Viêm khớp dạng thấp là bệnh nguy hiểm nếu không được điều trị sớm sẽ khiến người bệnh mang tàn tật suốt đời. Do đó, viêm khớp dạng thấp chẩn đoán và điều trị kịp thời là điều vô cùng cần thiết.
Menu xem nhanh:
1. Một số thông tin về bệnh viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp còn có tên gọi khác là viêm đa khớp dạng thấp, là bệnh mạn tính do rối loạn tự miễn trong cơ thể gây ra. Bệnh gây ra tổn thương ở màng hoạt dịch khớp, gây sưng đau và thậm chí dẫn đến phá hủy xương và biến dạng khớp. Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và công việc của người bệnh.
Bệnh phổ biến nhất ở độ tuổi từ 20 đến 40 trong đó tỷ lệ bệnh nhân nữ gấp 2-3 lần bệnh nhân nam. Điều đáng lo ngại là bệnh chưa có phương pháp điều trị triệt để. Do đó, việc phát hiện sớm và can thiệp kịp thời có vai trò vô cùng quan trọng.
Hiện nay, việc điều trị tích cực từ sớm cùng các biện pháp điều trị hữu hiệu giúp bệnh cải thiện đáng kể. Mục đích là làm chậm tiến triển của bệnh, hạn chế tàn phế và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
2. Triệu chứng của viêm khớp dạng thấp qua từng giai đoạn
Bệnh phát triển qua 4 giai đoạn chính và triệu chứng cũng có sự khác nhau.
2.1. Giai đoạn 1
Viêm màng trên khớp gây ra tình trạng sưng, đau khớp. Các tế bào miễn dịch dịch di chuyển đến vùng viêm khiến số lượng tế bào tăng nhanh trong dịch khớp.
2.2. Giai đoạn 2
Bước sang giai đoạn 2, có sự gia tăng và lan truyền của viêm trong mô ở mức độ vừa phải. Mô xương bắt đầu phát triển làm ảnh hưởng đến không gian khoang khớp và trên sụn, khiến sụn khớp bị phá hủy và các khớp bắt đầu thu hẹp do mất sụn. Trong giai đoạn thứ 2 này thường không có dị dạng khớp.
2.3. Giai đoạn 3
Giai đoạn 3, bệnh đã tiến triển nặng và gây các cơn đau nghiêm trọng. Sụn khớp trong các khớp bị tổn thương mất đi đáng kể làm lộ xương dưới sụn. Triệu chứng phổ biến ở giai đoạn 3 thường là:
– Đau khớp
– Sưng tấy
– Khả năng di chuyển, vận động hạn chế
– Cứng khớp vào sáng sớm
– Suy nhược cơ thể
– Teo cơ
– Các nốt sần dị dạng hình thành
2.4. Giai đoạn 4
Đây là giai đoạn cuối cùng, triệu chứng tiến triển rất nguy hiểm. Ở giai đoạn này, quá trình viêm giảm đi và các mô xơ, xương chùng bắt đầu hình thành khiến chức năng khớp bị đình trệ hoàn toàn.
Triệu chứng phổ biến của viêm đa khớp dạng thấp là đau khớp, xơ cứng khớp, đau nhất vào sáng sớm sau khi thức dậy hoặc sau khi không cử động trong thời gian dài. Tình trạng xơ cứng khớp cải thiện khi người bệnh cử động liên tục.
Bên cạnh đó, bệnh còn xuất hiện một số triệu chứng bao gồm:
– Bỏng, ngứa mắt
– Mệt mỏi, chán ăn, yếu ớt
– Nổi mụn nhọt ở chân
– Ngứa ran và tê tay chân
– Nhịp thở ngắn
– Nổi các nốt sần trên da
– Sốt cao
– Khớp bị đỏ, sưng tấy, nóng, mềm và biến dạng
3. Viêm khớp dạng thấp chẩn đoán bằng cách nào?
Ở giai đoạn đầu, bệnh viêm khớp dạng thấp khó chẩn đoán và dấu hiệu cảnh báo của bệnh giống với một số bệnh xương khớp khác. Triệu chứng lâm sàng ít ỏi và chỉ xuất hiện ở những giai đoạn muộn khiến viêm khớp dạng thấp chẩn đoán và điều trị gặp nhiều khó khăn.
Bước đầu tiên trong thăm khám, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra xương khớp tổng quát, cụ thể các vùng khớp đau nhức, các khớp bị đau có đối xứng nhau hay không, có xuất hiện bướu và các nốt dưới da không, có hiện tượng cứng khớp vào sáng sớm không. Sau đó sẽ thực hiện thêm một số phương pháp sau đây.
3.1. Viêm khớp dạng thấp chẩn đoán bằng xét nghiệm
– Xét nghiệm máu: mục đích xác định số lượng hồng cầu. Những người bị bệnh viêm đa khớp dạng thấp có thể có số lượng tế bào hồng cầu ở mức thấp.
– Xét nghiệm kiểm tra Protein phản ứng C
– Xét nghiệm kiểm tra kháng thể kháng nhân dương tính
– Xét nghiệm kháng thể citrulline theo chu kỳ
– Tốc độ lắng của tế bào máu (ESR): Máu đông lại nhanh chóng ở đáy ống nghiệm là dấu hiệu của bệnh
– Xét nghiệm RF
3.2. Viêm khớp dạng thấp chẩn đoán qua xét nghiệm hình ảnh
Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh chụp X-quang để theo dõi sự tiến triển của viêm khớp dạng thấp trong khớp theo thời gian. Bên cạnh đó, chụp cộng hưởng từ MRI và siêu âm cũng được áp dụng để giúp bác sĩ đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh.
4. “Điểm mặt” các phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp
Hiện nay, bệnh viêm khớp dạng thấp được điều trị bằng cách dùng thuốc, nghỉ ngơi, tập luyện và phẫu thuật với mục đích khắc phục tổn thương khớp. Tùy thuộc vào tình trạng viêm, tuổi tác, sức khỏe tổng quát và tiền sử bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp nhất.
4.1. Phương pháp điều trị nội khoa
Các loại thuốc được dùng trong điều trị viêm khớp dạng thấp với mục đích giảm đau và hạn chế cứng khớp, bao gồm:
– Thuốc giảm đau, chống viêm có thể kể đến như aspirin, ibuprofen hoặc naproxen.
– Corticosteroid ví dụ prednisone
– Thuốc giảm đau gây nghiện
Một số trường hợp phải dùng đến nhóm thuốc mạnh hơn DMARD. Cơ chế hoạt động là can thiệp hoặc ngăn chặn sự tấn công của hệ thống miễn dịch vào bên trong khớp.
Nếu đã sử dụng hai nhóm thuốc trên mà tình trạng bệnh không cải thiện, bác sĩ sẽ cân nhắc các loại thuốc sinh học.
4.2. Phẫu thuật
Nếu bệnh tiến triển nặng và gây ra các tổn thương nghiêm trọng, phẫu thuật là phương pháp được cân nhắc để phục hồi khả năng vận động của bệnh nhân.
Đây là căn bệnh nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể ngăn ngừa bằng các cách sau:
– Bỏ thuốc lá
– Duy trì cân nặng phù hợp
– Cân bằng dinh dưỡng, tăng cường các nhóm chất tốt cho xương khớp
– Thăm khám sức khỏe định kỳ, đi khám và điều trị ngay khi có triệu chứng bất thường
Viêm khớp dạng thấp chưa có phương pháp điều trị triệt để nhưng kiểm soát triệu chứng bệnh là hoàn toàn có thể. Khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo, cần thăm khám chuyên khoa Cơ xương khớp tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán đúng và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.