hiệu như sau: chán ăn, chậm tiêu, đầy bụng, sụt cân, vàng mắt vàng da, đau bụng sườn phải, táo bón hoặc tiêu chảy, đau vai bên phải…
Nếu ung thư gan hình thành với khối u kích thước lớn thì người bệnh có thể cảm nhận được khối u khi sờ ở sườn phải, mũi ức…
2. Tìm hiểu về liên kết giữa ung thư gan và viêm gan B
2.1 Mối liên hệ giữa bệnh ung thư gan và viêm gan B
Theo nhiều nghiên cứu thì virus có thể làm tổn thương DNA của tế bào, cũng là cơ quan giúp tế bào phân chia và phát triển do đó nếu chúng bị tổn thương có thể ảnh hưởng đến chức năng thông thường của tế bào. Loại virus này cũng thế có thể dẫn tới viêm gan và cản trở hoạt động của tế bào gan.
Hiện nay chưa có nghiên cứu trực tiếp chứng minh viêm gan B và ung thư gan có liên hệ với nhau tuy nhiên loại virus viêm gan B có thể gây thương tổn đến các tế bào ung thư bằng nhiều hình thức và dẫn tới bệnh ung thư tùy theo loại viêm gan.
2.2 Mối liên hệ giữa viêm gan B và các loại ung thư gan
Nếu mắc viêm gan B trong thời gian dài có thể dẫn tới ung thư gan và u lympho ác tính không Hodgkin.
Đối với căn bệnh này, có thể xác định nguyên nhân hàng đầu là do viêm gan B hoặc C. Đa số bệnh nhân ung thư gan có thể tiến triển từ viêm gan B, tỉ lệ từ viêm gan C thấp hơn. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể hình thành do những tổn thương về xơ gan, lạm dụng bia rượu, sử dụng những thực phẩm chứa độc tố hàng ngày hoặc thường xuyên…
3. Phòng ngừa sớm ung thư gan và viêm gan B như thế nào?
3.1 Tiêm phòng vắc xin phòng ngừa bệnh viêm gan B
Vắc xin viêm gan B được khuyến cáo tiêm cho người đi du lịch hoặc làm việc ở những nước có tỉ lệ viêm gan B cao.
Hiện nay, vắc xin viêm gan B cũng là một loại vắc xin thông dụng cho trẻ nhỏ ngay sau khi chào đời. Người trưởng thành nếu chưa mắc viêm gan cũng được bác sĩ khuyến cao nên tiêm phòng loại vắc xin này.
3.2 Phòng ngừa ung thư gan thông qua chế độ sinh hoạt, bảo vệ sức khỏe
Mỗi người khỏe mạnh đều nên thăm khám sức khỏe định kỳ 1 năm 2 lần. Đặc biệt đối với bệnh nhân có tiền sử gan yếu như: men gan tăng, mang virus viêm gan B hoặc, thường xuyên sử dụng rượu bia, có phát sinh quan hệ thường xuyên với nhiều người, sử dụng dao cạo râu để tránh lây nhiễm virus viêm gan B.
Ngoài ra đối với những bệnh nhân có nguy cơ cao thì nên thực hiện những chỉ định chuyên sâu theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên phòng ngừa căn bệnh này thông qua việc: không sử dụng chung bơm kim tiêm, bàn chải đánh răng, dao cạo râu có dính máu người bệnh, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục…
Đồng thời những bệnh nhân viêm gan B, C hoặc mắc các bệnh lý về gan khác cũng nên điều và theo dõi chặt chẽ hơn tại viện.
Người bình thường khỏe mạnh thì nên xây dựng lối sống khoa học, hạn chế bia rượu thuốc lá… và ăn uống điều độ, hạn chế những thực phẩm chiên dầu, đồ ăn nhanh để giảm áp lực lên gan.
3.3 Sàng lọc và điều trị ung thư gan từ sớm
Sàng lọc ung thư gan có thể khi người bệnh đi khám sức khỏe định kỳ hoặc khám chuyên cho gan mật mỗi năm. Thông thường người bệnh có thể được chỉ định: AFP 6 tháng 1 lần, siêu âm gan 1-2 lần/năm, chụp cắt lớp hoặc chụp cộng hưởng từ. Đặc biệt đối với những bệnh nhân trong gia đình có tiền sử người thân mắc ung thư gan.
Trong điều trị ung thư gan, việc điều trị còn gặp nhiều khó khăn bởi ngoài những thương tổn ung thư, gan còn mắc phải virus viêm gan B.
Tình trạng của bệnh nhân sẽ được bác sĩ đánh giá và lựa chọn phác đồ hiệu quả nhất để đảm bảo phù hợp với sức khỏe. Những phương pháp điều trị ung thư gan phổ biến hiện nay bao gồm: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, thuốc uống…
Ngoài ra người bệnh có thể được chỉ định ghép gan nếu không thể phẫu thuật hay điều trị nội khoa.
Trên đây là những thông tin quan trọng cần biết về bệnh ung thư gan và mối liên hệ của viêm gan b và ung thư gan. Để hiểu rõ nguyên nhân hình thành bệnh. bệnh nhân cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa.