Chào bác!
Theo như những gì bác vừa chia sẻ, rất có thể bác đang gặp phải vấn đề khô mắt, mỏi điều tiết và bị lão hóa. Thêm vào đó, mắt của bác còn bị ghèn nên mi thường bị dính mỗi khi ngủ dậy. Vì vậy, bác nên tới bệnh viện để bác sĩ thăm khám xem có bị viêm tuyến bờ mi hay không.
Ngoài ra, để ngăn ngừa tình trạng mắt khô và bị chói như vậy thì bác nên:
– Sử dụng nước muối sinh lý (nước mắt nhân tạo) khi khô mắt nặng.
Tập thói quen chớp mắt chậm và đều (khoảng 12-18 lần/phút) giúp nước mắt dàn đều, làm ẩm giác mạc
– Hạn chế để mắt tiếp xúc trực tiếp với khói bụi và ánh sáng. Nên đeo kính khi ra ngoài để bảo vệ mắt khỏi tác nhân gây hại từ môi trường. Tránh để gió như máy sấy, quạt, máy lạnh thổi trực tiếp vào mắt.
– Không thức khuya, ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày giúp mắt có thời gian nghỉ ngơi tốt nhất.
– Không hút thuốc hoặc hoặc không để khói thuốc dính trực tiếp vào mắt.
– Có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, thường xuyên bổ sung thức ăn chứa Omega-3 (có nhiều trong cá) và Beta-Carotene (trong các loại rau củ màu vàng, đỏ), tăng cường chất chống oxy hóa giúp bảo vệ mắt từ bên trong, tăng cường dinh dưỡng cho thủy tinh thể, võng mạc, tăng độ bền vững của tế bào biểu mô sắc tố võng mạc.
Nếu muốn kiểm tra kỹ hơn về tình trạng mắt của mình, các bạn có thể liên hệ với tổng đài của Thu Cúc 1900 55 88 92 để được đặt lịch thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Mắt nhé.
Cho con hỏi mẹ con bị chói mắt nhìn thấy cái gì cũng chói mắt hết là bệnh j ạ
Chào bạn, Tình trạng mắt của một người mắc chứng “bị chói mắt” có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều quan trọng là phải tham khảo ý kiến bác sĩ để chẩn đoán và điều trị chính xác. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra cảm giác chói mắt:
1. Ánh sáng mạnh: Mắt của con người có thể bị chói khi tiếp xúc với ánh sáng mạnh, như ánh nắng mặt trời hoặc đèn sáng. Đây là hiện tượng tự nhiên và thường không kéo dài.
2. Viêm kết mạc: Viêm kết mạc là tình trạng viêm nhiễm của màng ngoài của mắt, có thể gây ra cảm giác chói mắt, đỏ, và sưng.
3. Bệnh mắt như viêm nhiễm kết mạc, viêm loét giác mạc, viêm nhiễm bì mắt, hoặc các bệnh khác có thể gây ra triệu chứng chói mắt.
4. Các vấn đề về thị lực: Các vấn đề về thị lực như cận thị, loạn thị, hoặc bệnh cường độ ánh sáng có thể gây cảm giác chói mắt.
5. Tiền sử mắt: Một số người có tiền sử bệnh mắt hoặc mắt nhạy cảm hơn, dễ bị chói hơn.
6. Dùng thuốc hoặc chấn thương: Việc sử dụng một số loại thuốc hoặc bị chấn thương có thể gây chói mắt tạm thời.
Nếu trường hợp của mẹ bạn kéo dài hoặc đau đớn, bạn nên đưa mẹ bạn đến bác sĩ mắt để được tư vấn và khám phá nguyên nhân cụ thể và điều trị phù hợp.